BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VẬT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố ảnh hưởng ở nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 69)

4.2.1. Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phụ nữ bị VNĐSDD khá cao, có viêm nhiễm đường sinh dục dưới trên lâm sàng là 60,34% và tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới dựa trên kết quả xét nghiệm xác định có là 75,86%, tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới được tính là 75,86%.

Kết quả nghiên cứu cũng tương ứng với kết quả nghiên cứu của nhiều nghiên cứu tại Việt Nam, cho thấy VNĐSDD ở phụ nữ chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh phụ khoa [2], [22], [39].

Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với một số nghiên cứu ở phụ nữ tuổi từ 18 – 49 đến khám tại BVPS Trung ương. Theo Nguyễn Thị Lan Hương (1996) tỷ lệ phụ nữ có ít nhất một hình thái tổn viêm đường sinh dục dưới là 79,5% [27]; Phạn Thị Thu Nga (2004) cho biết tỷ lệ phụ nữ mắc NTĐSDD là 88,4%, tỷ lệ phụ nữ có ít nhất một hình thái tổn thương viêm đường sinh dục dưới trên lâm sàng là 83,1% [39].

Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà ở phụ nữ tuổi từ 18 đến 49 có chồng tại phường Mai Dịch – Hà Nội cho biết tỷ lệ phụ nữ mắc NTĐSDD khá cao (78,7%) và tỷ lệ phụ nữ mắc ít nhất một hình thái tổn thương viêm đường sinh dục dưới trên lâm sàng là 75,8% [19].

Một nghiên cứu khác tiến hành tại Cầu Giấy và Đông Anh của Nguyễn Duy Ánh trên phụ nữ có chồng từ 18-49 tuổi cho biết tỷ lệ phụ nữ mắc NTĐSDD chiếm 78,4%, trong đó tỷ lệ phụ nữ mắc NTĐSDD trên lâm sàng là 58,7% và xét nghiệm vi sinh vật 78,4% [2].

Nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và CS về tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở 2.875 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đẫ có chồng tại tỉnh Hà Tây (2001- 2002) cho thấy tỉ lệ VNĐSDD là 64,24% [89]; phù hợp với kết quả khám lâm sàng của nghiên cứu này.

Bảng 4.1. Tỷ lệ VNĐSDD của một số nghiên cứu khác

Tác giả Địa điểm nghiên cứu Năm Tỷ lệ (%)

Phan Thị Thu Nga [39] BV Phụ sản Trung ương 2004 88,4 Nguyễn T Thu Hằng [21] BV Phụ sản Trung ương 2006 90,4 Garcia P. J [69] Peru 2004 70,4

Landers DV và CS [75] Mỹ 2004 79,0

Bùi Thị Thu Hà [19] Hà Nội 2007 78,7 Nguyễn Duy Ánh [2] Cầu Giấy, Đông Anh Hà Nội 2010 78,4 Trần Thị Trung Chiến

[89] Hà Tây 2002 64,24 Đào Thị Thu Hiền [22] Quảng Trị 2004 79,14

Nghiên cứu của chúng tôi và một số khác cũng cho thấy tỷ lệ hiện mắc VNĐSD tại Việt Nam ở mức khá cao. Tuy nhiên, các số liệu về tỷ lệ hiện mắc không thống nhất trong các nghiên cứu do đối tượng nghiên cứu và địa điểm, thời điểm nghiên cứu khác nhau.

4.2.2. Hình thái viêm nhiễm đường sinh dục dưới trên lâm sàng

Kết quả khảo sát được trình bày ở phần III cho thấy biểu hiện có viêm nhiễm đơn thuần tại âm hộ trong quần thể theo nghiên cứu là 0,34%, tại âm đạo là 28,62%, và cổ tử cung là 17,24%. Các hình thái viêm kết hợp: viêm âm hộ - âm đạo có tỉ lệ 1,72%, viêm âm đạo - viêm lộ tuyến cổ tử cung có tỉ lệ 11,38%,viêm âm hộ - âm đạo - viêm LTCTC có tỉ lệ là 1,03%.

Tỷ lệ viêm âm hộ thấp phù hợp với nhận định của tác giả Dương Thị Cương cho rằng viêm âm hộ đơn thuần rất hiếm gặp, thường do viêm âm đạo ra khí hư gây bội nhiễm ở âm hộ [15]. Theo Nguyễn Duy Ánh, khi nghiên cứu ở phụ nữ từ 18-49 tuổi có chồng biểu hiện có viêm nhiễm tại âm hộ trong quần thể theo nghiên cứu là 16,7% đa số các trường hợp này đều có kết hợp với viêm âm đạo. Tỷ lệ viêm âm hộ cũng tương ứng so với kết quả của Bùi Thị Ân (1996), Lê Lan Hương (1996) [27].

