Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc diện quản lý của ban thường vụ thành ủy vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1. Các nhân tố khách quan

Là do môi trƣờng xã hội tạo nên bao gồm các yếu tố nhƣ: Hội nhập quốc tế của đất nƣớc; trình độ dân trí của nhân dân đƣợc nâng lên; đòi hỏi của hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc; xuất phát điểm hạn chế của CBCC; hệ thống giáo dục đào tạo nƣớc ta; các quy định pháp luật về CBCC chức nƣớc ta vẫn chƣa đồng bộ, đáp ứng kịp với sự phát triển của xã hội.

Đại hội XI của Đảng (2011) khẳng định quan điểm: “Thực hiện nhất quán đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nƣớc; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Chủ trƣơng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.Thực hiện quản điểm, chủ trƣơng của Đảng nƣớc ta đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, môi trƣờng, thị trƣờng kinh tế đƣợc mở rộng, mối quan hệ kinh tế thế giới với kinh tế trong nƣớc ngày càng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chặt chẽ, khăng khít, quản lý nền kinh tế từ khép kín sáng quản lý nền kinh tế mở có yếu tố nƣớc ngoài... tạo ra những áp lực đổi mới của đất nƣớc từ thể chế, đến cơ chế quản lý, tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ CBCC. Vì vậy, để đáp ứng đƣợc với sự hội nhập quốc tế của đất nƣớc đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC thuộc diện Ban Thƣờng vụ quản lý nói riêng phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo để đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra trong thời kỳ mới.

Trình độ dân trí là mức độ hiểu biết là sự thông minh của ngƣời dân trong một nƣớc nói cách khác là trình độ khoa học kỹ thuật của một dân tộc đang sống trong một quốc gia nào đó. Ở nƣớc ta trình độ dân trí đã ngày càng đƣợc nâng lên một cách rõ dệt thể hiện qua các chỉ số IQ, AQ, EQ của ngƣời dân nƣớc ta ở mức cao so với thế giới; tỷ học sinh đạt phổ cập tiểu học, trung học cơ sở ngày càng cao; sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nƣớc; các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đến với nhân dân ngày càng nhiều, thƣờng xuyên... Điều này, đòi hỏi chất lƣợng phục vụ nhân dân của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cán bộ công chức ngày càng nâng cao đáp ứng mục tiêu xây dựng nên hành chính chính quy, hiện đại, hiệu quả. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC nói chung và CBCC thuộc diện Ban Thƣờng vụ quản lý nói riêng là một yêu cầu thƣờng trực, cấp thiết hiện nay khi trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao.

Hiệu lực của nền hành chính nhà nƣớc là sự thực hiện đúng, có kết quả chức năng quản lí của bộ máy hành chính để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Hiệu lực của nền hành chính nhà nƣớc phục thuộc vào các yếu tố: Năng lực, chất lƣợng của nền hành chính; sự ủng hộ của nhân dân; đặc điểm tổ chức, vận hành của bộ máy chính trị.

Hiệu quả của nền hành chính nhà nƣớc là kết quả quản lí đạt đƣợc của bộ máy hành chính trong tƣơng quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Hiệu quả của nền hành chính đƣợc thể hiện qua: Đạt mục tiêu tối đa với chi phí nguồn lực nhất định; đạt mục tiêu nhất định với chi phí tối thiểu; đạt mục tiêu không chỉ trong quan hệ với chi phí nguồn lực mà còn trong quan hệ với hiệu quả xã hội

Thực tế hiện nay, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc ở nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều kết quả nhƣ: kỷ cƣơng pháp luật đƣợc duy trì, hệ thống tổ chức bộ máy ổn định, chất lƣợng phục vụ nhân dân ngày đƣợc nâng cao, thủ tục hành chính đƣợc đơn giản... Tuy nhiên, cũng có nhiều những hạn chế, yếu kém nhƣ: tham nhũng lãng phí chƣa đƣợc đẩy lùi, ngăn chăn, bất công xã hội vẫn gia tăng, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp... Vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc một yêu cầu cấp bách hiện nay là nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC thuộc diện Ban Thƣờng vụ quản lý để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết Đại hội IX khẳng định “... Tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học, hệ thống trƣờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá””. Tuy nhiên, nền giáo dục nƣớc ta còn đứng trƣớc nhiều khó khăn, yếu kém, nhất là về chất lƣợng và quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Thi cử còn nặng nề. Xu hƣớng thƣơng mại hoá một số hoạt động giáo dục đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, chƣa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Cơ cấu giáo dục còn bất hợp lý, mất cân đối giữa đào tạo nghề với đại học, giữa các ngành nghề, còn chênh lệch lớn giữa các vùng; nhiều nhu cầu nhân lực của nền kinh tế chƣa đƣợc đáp ứng. Mặt khác, hệ thống đào tạo, bồi dƣỡng CBCC chƣa thực sự đồng bộ, có hệ thống và thống nhất về nội dung, chƣơng trình, cơ sở đào tạo nên chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng CBCC nƣớc ta chƣa cao. Do đó, chất lƣợng đội ngũ CBCC nƣớc ta mặc dù đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng rất bài bản, có bằng cấp rất cao nhƣng năng lực thực tế, năng lực thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thi công vụ lại còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc diện quản lý của ban thường vụ thành ủy vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)