Đặc điểm khí hậu

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá tai biến trượt lở đất và phân tích mối quan hệ với sử dụng đất khu vực Sa Pa - tỉnh Lào Cai (Trang 45 - 48)

c. Địa hình nguồn gốc dòng chảy

2.1.3. Đặc điểm khí hậu

Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp. Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Khí hậu Sa Pa mang đặc trưng chung của khí hậu khu vực Hoàng Liên Sơn, hầu như quanh năm duy trì tình trạng ẩm ướt. Mùa đông, front cực đới thường bị chặn lại trên sườn đông dãy Hoàng Liên Sơn, gây mưa dai dẳng nhiều ngày trên toàn lãnh thổ. Kết quả ở đây hầu như mất hẳn thời kỳ khô hanh nửa đầu mùa đông tiêu biểu cho miền khí hậu phía Bắc: độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng >85%, tháng ít mưa nhất cũng đạt >20-30mm. Mưa phùn cuối mùa đông phổ biến vì các thung lũng mở rộng về phía đồng bằng tạo điều kiện cho gió nồm ẩm từ biển xâm nhập vào.

bình năm khoảng 22-23 0 C ở khu vực núi thấp, khu vực dãy Hoàng Liên Sơn cao trên 2000m giảm xuống đến 12-130 C. Trên đỉnh Fanxipăng nhiệt độ thấp nhất (8- 100C), nhiệt độ cực tiểu có thể giảm đến 5,50C. Tổng nhiệt độ năm ở vùng núi thấp khoảng 8000-85000C, giảm xuống 7500-80000C ở vùng núi trung bình, đạt khoảng 45000C ở vùng núi cao. Tháng I lạnh nhất trong năm, có nhiệt độ trung bình 11-120C, nhiệt độ tối thấp 9-100C ở vùng núi thấp; tương ứng 8-90C và 60C vùng núi trung bình; 6-70C và 5-60C vùng núi cao. Tháng VII có nhiệt độ cao nhất trong năm, đạt 24-25vC ở vùng núi thấp; 19-200C núi trung bình và 16-170C núi cao.

- Chế độ bức xạ: trung bình hàng năm khoảng 1450-1600 giờ nắng (thấp hơn so với đồng bằng Bắc Bộ là 1600-1700 giờ nắng/năm, Tây Hoàng Liên Sơn khoảng 1900 giờ nắng/năm). Thời kỳ có số giờ nắng lớn là mùa hè, tháng có giá trị cực đại là tháng V, khoảng 160-190 giờ/tháng. Các tháng cuối mùa đông có trị số trung bình thấp nhất, khoảng 75-85 giờ/tháng. Ở vùng này thời kỳ ít nắng nhất trùng với thời kỳ có lượng mưa nhiều nhất (tháng VI -VII), trung bình 75-95 giờ/tháng .

- Chế độ mưa: Đại bộ phận lãnh thổ huyện Sa Pa thu được lượng mưa khoảng 2000-2500mm/năm với số ngày mưa khoảng 100-150 ngày/năm. Sự thay đổi độ cao và hướng phơi địa hình làm xuất hiện một số trung tâm mưa lớn trên những sườn đón gió như Tả Van, Cát Cát, Ô Quy Hồ, Sa Pa. Ở khu vực Hoàng Liên Sơn mưa tăng >3500mm/năm, số ngày mưa khoảng 180-200 ngày/năm. Mùa mưa dài 7 tháng (tháng IV-X) đến 8 tháng (IV-XI) ở thị trấn Sa Pa, dãy Hoàng Liên Sơn. Tháng VII, VIII có lượng mưa cực đại với trị số trung bình 300-400mm/tháng. Ở các trung tâm mưa lớn tăng lên tới 400-500mm/tháng. Số ngày mưa vào các tháng này cũng rất lớn, khoảng 15-20 ngày/tháng và 20-25 ngày/tháng ở các trung tâm mưa lớn. Nửa đầu mùa đông là thời kỳ ít mưa nhất trong năm, thường là vào tháng XII, tháng I. Thời kỳ này trung bình có 6-8 ngày có mưa trong một tháng, ở các nơi mưa nhiều trung bình 10-12 ngày/tháng, có nơi như Sa Pa có đến 15 ngày/tháng. Lượng mưa ở các tháng khô nhất cũng đạt20-30mm/tháng, ở khu vực cao trên 1500m đạt tới 60-70mm/tháng ở Sa Pa, Tả Van, Cát Cát.

