Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc diện quản lý của ban thường vụ thành ủy vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 51 km. Bắc Giang có diện tích 3844,0 km2, dân số 1.574.300 ngƣời, có 1 thành phố và 9 huyện với 229 xã, phƣờng, thị trấn. Kể từ khi tái lập tỉnh cho đến nay, tỉnh Bắc Giang đã rất quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC. Về đào tạo lý luận chính trị, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I mở đƣợc 8 lớp cao cấp lý luận chính trị - hành chính và cử nhân chính trị - hành chính với 692 học viên; Trƣờng chính trị - hành chính tỉnh đã mở đƣợc 55 lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính với 4.224 học viên. Về chuyên môn nghiệp vụ toàn tỉnh Bắc Giang đã có trên 5.200 CBCC đƣợc đào tạo từ trung cấp trở lên... Điểm nổi bật trong công tác quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng CBCC của tỉnh Bắc Giang là:

Cơ quan tham mƣu trong công tác tổ chức cán bộ giúp cấp uỷ và lãnh đạo chính quyền làm tốt công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, chủ động đề xuất và đổi mới cách làm, hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và giải quyết kịp thời những vƣớng mắc trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch nâng cao năng lực đội ngũ CBCC các cấp. Việc xây dựng qui hoạch này đƣợc thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hiện một cách dân chủ, đúng nguyên tắc, đúng quy trình, tiến hành đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính kế thừa trong công tác cán bộ.

Kiên quyết không tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, giới thiệu CBCC ứng cử khi chƣa có đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định. Đánh giá đúng CBCC và có phƣơng án bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC sau khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng đạt chuẩn theo quy định.

Hằng năm, các địa phƣơng chủ động phối hợp với Trƣờng Chính trị tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị các huyện, các trƣờng đào tạo chính quy trong nƣớc và các cơ quan có liên quan để xây dựng qui hoạch, kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng CBCC của địa phƣơng mình. UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBCC toàn tỉnh và CBCC cấp cơ sở từ 2010 - 2015 và đến năm 2020.

1.5.3. Những bài học đối với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Thành ủy Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Từ thực tiễn xây dựng, phát triển, nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Giang tác giả rút ra một số bài học có ý nghĩa đối với nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC của thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ sau:

Một là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình tiến

hành xây dựng và quản lý quy hoạch CBCC bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị trong việc phát hiện, giới thiệu, nhận xét cán bộ. Cấp ủy, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trƣớc cấp ủy cấp trên về quy hoạch cán bộ của địa phƣơng, đơn vị mình.

Hai là, phải làm tốt công tác nghiên cứu, quán triệt các văn bản về công

tác quy hoạch cán bộ của Trung ƣơng, của Tỉnh, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy, ngƣời đứng đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các cơ quan, đơn vị về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, phƣơng pháp, từ đó đề cao ý thức, trách nhiệm trong lãnh chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác quy hoạch CBCC các cấp.

Ba là, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCC, trƣớc hết là đội ngũ cán

bộ lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở về vai trò, tác dụng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBCC để có những nỗ lực cần thiết và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác này. Trong điều kiện nƣớc ta nói chung tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay nói riêng cần tập trung nâng cao nhận thức của đội ngũ CBCC các cấp, vì họ là những ngƣời trực tiếp triển khai thực hiện chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc. Đồng thời cũng là những ngƣời trực tiếp, giải quyết, xử lý tất cả công việc của nhân dân. Khi nhận thức đƣợc điều này, họ không chỉ tích cực học tập, trau dồi kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành cho bản thân mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mà quan trọng hơn là tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng và điều kiện thuận lợi để CBCC các cấp hoàn thiện bản thân, để đủ sức thực thi công vụ góp phần tích cực vào hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống chính trị cấp cơ sở nói chung, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các xã, phƣơng, thị trấn nói riêng.

Bốn là, tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất các hoạt động đào tạo,

bồi dƣỡng đội ngũ CBCC từ tỉnh đến cơ sở, theo phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm. Đồng thời bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các trƣờng; giữa cơ quan chủ trì với cơ quan phối hợp đào tạo, bồi dƣỡng trong tỉnh.

