Nhóm nghề trực tiếp có tỷ lệ viễm nhiễm đường sinh dục dưới là 78,1%, nhóm gián tiếp có tỷ lệ viễm nhiễm đường sinh dục dưới là 61,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, tỷ suất chênh là 2,2. Nhóm đối tượng học vấn từ PTTH trở xuống có tỷ lệ viễm nhiễm đường sinh dục dưới là 77,1%, tương đương với nhóm có học vấn trên PTTH với tỷ lệ viễm nhiễm đường sinh dục dưới là 72,2% (p > 0,05). Nhóm lao động trực tiếp là nhóm có ít kiến thức và điều kiện tiếp xúc với truyền thông về sức khoẻ; nhóm này lại có điều kiện lao động khắc nghiệt hơn và điều kiện về sinh kém hơn dẫn đến tỷ lệ viêm nhiễm cao hơn.
Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và Hoàng Ngọc Chương về một số yếu tố liên quan ở 207 bệnh nhân viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở lứa tuổi sinh đẻ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm thiếu thốn cao nhất chiếm 67,57% (p< 0,01); nghiên cứu này cũng tương ứng với nhóm lao động trực tiếp của chúng tôi là nhóm có điều kiện vật chất kém hơn.
Theo Koumans EH và cộng sự; thấy tỷ lệ viêm âm đạo do vi khuẩn ở nhóm học vấn trên trung học có tỷ lệ viêm âm đạo do vi khuẩn thấn hơn 1,37 lần, p < 0,001.
Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa học vấn và viêm âm đạo do vi khuẩn của Holzman C cho thấy những người có thời gian học dưới 13 năm có nguy cơ mắc cao hơn 5,5 lần so (95% CI = 2,1 -14,5).
Nguyễn Duy Ánh tỷ lệ VNĐSDD nói chung ở nhóm dưới PTTH tăng hơn 1,3 lần so với nhóm trên PPTH. Nguy cơ nhiễm Bacterial vaginosis ở
nhóm dưới PTTH tăng hơn 1,1 lần so với nhóm trên PPTH. Nguy cơ nhiễm candida ở nhóm học vấn thấp hơn tăng 1,5 lần. Cũng theo Nguyễn Duy Ánh nguy cơ nhiễm VNĐSDD ở nhóm nghề nghiệp khác/viên và công chức tăng gấp 3 lần; nguy cơ nhiễm Bacterial vaginosis ở nhóm nghề nghiệp khác/viên và công chức tăng gấp 9,9; nguy cơ tăng lên 20 lần đối với Chlamydia và 9,8 lần đối với nhiễm Candida ở nhóm nghề nghiệp khác/viên và công chức[2].
Trong nghiên cứu của chúng tôi yếu tố nghề nghiệp và trình độ không làm ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm Candida, Gardnerella và Chlamydia.