Tỷ lệ biểu hiện viêm nhiễm tại âm đạo tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh (36,3%). Nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai năm 2001 trên những phụ nữ độ tuổi từ 18 - 44 đến khám phụ khoa tại một số phòng khám sản phụ khoa ở Hà Nội cho biết viêm âm đạo chiếm 44,9% [51]. Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (1996) và Phan Thị Thu Nga (2004) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết tỷ lệ phụ nữ mắc viêm âm đạo là 65,5% và 66,6% [27], [39]. Từ kết quả của các nghiên cứu nói trên cho thấy tỷ lệ viêm âm đạo trong các nghiên cứu tại Bệnh viện thường cao hơn kết quả nghiên cứu tại cộng đồng.

Tổn thương viêm cổ tử cung mãn tính thường phối hợp với lộ tuyến cổ tử cung và khó chẩn đoán phân biệt được hai tổn thương này bằng mắt thường. Do đó, nghiên cứu này không tách riêng hai tổn thương viêm cổ tử cung và lộ tuyến cổ tử cung. Theo Phan Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Lan Hương, viêm âm đạo gặp nhiều hơn viêm lộ tuyến cổ tử cung. Theo Trần Thị Phương Mai (2001), khi nghiên cứu ở phụ nữ độ tuổi từ 18 – 44 đến khám tại

một số phòng khám phụ khoa ở Hà Nội cho biết tỷ lệ viêm cổ tử cung là 51,2% và lộ tuyến cổ tử cung là 31,7% [36]. Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh (2005) tại Quảng Nam cho biết tỷ lệ này là 32,8% [37]. Một nghiên cứu khác của Đào Thị Thu Hiền (2004), khi nghiên cứu ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại tỉnh Quảng Trị cho biết tỷ lệ phụ nữ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung là 26,1% [22]. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh tỉ lệ viêm lộ tuyến cổ tử cung chiếm tỉ lệ 26,5%. Kết quả nghiện của các nghiên cứu này đều cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.

4.2.3. Các tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới.

Nhiễm Gardnerella vaginalis

Kết quả nghiên cứu cho thấy số phụ nữ nhiễm Gardnerella vaginalis chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,03%. Nhìn chung tỷ lệ nhiễm Gardnerella vaginalis trong các nghiên cứu trong và ngoài nước dao động khá lớn tuỳ theo các nghiên cứu khác nhau và xu hướng tăng dần theo thời gian. Tỷ lệ nhiễm Gardnerella vaginalis của các tác giả được mô tả ở bảng dưới đây:

Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm Gardnerella vaginalis so với các nghiên cứu khác

Họ và tên tác giả Địa điểm nghiên cứu Tỷ lệ (%)

Nghiên cứu của chúng tôi Khu công nghiệp Bắc Thăng Long 41,03%

Trần T. Phương Mai [35] Viện BVBMTSS 2,5

Nguyễn T Lan Hương [27] BVPS Trung ương 5,5

Phan Thị Thu Nga [39] BVPS Trung ương 15,9 Lê Thị Oanh [42] Ven biển Thái Bình 26,8 Nguyễn Duy Ánh [2] Cầu Giấy, Đông Anh, Hà Nội 47,1 Mbizvo EM [77] PK sản PK – Zimbabwe 30,3

Garcia P.J [69] Nông thôn ven biển Peru 43,7 Landers DV [75] PK sản PK - Mỹ 46,0

Trần Thị Trung Chiến [13] Việt Nam 13,9

Nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác tại cộng đồng cho thấy tỷ lệ nhiễm G.vaginalis khác nhau tùy theo địa điểm và thời gian nghiên cứu. Theo Lê Thị Oanh và Nguyễn Văn Dịp (2000), khi nghiên cứu ở phụ nữ 18 – 45 tuổi có chồng tại nội thành Hà Nội 25,57%, ngoại thành Hà Nội 18,18%, vùng ven biển tỉnh Thái Bình 26,8%, vùng chiêm trũng tỉnh Hà Nam 18,7%, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An 28,74%, ngoại thị xã Hải Dương 8,7% [42]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Duy Ánh (2010) tại quận Cầu Giấy và huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết tỷ lệ nhiễm G.vaginalis là 47,1% [2]. Điều này cho thấy nhiễm G.vaginalis tiềm ẩn trong cộng đồng chiếm tỷ lệ rất cao. Cần trchuyền thông cho công đồng biết cách phòng tránh, , kiểm tra sức khoẻ định kỳ nhằm phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhiễm Candida

Tỷ lệ nhiễm Candida trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 23,79%. Bảng dưới đây cho biết tỷ lệ nhiễm Candida của một số nghiên cứu khác.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm Candida

Tác giả Địa điểm nghiên cứu Năm Tỷ lệ (%)

Nghiên cứu của chúng tôi Đông Anh- Hà nội 2012 23,79% Trần T Phương Mai [35] Viện BVBMTSS 1995 23,3 Lê Thị Oanh [42] Ven biển Thái Bình 2000 29,9 Phan Thị Thu Nga [39] BVPS Trung ương 2004 35,5

Lê Hồng Cẩm [12] Hóc Môn – TP Hồ Chí Minh 2001 16,18

Nguyễn Duy Ánh [2] Hà nội 2009 30,7

Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm tại nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với của tác giả khác.

