Công nghệ GIS trong nghiên cứu trượt lở đất

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá tai biến trượt lở đất và phân tích mối quan hệ với sử dụng đất khu vực Sa Pa - tỉnh Lào Cai (Trang 31)

GIS thực sự là một công cụ hữu hiệu để nghiên cứu và cảnh báo được những nội dung trên cần giải bài toán có nhiều tham số khác nhau như là lượng mưa, sự phân bố mưa, thành phần thạch học, cấu trúc địa chất, địa hình... Để có được lời giải, đòi hỏi phải xem xét và đánh giá nhiều các lớp thông tin cùng một lúc.Theo hướng tiếp cận địa mạo nghiên cứu tai thiên nhiên, bên cạnh vai trò phân tích các đặc trưng về hình thái khu vực (diện tích, phân bậc độ cao, CCN, CCS, độ dốc...) GIS được các nhà địa mạo sử dụng cho việc phân tích các mối liên hệ trực quan giữa một số đặc trưng địa mạo quan trọng, có thể dùng làm cơ sở cho việc phát hiện những không gian có khả năng xuất hiện tai biến.

Công nghệ GIS giúp chúng ta giải quyết các bài toán mang tính tích hợp thông tin từ nhiều lớp thông tin khác nhau một cách nhanh chóng và chính xác. Trong nghiên cứu, đánh giá các vị trí tiềm ẩn xảy ra trượt lở đất, sự liên kết giữa các lớp dữ liệu địa lý dạng vector và raster của GIS có vai trò quan trọng trong việc xác định các vị trí tiềm ẩn xảy ra trượt lở đất trong một không gian địa lý cụ thể thông qua việc tổng hợp thông tin cùng một lúc trên nhiều đối tượng nền địa lý khác nhau, như mạng

lưới thuỷ văn, đặc điểm thạch học, lớp vỏ thổ nhưỡng…. Khả năng trong lưu trữ, quản lý và tích hợp thông tin, đồng thời nó có thể đưa ra rất nhiều các phương án kết hợp khác nhau là một tính năng quan trọng có thể giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định cuối cùng cho công tác dự báo và phòng chống trượt lở đất.

Bản chất của ứng dụng GIS còn là việc xác lập mối liên hệ không gian giữa các đối tượng và hiện tượng mang thuộc tính không gian. Trong nghiên cứu xác lập sơ đồ logic cho ứng dụng GIS, người ta phải tìm được những mối liên hệ giữa các hiện tượng để từ đó xác lập các lớp thông tin cần phải đưa vào mô hình. Số lượng lớp thông tin khá nhiều, nhưng chúng thường có hệ số tương quan rất khác nhau với đối tượng nghiên cứu. Nhiệm vụ của người vận dụng cụ thể là phải định được những mối liên hệ chặt chẽ nhất để ưu tiên tìm kiếm trong khi thành lập cơ sở dữ liệu, bởi vì trong nhiều cặp tương quan bao giờ cũng có những cặp tương quan chặt chẽ nhất và có ý nghĩa quyết định nhất.

Chức năng tích hợp là thao tác không gian trong đó những lớp chuyên đề được chồng lên nhau để tạo ra một lớp chuyên đề mới chứa đựng những thông tin mới. Để rút ra những thông tin này, thao tác số học hoặc thao tác logic được vận dụng trên những lớp dữ liệu khác nhau được nhập vào. Tích hợp những lớp dữ liệu khác nhau là một quá trình bậc thang. Hai lớp dữ liệu nhập vào được tổ hợp vào một lớp trung gian, nó lại được tổ hợp với lớp thứ ba để tạo ra lớp trung gian khác. Điều này được thực hiện tới khi tất cả các lớp dữ liệu nhập vào đều được chồng lên nhau (Star, 1990).

Chồng ghép số học bao gồm các thao tác như cộng, trừ, nhân và chia. Thao tác số học được thiết lập trên mỗi giá trị của lớp dữ liệu và giá trị trên vị trí tương ứng của lớp dữ liệu thứ hai. (aronoff, 1989). Ngoài tính năng quản lý, phân tích và tích hợp các lớp thông tin, GIS còn cho phép xây dựng mô hình số độ cao (DEM) để mô phỏng địa hình thực trên cơ sở nội suy các số liệu độ cao có được từ bản đồ địa hình, từ các điểm được xác định bằng GPS. Từ đó kết hợp với ảnh VT, bản đồ địa mạo và một số loại bản đồ khác như bản đồ địa chất, bản đồ thực vật… giúp chúng ta xác định được các vị trí tiềm ẩn các dạng tai biến thiên và xây dựng được bản đồ cảnh báo.

Phương pháp hồi quy

Tận dụng thế mạnh trong việc ứng dụng VT-GIS trong nghiên cứu tai biến trượt lở đất, phương pháp hồi quy là một hướng nghiên cứu mới, với nhiều ưu điểm như việc thống kê dữ liệu đầu vào được tiến hành trực tiếp trên dữ liệu ảnh VT, sau khi hoàn tất việc thống kê dữ liệu đầu vào, GIS với thế mạnh tích hợp đa lớp thông tin sẽ tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng tai biến tại KVNC, từ đó quay ngược trở lại đánh giá so sánh, mối tương quan giữa các nhân tố gây ra tai biến trượt lở đất tại KVNC.

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá tai biến trượt lở đất và phân tích mối quan hệ với sử dụng đất khu vực Sa Pa - tỉnh Lào Cai (Trang 31)