- Chế độ bốc hơi: trung bình hàng năm lượng bốc hơi tiềm năng không vượt quá 1000mm. Lượng bốc hơi có sự phân hóa theo đai cao: khoảng 900-1000mm ở vùng núi thấp, 800-900mm ở núi trung bình và khoảng 650-700m ở núi cao. Vào tháng V lượng bốc hơi có trị số cực đại, khoảng 110-130 mm/tháng. Ở khu vực núi cao lượng bốc hơi cực đại quan trắc thấy vào tháng IV, tháng V với trị số thấp 80- 90mm/tháng. Tháng XII, tháng I là tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất: khu vực cao <1000m có trị số khoảng 30-45mm/tháng, khu vực >1000m đạt 30-40mm/tháng.

- Chế độ ẩm: huyện Sa Pa là một trong các khu vực ẩm ướt nhất của nước ta, hầu như không có giai đoạn khô hanh đầu mùa đông, quanh năm duy trì độ ẩm cao >80%. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85-88%, khu vực núi cao >90%. Từ tháng VII

đến tháng II năm sau độ ẩm không khí rất cao và đồng đều, trung bình khoảng 85- 90%, ở độ cao trên 2000m đạt tới 90-97%. Chính vì vậy ở đây cũng không có thời kỳ khô rõ rệt vào đầu mùa đông mà chỉ duy nhất có một tháng tương đối khô vào đầu mùa hạ (tháng V hoặc tháng VI) với độ ẩm tương đối trung bình khoảng 81-85%. Các vùng cao có trị số thấp nhất vào tháng III hoặc IV, khoảng 81-82%. Tuy nhiên, những trường hợp khô cực đoan thường gặp trong những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh vào tháng XII-I với trị số khoảng 20-25% và 10-15% ở vùng cao.

Hình 2.7. Bản đồ lượng mưa trung bình năm

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt:

- Dông: trung bình khoảng 50-55 ngày dông/năm, vùng núi cao số ngày có dông thường nhiều hơn (55-60 ngày/năm). Mùa đông trùng với mùa gió mùa hạ, bắt đầu từ tháng III và kết thúc vào tháng IX. Tháng VII, VIII thường có nhiều dông nhất, khoảng 9-10 ngày/tháng.

- Mưa đá: mưa đá thường kèm theo dông, càng lên cao hiện tượng mưa đá càng xuất hiện nhiều. Ở thị trấn Sa Pa trung bình khoảng 2-3 trận mưa đá/năm.

- Mưa phùn: do Sa Pa nằm ở khu vực phía Đông Hoàng Liên Sơn vào mùa đông luôn có một front tĩnh, gây mưa dai dẳng tạo cho khu vực này là một trong các nơi có nhiều mưa phùn nhất nước ta. Mưa phùn tập trung chủ yếu vào mùa đông, từ

tháng XII đến tháng III. Tháng I, II có số ngày mưa phùn lớn nhất, trung bình khoảng 8-9 ngày/tháng ở vùng thấp, 13-14 ngày/tháng ở vùng có độ cao trên 1500m.

- Sương mù: trung bình khoảng 115-120 ngày có sương mù/năm, ở dãy Hoàng Liên Sơn có 205-210 ngày/năm. Sương mù hay gặp vào mùa đông, tháng XII-I số ngày có sương mù lớn nhất, trung bình 3-4 ngày/tháng. Riêng ở thị trấn Sa Pa vào mùa đông có khoảng 16-18 ngày/tháng, mùa hè trung bình mỗi tháng cũng có 2-4 ngày có sương mù. Sương mù đặc biệt cao trong thung lũng kín khuất gió làm cho khu vực này trở nên ẩm ướt.

- Gió khô nóng Ô Quy Hồ: hình thành do hiệu ứng Fơn, tính chất hanh khô, tốc độ lớn, từ vùng Tây Bắc tràn xuống lãnh thổ Sa Pa qua đèo Hoàng Liên, khi xuống thấp trở nên rất khô và tương đối nóng. Thời kỳ hoạt động từ tháng XI-VI, mạnh nhất vào tháng XII và tháng I, tốc độ trung bình khoảng 5,1-5,4m/s; trong các tháng 3-4, vận tốc gió cực đại có thể lên đến 29-30m/s, độ ẩm giảm còn 13-5%.

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá tai biến trượt lở đất và phân tích mối quan hệ với sử dụng đất khu vực Sa Pa - tỉnh Lào Cai (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)