Nhóm phụ nữ thực hành vệ sinh hằng ngày không đạt có nguy cơ mắc VNĐSDD lớn hơn 6,1 lần. Nhóm phụ nữ thực hành vệ sinh hằng ngày không đạt có nguy cơ nhiễm Gardnerella lớn hơn 1,7 lần. Nhóm phụ nữ thực hành vệ sinh hằng ngày không đạt có nguy cơ nhiễm Candida lớn hơn 2,3 lần.
Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy những phụ nữ thực hành vệ sinh kinh nguyệt không đạt có nguy cơ mắc VNĐSDD lớn hơn 5,8 lần. Những phụ nữ thực hành vệ sinh kinh nguyệt không đạt có nguy cơ mắc Gardnerella lớn hơn 2,0 lần. Những phụ nữ thực hành vệ sinh kinh nguyệt không đạt có nguy cơ mắc Candida lớn hơn 2,3 lần.
Phụ nữ thực hành vệ sinh giao hợp không đạt có nguy cơ mắc VNĐSDD lớn hơn 7,2 lần. Phụ nữ thực hành vệ sinh giao hợp không đạt có nguy cơ mắc Gardnerella lớn hơn 1,9 lần. Phụ nữ thực hành vệ sinh giao hợp không đạt có nguy cơ mắc Candida lớn hơn 3,0 lần. Phụ nữ thực hành vệ sinh giao hợp không đạt có nguy cơ mắc Chlamydia lớn hơn 2,3 lần.
Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh những phụ nữ thực hành vệ sinh hằng ngày chưa đạt làm tăng nguy cơ VNĐSDD gấp 2,8 lần, vệ sinh kinh nguyệt là 1,1 và vệ sinh giao hợp tăng nguy cơ 4,2 lần. Phụ nữ thực hành vệ sinh hằng ngày chưa đạt làm tăng nguy cơ nhiễm Bacterial vaginosis gấp 1,1 lần, vệ sinh kinh nguyệt là 1,3 và vệ sinh giao hợp tăng nguy cơ 1,5 lần. Nguy cơ nhiễm Candida tăng gấp 4,5 lần nếu vệ sinh hằng ngày không đạt, vệ sinh kinh nguyệt là 1,2 và vệ sinh giao hợp tăng nguy cơ 1,7 lần. Nếu vệ sinh hằng ngày không đạt nguy cơ nhiễm Chlamydia tăng 1,1 lần, vệ sinh kinh nguyệt là 1,1 và vệ sinh giao hợp cũng tăng nguy cơ 1,1 lần[2].
Đinh Thanh Huề (2005), tiến hành trên ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ xã Tam Ngọc thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam cho thấy số thế hệ sống
chung một nhà có ảnh hưởng đến tỷ lệ VNĐSDD; nhóm có > 2 thế hệ có tỷ lệ VNĐSDD là 43,6% và nhóm chung sống ≤ 2 thế hệ có tỷ lệ VNĐSDD chiếm 19,6%. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa vệ sinh giao hợp và tỷ lệ mắc bệnh, nhóm thực hành vệ sinh giao hợp chưa tốt tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 35,9% trong khi nhóm thực hành vệ sinh giao hợp tốt có tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới chiếm 26,1%[28].
Một nghiên cứu khác của Đinh Thanh Huề, Phạm Đình Hùng (2004), tiến hành nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ xã Hương Long Thành phố Huế cho thấy nhóm thực hành vệ sinh giao hợp đúng có tỷ lệ VNĐSDD thấp hơn rất rõ rệt so với nhóm thực hành vệ sinh giao hợp không đúng (p < 0,001). Nhóm sống trong nhà có trên 2 thế hệ có tỷ lệ VNĐSDD cao hơn so với nhóm sống trong nhà có 1 - 2 thế hệ (p < 0,05). Sinh hoạt tình dục vợ chồng luôn là vấn đề tế nhị; trong một nhà có nhiều thế hệ cùng chung sống thì luôn ảnh hưởng tới vấn đề tế nhị này, và có thể dẫn tới thiếu vệ sinh trước và sau giao hợp. Đây là một đánh giá có ý nghĩa, với nhiên cứu của chúng tôi đối tượng nghiên cứu thường đi thuê trọ, có nhiều gia đình sống cùng một khu, không có điều kiện vệ sinh thuận tiện vì vậy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh.
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh (2001) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa những người có lần làm vệ sinh bộ phận sinh dục khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là nhóm làm vệ sinh không thường xuyên 89,47%, Nhóm làm vệ sinh ngày một lần là 54,71%, nhóm làm vệ sinh ngày 2 lần là 47,70%, nhóm làm vệ sinh sinh dục ngày trên 2 lần là 39,89%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05[43].
Theo nghiên cứu của Lâm Đức Tâm, Nguyễn Thị Huệ (2011), có 29,7% phụ nữ có hành vi tốt bị viêm âm đạo, tỷ lệ phụ nữ có hành vi không tốt bị viêm âm đạo là 40,8% (p < 0,05).
