Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân đ−ợc xạ trị tiền phẫu trong đó 42% đ−ợc xạ trị áp sát đơn thuần, 58 % đ−ợc xạ ngoài phối hợp với xạ áp sát.
Mục đích của ph−ơng pháp xạ trị tiền phẫu là giảm thể tích u nguyên phát, giảm nguy cơ phát tán, lan rộng bệnh sau phẫu thuật, tăng khả năng phâu thuật triệt căn, tăng tỷ lệ kiểm soát tại diện cắt.
Tùy theo kích th−ớc u nguyên phát, giai đoạn bệnh mà bệnh nhân đ−ợc chỉ định xạ tiền phẫu bằng xạ áp sát đơn thuần ngay từ đầu hay phối hợp với xạ ngoài.
- Liều xạ trị tiền phẫu đ−ợc chỉ định dựa theo kích th−ớc u nguyên phát, giai đoạn bệnh, và mức độ đáp ứng của u nguyên phát với xạ trị. Với những khối u nhỏ, khu trú, đ−ờng kính u < 3cm, th−ờng đ−ợc chỉ định xạ áp sát đơn thuần, với liều xạ trị tiền phẫu 42 - 48 Gy (liều tại điểm A). Tr−ờng hợp còn lại đ−ợc điều trị phối hợp xạ ngoài với xạ áp sát. Liều xạ trị (tổng liều điểm A) dao động từ 58 - 75 Gy tùy theo đáp ứng lâm sàng của tổn th−ơng với điều trị.
Chúng tôi thử tìm mối liên quan giữa liều xạ trị, cách thức xạ trị với đáp ứng mô bệnh học sau xạ trị (bảng 3.20) nh−ng kết quả không có sự khác biệt (p > 0,05). Điều này đ−ợc lí giải nh− sau: tr−ớc khi chỉ định xạ áp sát đơn thuần hay xạ phối hợp, bác sỹ xạ trị đã phân loại bệnh nhân ngay từ đầu dựa trên kích th−ớc u, giai đoạn bệnh cho việc lập kế hoạch điều trị và tiếp tục theo dõi đáp ứng lâm sàng trong qua trình xạ trị để điều chỉnh liều xạ trị thích hợp sao cho đạt đ−ợc đáp ứng lâm sàng hoàn toàn.