Năm là, cần có những quy định cụ thể và nghiêm ngặt về các khóa đào

tạo bắt buộc mà CBCC phải trải qua trƣớc khi nhận nhiệm vụ hay đƣợc thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn. Mặt khác cần gắn kết chính sách đào tạo, bồi dƣỡng với các nội dung khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trong công tác cán bộ nhƣ quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, tăng lƣơng… tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ, có tác dụng khuyến khích CBCC vƣơn lên trong học tập và công tác.

Sáu là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động đào tạo, bồi

dƣỡng CBCC ở các cơ sở đào tạo. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng phải gắn liền với sự vận động của thực tiễn, bám sát nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, gắn đào tạo, bồi dƣỡng về lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ thuộc diện quản lý của Ban Thƣờng vụ Thành ủy, thực chất là nghiên cứu những gì? Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng là gì? Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng là gì?

- Các cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh ở nƣớc ta đã có những kinh nghiệm gì trong nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thuộc diện quản lý của Ban Thƣờng vụ cấp ủy của địa phƣơng và có thể rút ra đƣợc bài học gì để áp dụng cho thành phố Vĩnh Yên?

- Thực trạng chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thuộc diện quản lý của Ban Thƣờng vụ Thành ủy Vĩnh Yên là gì? Vĩnh Yên đã đạt đƣợc những kết quả gì, còn những khiếm khuyết, hạn chế, bất cập nào? Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó là gì?

- Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thuộc diện quản lý của Ban Thƣờng vụ, trong những năm tới, Thành ủy Vĩnh Yên cần phải có những quan điểm, định hƣớng và giải pháp cơ bản nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thực hiện đề tài, tác giả đã xây dựng các câu hỏi, đặt ra các tình huống, đặt ra những vấn đề nghiên cứu... tiến hành điều tra đội ngũ CBCC thuộc diện quản lý của Ban Thƣờng vụ Thành ủy Vĩnh Yên, tham vấn các chuyên gia, nhà nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài. Nội dung câu hỏi nghiên cứu và điều tra nghiên cứu đƣợc thể hiện nhƣ:

- Thông tin chung về cán bộ, công chức gồm: 1) Giới tính; 2) Tuổi; 3) Chức danh đang đảm nhiệm; 4) Nơi công tác; 5) Trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo; 6) Trình độ lý luận chính trị; 7) Trình độ tin học; 8) Trình độ ngoại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngữ; 9) Chức danh công chức.

- Thông tin đánh giá chất lƣợng, trình độ, môi trƣờng làm việc gồm: 1) Về trình độ lý luận; 2) Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; 3) Về Kỹ năng giải quyết công việc (Giao tiếp với công dân, tổ chức; Vận dụng kiến thức chuyên môn; Kinh nghiệm giải quyết công việc; Kết quả công tác; Kỹ năng

xử lý vấn đề và ra quyết định) 4) Về đạo đức, tác phong, lối sống; 5) Về bố

trí công việc; 6) Về ngoại ngữ, tin học...

Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đƣa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

2.3.1.1. Số liệu thứ cấp

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan liên quan: Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội vụ; Ban Tổ chức Thành ủy; Phòng Nội vụ thành phố; theo từng địa bàn, từng mốc thời gian, từng giai đoạn, từng đối tƣợng CBCC. Đó là các tài liệu về tình hình chung của tỉnh, thành phố:

- Điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, kinh tế, xã hội, số lƣợng CBCC, trình độ chuyên môn CBCC; điều kiện làm việc, chế độ chính sách lƣơng, bảo hiểm, các văn bản quy định đối với CBCC.

- Các thông tin, tài liệu, số liệu trên thế giới và trong nƣớc đƣợc thu thập từ Internet, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu của các học giả v.v… có liên quan đến nâng cao năng lực lãnh đạo CBCC.

2.3.1.2. Số liệu sơ cấp

Tác giả sẽ tự điều tra, phỏng vấn thu thập các thông tin, số liệu (Thông tin chung về cán bộ, công chức; thông tin đánh giá chất lƣợng, trình độ, môi trƣờng làm việc; các vấn đề nghiên cứu, đặt ra nghiên cứu trong quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thực hiện đề tài) liên quan đến nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC thuộc diện quản lý của Ban Thƣờng vụ Thành ủy.