Nghiên cứu về một số hành vi đối với VNĐSDD của Nguyễn Văn Học, Vũ Quang Khải (2011), cho thấy: Thói quen vệ sinh cũng có ảnh hưởng rất lớn tới mắc bệnh, nhóm phụ nữ có thói quen bộ phận sinh dục hằng ngày có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn 4,74 lần so với nhóm không có thói quen đó. Thói quen sử dụng xà phòng trong vệ sinh có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn 2,18 lần so với nhóm không có thói quen đó. Thói quen vệ sinh bộ phậnân sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục có liên quan mật thiết tới bệnh, nhóm không có thói quen này tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,98 lần so với nhóm có thói quen này. Vệ sinh bộ phân sinh dục sau khi quan hệ tình dục bằng rửa nước sạch có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn 1,87 lần so với nhóm dùng khăn hoặc giấy để lau sau khi quan hệ. Nhóm có thói quen ngồi ngâm trong chậu khi vệ sinh có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 1,57 lần so với nhóm không có thói quen này [23], [24].
Một nghiên cứu khác của của Nguyễn Văn Học tại Hải Phòng cho thấy: Nhóm phụ nữ có thói quen vệ sinh cho tay vào âm đạo để rửa nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5,1 lần so với nhóm không cho tay vào âm đạo. Với quan niệm cho tay vào âm đạo rửa mới đảm bảo sạch, thực tế bàn tay rất nhiều vi khuẩn có hại, cho tay vào âm đạo sẽ trực tiếp cấy vi khuẩn vào âm đạo, thậm chí có thể gây xước và chảy máu niêm mạc thành âm đạo là môi trường ương thuận lợi cho i vi khuẩn phát triển. Thói quen ngồi ngâm trong chậu khi vệ sinh cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,76 lần so với nhóm không có thói quen trên [23].
Kết quả nghiên cứu của các tácac giả khác cho thấy thường các tác giả đều đánh giá các yếu tố nguy cơ về thực hành vệ sinh sinh dục hằng ngày, vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh giao hợp đối với VNĐSDD nói chung và đều thấy các yếu tố này làm tăng nguy cơ VNĐSDD. Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy rõ hơn mối liên quan không chỉ với VNĐSDD nói chung mà còn đánh giá nguy cơ đối với từng loại vi sinh vật.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ đã có quan hệ tình dục ở độ tuổi 18 - 49 tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
1.1 Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới
- Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long có chồng độ tuổi 18- 49 là 75,86%.
- Các hình thái viêm đơn thuần: Viêm nhiễm âm hộ là 0,34%. Viêm nhiễm âm đạo là 28,62%%.Viêm cổ tử cung là 17,24%.
- Các hình thái viêm kết hợp: Viêm âm hộ - âm đạo có tỉ lệ 1,72%% Viêm âm đạo – viêm lộ tuyến cổ tử cung có tỉ lệ 11,38%%. Viêm âm hộ - âm đạo – viêm LTCTC có tỉ lệ là là 1,03%%.
1.2. Tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới
- Gardnerella vaginalis chiếm tỷ lệ cao nhất: 47,1%. - Candida chiếm tỷ lệ: 23,79%
- Chlamydia trachomatis chiếm tỷ lệ: 22,07%
- Trichomonas vagginalis chiếm tỷ lệ: 1,38%.
- Có ≥ 2 tác nhân chiếm tỷ lệ:11,38%
3. Các yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới
- Yếu tố tuổi có liên quan chặt chẽ đến VNĐSDD và các tác nhân gây VNĐSDD, những phụ nữ tuổi 25 - 39 có nguy cơ mắc VNĐSDD cũng như nhiễm các tác nhân cao hơn nhóm khác.
- Yếu tố nghề nghiệp và trình độ: nhóm làm việc trực tiếp và có trình độ văn hóa thấp có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
- Yếu tố về tiền sử sản phụ khoa: nhóm có tiền sử VNĐSDD, có bạn tình có nguy cơ VNĐSDD cao hơn.
- Yếu tố điều kiện vệ sinh: những phụ nữ có điều kiện vệ sinh kém như thiếu nguồn nước sạch, không có nhà vệ sinh riêng có nguy cơ VNĐSDD cao hơn.
vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh giao hợp không đạt yêu cầu có tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới cao hơn.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu thực trạng nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở 290 phụ nữ có chồng tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
1. Tăng cường tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức về nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ, hướng dẫn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về các biện pháp và kỹ năng vệ sinh phụ nữ, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh giao hợp, vệ sinh lao động. Sống thủy chung một vợ/một chồng tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường dục.
2. Cải thiện điều kiện vệ sinh, sinh hoạt của công nhân khu công nghiệp: Cung cấp nguồn nước sạch; tạo điều kiện về nơi ăn ở sinh hoạt.
3. Tuyên truyền thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt cần đi khám ngay khi có các triệu chứng lâm sàng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
Tài liệu tiếng Việt
1. A.D.T. Govan/C.Hodge/R.Callander (1996), “Giải phẫu đường sinh sản”, Phụ khoa (hình minh hoạ) (Bs Đinh Văn Minh - dịch),
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.26-28
2. Nguyễn Duy Ánh (2010), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ Hà Nội từ 18 – 49 tuổi đã có chồng, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Phạm Đăng Bảng, Trần Hậu Khang (2009), “Các yếu tố nguy cơ liên quan tới nhiễm chlamydia trachomatis đường sinh dục”. Tạp chí Y học thực hành, Số 1 (tập 641+642), tr. 69 - 72.
