Xác định hiện trạng trượt lở trên cơ sở tích hợp thực tế và ứng dụng viễn thám

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá tai biến trượt lở đất và phân tích mối quan hệ với sử dụng đất khu vực Sa Pa - tỉnh Lào Cai (Trang 62 - 66)

c. Địa hình nguồn gốc dòng chảy

3.2.2. Xác định hiện trạng trượt lở trên cơ sở tích hợp thực tế và ứng dụng viễn thám

thám

Việc sử dụng tư liệu ảnh VT có thể xác định được những điểm trượt lở khi giải đoán trên ảnh kết hợp với các lớp dữ liệu về địa hình, thủy văn,… Các vết trượt được tìm thấy do phát hiện những đặc điểm bất thường trên ảnh và các lớp dữ liệu như bất thường về địa hình (độ cong địa hình trên DEM), màu sắc trên ảnh (lộ các vách trượt), sự uốn khúc bất thường của một đường tụ thủy do thân trượt chắn ngang,… đã được trình bày ở chương 1.

Hình 3.2 Ảnh Landsat TM năm 2009 (trái) và SOPT năm 2010 (phải)

a) Xác định các khu vực trượt lở theo phân tích ảnh vệ tinh Spot

Xác định các vết trượt mẫu: Dựa vào các đặc điểm trên ảnh viễn thám như tone ảnh, dạng địa hình quan sát trên ảnh, kiến trúc, cấu trúc hình thái phản ánh trên ảnh, cộng thêm những dữ liệu địa hình, thủy văn dạng số để tham khảo sẽ xác định một vài điểm mà cho rằng đó nhiều khả năng là vết trượt nhất, lấy đó làm những điểm mẫu, và thu thập thêm các vết trượt do các chuyên gia xác định làm mẫu cho công tác định hình các điểm trượt lở đất khác.

Ngoài ra trong quá trình thực địa khảo sát, các vết trượt lớn được ghi lại tọa độ bằng GPS cầm tay, khi tiến hành xác định vết trượt mẫu trên ảnh vệ tinh ta tìm tới tọa độ đó và xác định chính xác vị trí của vết trượt trên ảnh, lấy đó làm vết trượt mẫu. Cụ

thể trong KVNC chọn vết trượt tại cầu Móng Sến. Trượt ở đây thuộc loại trượt chảy và trượt trong VPH của đá granit. VPH dày đến 20m. Khối trượt 1, cao 100m, dài 200m, rộng 60m, dốc 30,5 độ. Khối trượt 2, cao 200m, dài 403m, rộng 100m, dốc 30 độ (hình 3.3). Các vụ trượt năm 1998, năm 2000, đều gây thiệt nghiêm trọng về người và tài sản.

Khối trượt Mống Sến được phản ánh khá rõ trên ảnh SPOT năm 2010, trên cơ sở so sánh với khảo sát thực tế vào các năm 2005, 2008, 2011 (hình 3.4).

Hình 3.3. Bình đồ khu vực trượt lở ở cầu Móng Sến - Sa Pa và Mặt cắt khối trượt ở cầu Móng Sến - Sa Pa [23 ]

Hình 3.4. So sánh vết trượt tại cầu Mống Sến trên ảnh VT (trái) và thực tế (phải)

Từ các điểm lấy mẫu, sử dụng GIS phân tích và tạo ra một trường thông tin có các đặc trưng, tính chất giống như với các điểm mẫu. Qua đó thành lập được sơ đồ

định hướng tai biến trượt đất. Với mỗi điểm thuộc trường thông tin mới tạo ra đều là những điểm nghi vấn về tai biến trượt lở đất, vì vẫn còn tồn tại trong lớp thông tin này những đối tượng tương đồng với vết trượt lở đất về tone ảnh như vật liệu thô dưới dòng sông, suối, đường giao thông, nương rãy.

Tiến hành lọc bỏ các đối tượng có cùng thuộc tính như vết trượt lở đất trong trường thông tin kể trên. Sử dụng công cụ GIS sẽ loại bỏ những vùng có độ dốc tương đối nhỏ và sẽ lọc bỏ được thành phần đất đá dưới thung lũng sông suối. Bằng mắt thường cùng với cơ sở giải đoán, cũng có thể loại bỏ những đối tượng như đường giao thông, nương rãy khi dựa vào cấu trúc hình thái của chúng. Ví dụ như đường giao thông cùng có tone ảnh sáng với vết trượt lở nhưng nó lại có dạng tuyến, nương rẫy có cấu trúc ô thửa,…Về kiến trúc ảnh thì tại những khu vực nương rẫy gần giống với vách trượt trên ảnh, tuy nhiên kiến trúc ảnh tại điểm đó mịn và tương đối đồng nhất, với các vách trượt thật khi thể hiện trên ảnh thường cho mắt chúng ta cảm thấy có sự gồ ghề, lồi lõm không đồng nhất cộng thêm các vết gậm mòn phần trên vách trượt ta có thể thấy rõ. Thêm vào đó, ở dưới các vách trượt thật ta sẽ thấy khối vật liệu của thân trượt nổi gồ lên, nếu là kiểu trượt quay, thân trượt bị vỡ giúp ta nhận biết kiến trúc thô của khối vật liệu vỡ thể hiện trên ảnh.Từ đó góp phần khẳng định khối trượt và loại bỏ những đối tượng không liên quan.

Việc loại bỏ một số đối tượng có đặc trưng ảnh tương tự khối trượt được xác định trên cơ sở các yếu tố đi kèm được phân tích từ ảnh, ví dụ các công trình khai đào, san ủi thường gắn với trục đường, có ranh giới thẳng. Điển hình là các khu vực có tôn ảnh sáng do san ủi đất làm đường dẫn tới công trình thủy điện ở khu vực Bản Hồ (ảnh 3.8).

Ảnh 3.8. Các hoạt động san ủi mặt bằng tại Bản Hồ cần được phân biệt với các khối trượt lở tự nhiên

b) Sử dụng ảnh máy bay

Việc xác định các điểm trượt lở đất trên ảnh máy bay được thực hiện hoàn toàn bằng mắt. Các tiêu chí xác định các điểm trượt lở đất cũng tương tự như xác định trên ảnh vệ tinh

Sau khi tiến hành việc xác định vị trí của các vết trượt lở đất trên dữ liệu ảnh máy bay, việc nắn chỉnh ảnh máy bay được thực hiện bởi công cụ Ortho Photo trong phần mềm ILWIS (Intergrated Land and Water Information System). Đây là phần mềm tổng hợp cả VT và GIS, có khả năng xử lý phân tích thông tin toàn diện. ILWIS có nhiều modul khác nhau, chạy cả trong môi trường DOS và WINDOW, đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng do giá rẻ và nhiều tác dụng. ILWIS có bốn nhóm chức năng xử lý cơ bản là: Nhập xuất, hiển thị dữ liệu; xử lý vector; xử lý raster; xử lý bảng.

Với bốn nhóm chức năng đó, ILWIS có thể giao diện rộng, nhập và xuất thông tin, hiệu chỉnh, nắn chỉnh bản đồ, xử lý thông tin rất phong phú đa dạng.

Sau đó tiến hành số hóa lớp thông tin các điểm trượt lở đất trên ảnh máy bay, kết hợp với lớp thông tin đã số hóa trên ảnh vệ tinh để biên tập thành bản đồ hiện trạng tai biến trượt lở đất của KVNC (hình 3.5).

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá tai biến trượt lở đất và phân tích mối quan hệ với sử dụng đất khu vực Sa Pa - tỉnh Lào Cai (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)