Tỷ lệ nhiễm nấm Candida trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của một số tác giả nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Theo Đỗ Thị Thu Thủy (2001) và Đinh Thị Hồng (2004) khi nghiên cứu trên phụ nữ có thai 3 tháng cuối cho biết tỷ lệ nhiễm nấm Candida là 61,33% và 40,2% [50], [23]. Điều này có thể lý giải là bình thường khi không có thai, độ toan của âm đạo được duy trì nhờ trực khuẩn Lactobacili có sẵn trong âm đạo sử dụng glucogen từ tế bào biểu mô của âm đạo để sinh ra acid lactic. Khi có thai, do tác dụng của estrogen và progesteron làm tăng tổng hợp glucogen, trực khuẩn Lactobacili tăng sản xuất acid lactic làm giảm độ pH âm đạo. Độ toan của pH âm đạo có tác dụng bảo vệ âm đạo chống nhiễm trùng nhưng là điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phảt triển. Hơn nữa sự tăng tiết dịch trong quá trình thai nghén cũng làm tăng khả năng nhiễm nấm Candida. Do đó so với tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng thì tỷ lệ nhiễm nấm Candida ở phụ nữ có thai là rất cao.

Nhiễm Chlamydia trachomatis

Trong số 290 phụ nữ được nghiên cứu nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới do Chlamydia trachomatis chiếm 22,07%.

Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh cho thấy nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới do Chlamydia trachomatis chiếm tỉ lệ là 22,1%. Một số nghiên cứu khác tại cộng đồng, các tác giả cũng cho biết tỷ lệ nhiễm

C.trachomatis rất khác nhau tùy theo địa điểm, thời điểm nghiên cứu. Theo

Cửa Ông, Quảng Ninh cho biết tỷ lệ nhiễm C.trachomatis là 12,8% [40]. Một nghiên cứu khác tại cộng đồng của Lê Hồng Cẩm và Lê Văn Điển (2001), khi nghiên cứu 415 phụ nữ tuổi 15 - 49 đã có chồng tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ nhiễm C.trachomatis là 18,07% [11].

Các tác giả nghiên cứu về Chlamydia đều có nhận định xu hướng nhiễm Chlamydia tăng nhiều trong giới trẻ và là nguy cơ vô sinh tắc vòi tử cung hàng đầu hiện nay ở Mỹ mặc dù nếu được phát hiện kịp thời th́ì việc điều trị sẽ đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả [83].

Nhiễm Trichomonas vaginalis

Khác với tác nhân C.trachomatis và Gardnerella, nhiễm T.vaginalis có xu hướng ngày càng giảm tại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy nhiễm Trichomonas vaginalis chiếm 1,38%. Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Thu Nga (2004) 0,94% và Nguyễn Bích Ngọc tại Quảng Ninh 0,4% [39], [40]; nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương của Trần Thị Phương Mai (1995) tỷ lệ nhiễm T.vaginalis là 3,3%, của Nguyễn Thị Lan Hương (1996) tỷ lệ này là 3,0% [35], [27].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh trên cộng đồng nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới do Trichomonas vaginalis là 2,5% [2].

4.3. BÀN LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VNĐSDD4.3.1. Các yếu tố nguy cơ VNĐSDD chung 4.3.1. Các yếu tố nguy cơ VNĐSDD chung

Nhóm tuổi 25-39 có tỷ lệ VNĐSDD là 80,1%, nhóm tuổi khác có tỷ lệ viễm nhiễm đường sinh dục dưới là 60,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01, tỷ suất chênh là 2,6. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh trên

cộng đồng cũng cho thấy nhóm tuổi 25-39 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với OR = 4,8. Độ tuổi từ 25-39 là độ tuổi hoạt động tình dục mạnh nên là yếu tố nguy cơ gây VNĐSDD.