4. Bộ môn Phụ sản (2008), “Lấy bệnh phẩm tìm nấm và Trchomonas”.Thủ thuật sản phụ khoa. Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.159 - 160.
5. Bộ môn Phụ sản (2011), « Xét nghiệm chẩn đoán viêm âm đạo »,
Thực hành sản phụ khoa, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 208 – 211, 6. Bộ môn sản (2007), “Viêm sinh dục”, Bài giảng sản phụ khoa tập I,
Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.268 - 277 7. Bộ môn vi sinh (2007), « Kỹ thuật nhuộm Gram », Thực tập vi
sinh Y học, Trường Đại học Y Thái Bình, lưu hành nội bộ, Thái
Bình. tr.11-14.
8. Bộ Y tế (2006), « Mẫu bệnh phẩm sinh dục và cấy mẫu lấy từ đường sinh dục», Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr. 84 - 91.
9. Bộ Y tế (2007) “Hội chứng tiết dịch âm đạo”. Tài liệu đào tạo
Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Hà Nội. tr. 489 - 496.
sản, Ban hành theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009
của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội. tr 315 – 324.
11. Lê Hồng Cẩm, Lê Văn Điển (2001), “Viêm cổ tử cung do chlamydia trachomatis ở phụ nữ tại huyện Hóc Môn TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 5 (số 1), tr. 37 - 41. 12. Lê Hồng Cẩm (2001), “Khảo sát tần suất viêm âm đạo, cổ tử cung
ở phụ nữ từ 15-49 tuổi có gia đình tại huyện Hóc Môn”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 5 (số PB.4), Chuyên đề Sản niệu,
tr.13-16.
13. Trần Thị Trung Chiến, Trần Thị Phương Mai và CS (2004),
Khảo sát thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản, u vú, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam, Nghiên cứu khoa học của Bộ Y tế và
Uỷ ban Quốc gia Dân số, gia đình và trẻ em.
14. Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (1999), “Khí hư”, Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành. Nhà xuất bản Y học. tr. 216 - 226.
15. Dương Thị Cương (2007), “Tổn thương thường gặp ở cổ tử cung”,
Bài giảng Sản phụ khoa, Bộ môn sản – Đại học Y Hà Nội, Nhà
xuất bản Y học, tập I, tr. 278 - 283.
16. Phạm Ngọc Cường (2007), Nghiên cứu căn nguyên và các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng đường sinh dục nữ tại một số xã của 2 huyện đồng bằng Thanh Hoá năm 2006, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ
chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
17. Hoàng Thị Diệp, Lê Thị Oanh, Đỗ Thị Phương (2003), « Đánh giá độc tính và tác dụng kháng khuẩn của viên C.T.K đối với một số vi khuẩn gây viêm đường sinh dục dưới », Tạp chí Y học thực
hành. Số 2. tr. 14 - 16.
hành, Số 12, tr. 93 - 96.
20. Nguyễn Năng Hải (2004), Nghiên cứu điều trị viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis ở phụ nữ có thai từ tuần 28 đến hết tuần 37 bằng Azithromycin, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II,
Trường Đại học Y Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Thu Hằng (2006), Tìm hiểu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đén khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 12-2005 đến 04 –2006, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ
Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
22. Đào Thị Thu Hiền (2004), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại một số xã miền núi của tỉnh Quảng Trị - một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp
II, Trường Đại học Y Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Học (2011), «Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục dưới tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2010 », Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 379 (số 2), tháng 3 - năm 2011. tr. 62 - 65.
24. Nguyễn Văn Học (2011), « Một số yếu tố liên quan tới bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 19 – 53 tuổi tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2010 », Tạp chí Y học Việt
Nam. Tập 330 (số 1), tháng 4 - năm 2011. tr. 50 - 53.
2325. Đinh Thị Hồng (2004), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuối của thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh
Nội, tr. 72 - 82.
2527. Vũ Thị Thanh Huyền (2005), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 – 49 tuổi huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 2005, Luận văn Thạc sĩ Y tế
công cộng, Trường Đại học Y tế Cộng cộng.
2628. Đinh Thanh Huề (2005), « Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Tam Ngọc thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam năm 2003 », Tạp chí Y học thực hành. Số 1 (501). tr.7– 9. 2729. Nguyễn Thị Lan Hương (1996), Góp phần tìm hiểu các nguyên
nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ và đề ra phương hướng điều trị. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, Trường
Đại học Y Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Học (2011), « Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục dưới tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2010 », Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 379 (số 2), tháng 3 - năm 2011. tr. 62 - 65.
29. Nguyễn Văn Học (2011), « Một số yếu tố liên quan tới bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 19 – 53 tuổi tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2010 », Tạp chí Y học Việt
Nam. Tập 330 (số 1), tháng 4 - năm 2011. tr. 50 - 53.
30. Học viện Quân Y (2002), « Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học »,