- Đối tƣợng điều tra:

+ CBCC thuộc diện quản lý và không của Ban Thƣờng vụ Thành ủy ở ba khối cơ quan là: Trƣởng, phó, phòng ban của thành phố; Lãnh đạo quản lý chủ chốt các xã, phƣờng của thành phố; Hiệu trƣờng, phó hiệu trƣởng các trƣờng Mầm non, THCS của thành phố.

+ Nhân dân các xã, phƣờng của thành phố - Cách chọn mẫu:

+ Chọn mẫu đa cấp, tức Từ thành phố đến các xã, phƣờng và nhân dân. Phỏng vấn điều tra trực tiếp theo bảng hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn 140 ngƣời

+ Chọn mẫu ngẫu nhiên: khi lựa chọn đủ ba khối cơ quan; thành phố, xã, phƣờng theo đa cấp, vừa ngẫu nhiên. Điều tra 60 ngƣời dân tại bộ phận một cửa.

+ Chọn mẫu điển hình: lựa chọn những ngƣời Trƣờng phòng ban, Lãnh đạo chủ chốt các xã phƣờng. Điều tra 30 cán bộ thuộc diện quản lý của Ban Thƣờng vụ Thành ủy.

- Mẫu đã chọn:

+ Chọn mẫu xác suất (mẫu ngẫu nhiên theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tƣợng điều tra. Điều tra 50 cán bộ, công chức thuộc thành phố Vĩnh Yên

- Phƣơng pháp: điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi, phiếu điều tra đƣợc xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận văn để đáp ứng đƣợc mục tiêu của đề tài.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng bằng các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc. Thông qua phƣơng pháp chuyên gia sẽ có đƣợc những đánh giá, đề xuất những giải pháp mang tính khoa học và tính khả thi cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin, tổng hợp, phân tích thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc làm sạch, loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác rồi sẽ tiến hành tổng hợp theo các phƣơng pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, thiết kế thành hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lƣợng và chất lƣợng khoa học nhất. Cụ thể:

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các số liệu, tƣ liệu đã thu thập đƣợc để phản ánh chất lƣợng CBCC trên địa bàn thành phố, chỉ ra ƣu, nhƣợc điểm, những hạn chế, bât cập của CBCC

- Phƣơng pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian: là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê đƣợc sắp xếp theo thời gian đúng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tƣợng. Vận dụng phƣơng pháp này để đánh giá sự biến động về số lƣợng và trình độ chuyên môn của CBCC thành phố.

- Phƣơng pháp phân tổ thống kê: Dựa vào phƣơng pháp này, toàn bộ số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ, nhóm theo những tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tổ thống kê là cơ sở cho việc vận dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê khác nhƣ phƣơng pháp chỉ số, phƣơng pháp hồi quy, phƣơng pháp cân đối…

- Phƣơng pháp phân tích so sánh: Phƣơng pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ các quy định tiêu chuân, năng lực, trình độ chuyên môn. Sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian, để làm rõ sự khác nhau về ất lƣợng, trình độ của mỗi CBCC. Từ đó, nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tƣợng kinh tế - xã hội ấy. Phân tích so sánh là phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và đƣợc đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, trong cùng một vấn đề…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Hệ thống chi tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu CBCC

Quy mô, cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, thâm niên công tác.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng, năng lực, phẩm chất CBCC

+ Phẩm chất chính trị của ngƣời CBCC + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

+ Mức độ thành thạo, ngoại ngữ trong công việc + Trình độ quản lý nhà nƣớc

+ Các kỹ năng giải quyết công viêc + Mức độ hoàn thành công việc

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC

+ Quy hoạch CBCC

+ Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng + Công tác đề bạt, bổ nhiệm CBCC

+ Công tác tạo môi trƣờng, điều kiện làm việc và đãi ngộ đối với CBCC + Các chức vụ đã đảm nhiệm

+ Mức độ thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ + Khai thác sử dụng các phần mềm máy tính thuộc lĩnh vực công việc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc diện quản lý của ban thường vụ thành ủy vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)