Nhóm nghề trực tiếp có tỷ lệ viễm nhiễm đường sinh dục dưới là 78,1%, nhóm gián tiếp có tỷ lệ viễm nhiễm đường sinh dục dưới là 61,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, tỷ suất chênh là 2,2. Nhóm đối tượng học vấn từ PTTH trở xuống có tỷ lệ viễm nhiễm đường sinh dục dưới là 77,1%, tương đương với nhóm có học vấn trên PTTH với tỷ lệ viễm nhiễm đường sinh dục dưới là 72,2% (p > 0,05). Nhóm lao động trực tiếp là nhóm có ít kiến thức và điều kiện tiếp xúc với truyền thông về sức khoẻ; nhóm này lại có điều kiện lao động khắc nghiệt hơn và điều kiện về sinh kém hơn dẫn đến tỷ lệ viêm nhiễm cao hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và Hoàng Ngọc Chương về một số yếu tố liên quan ở 207 phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới trong quần thể nghiên cứu 755 phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm thiếu thốn cao nhất chiếm 67,57% (p< 0,01); nghiên cứu này cũng tương ứng với nhóm lao động trực tiếp của chúng tôi là nhóm có điều kiện vật chất kém hơn.

Nghiên cứu cho thấy nhóm phụ nữ đã từng bị VNĐSDD có tỷ lệ VNSDD dưới là 83,9%, nhóm chưa từng từng bị VNĐSDD có tỷ lệ VNĐSDD là 68,0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01; tỷ suất chênh là 2,5. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và Hoàng Ngọc Chương nhóm có tiền sử mắc bệnh > 2 lầnm chiếm 87,08%, chưa lần nào là 29.89%, kết quả này cũng cho thấy nguy cơ mắc bệnh rất cao ở nhóm cóoa tiền sử. Phụ nữ có nhiều người khi mắc bệnh đã trì hoãn không đi khám, hoặc điều trị không triệt để vì vậy tỷ lệ mắc ở những người đã bị nhiễm cao hơn.

mắc cao hơn 1,8 lần so với nhóm dùng nước máy; nhóm không có nhà tắm riêng có nguy cơ gấp 2,2 lần. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh trên cộng đồng cũng cho thấy nhóm nhóm không có nhà tắm riêng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với OR = 1,2. Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của nhóm có nguồn nước không hợp vệề sinh là 53,39%, nhóm hợp vệ sinh là 33,49%; tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm không có nhà tắm là 42,12% trong khi nhóm có nhà tắm chỉ 23,43% bị mắc (p < 0,05).

Những phụ nữ có kiến thức không đạt có nguy cơ mắc lớn hơn 2,5 lần; nhóm phụ nữ thực hành vệ sinh hằng ngày không đạt có nguy cơ mắc lớn hơn 6,1 lần; những phụ nữ thực hành vệ sinh kinh nguyệt không đạt có nguy cơ mắc lớn hơn 5,8 lần; phụ nữ thực hành vệ sinh giao hợp không đạt có nguy cơ mắc lớn hơn 7,2 lần. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh cho thấy phụ nữ có kiến thức không đạt có nguy cơ mắc lớn hơn 1,1 lần; nhóm phụ nữ thực hành vệ sinh sinh dục hằng ngày không đạt có nguy cơ mắc lớn hơn với OR = 4,1 (2,76 - 6,43); những phụ nữ thực hành vệ sinh kinh nguyệt không đạt có nguy cơ mắc lớn hơn 2,6 lần; phụ nữ thực hành vệ sinh giao hợp không đạt có nguy cơ mắc lớn hơn 1,5 lần. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm không vệ sinh thường xuyên hằng ngày chiếm 76,92% theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và Hoàng Ngọc Chương.

Yếu tố kiến thức đối với VNĐSDD và thực hành vệ sinh sinh dục hằng ngày, thực hành vệ sinh kinh nguyệt, thực hành vệ sinh giao hợp có vai trò quan trọng trong VNĐSDD vì vậy cần lưu ý tăng cường tuyên truyền, truyền thông để phụ nữ trong khu công nghiệp có thể tiếp cận kiến thức và tạo điều kiện để có môi trường sống tốt.

4.3.2. Các yếu tố nguy cơ nhiễm Gardnerella

Nhóm tuổi 25-39 có tỷ lệ nhiễm Gardnerella cao hơn nhóm tuổi khác với OR là 2,1

Nhóm phụ nữ có TSđã từng bị VNĐSDD có tỷ lệ nhiễm Gardnerella cao hơn nhóm không có TSchưa từng từng bị VNĐSDD với tỷ suất chênh là 1,9.

Nhóm dùng nước giếng khoan có tỷ lệ nhiễm Gardnerella cao hơn

nhóm dùng nước máy với OR là 1,7; những không có sự khác biệt giữa nhà vệ sinh riêng và không có.

4.3.3. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và VNĐSDD

Nhóm tuổi 25-39 có tỷ lệ VNĐSDD là 80,1%, nhóm tuổi khác có tỷ lệ viễm nhiễm đường sinh dục dưới nói chung là 60,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01, tỷ suất chênh là 2,6. Nhóm tuổi 25-39 có nguy cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố ảnh hưởng ở nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w