Mối liên quan giữa tiền sử sản phụ khoa và sử dụng biện pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố ảnh hưởng ở nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 82)

tránh thai với VNĐSDD

Nhóm phụ nữ có tiền sửđã từng bị VNĐSDD có nguy cơ VNĐSDD dưới nói chung cao hơn nhóm không có tiền sửchưa từng từng bị VNĐSDD với OR là 2,5, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm phụ nữ có tiền sửđã từng bị VNĐSDD có nguy cơ nhiễm Gardnerella cao hơn nhóm không có tiền sửchưa từng từng bị

VNĐSDD ( OR = 1,9), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh trên cộng đồng cũng cho thấy nhóm sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ VNĐSDD lớn hơn 1,2 lần so với nhómoam không dùng. Nguy cơ nhiễm Gardnerella ở nhóm nạoaohútphá thai tăng 4,0 so với nhóm không có tiền sử [2].

Đinh Thanh Huề (2005), nghiên cứu tiến hành trên trên 675 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ xã Tam Ngọc thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam năm 2003 cho thấy nhóm có tiền sử viêm nhiễm sinh dục ≥2 lần có tỷ lệ VNĐSDD chiếm 88,1% trong khi nhóm chưa bị lần nào chiếm 15,5% và bị 1 lần là 38,8% (p< 0,001). Nhóm có tiền sử sảy, nạo hút thai tỷ lệ VNĐSDD chiếm 89,5% so với 28,8% ở nhóm không có tiền sử. Số thế hệ sống chung một nhà có ảnh hưởng đến tỷ lệ VNĐSDD[28].

Qua nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và Hoàng Ngọc Chương về một số yếu tố liên quan ở 207 phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới trong quần thể nghiên cứu 755 phụ nữ cho thấy nhóm có tiền sử mắc bệnh > 2 lần chiếm 87,08%, chưa lần nào là 29.89%; nhóm có tiền sử nạo hút thai tỷ lệ mắc là 60,0%, không có tiền sử là 36,93% (p<0,05) [37].

Nguyễn Văn Học, Vũ Quang Khải (2011) nghiên cứu trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại huyện Thanh Hà - Hải Dương năm 2007. Số lần sinh con càng nhiều càng làm tăng tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới cao gấp 1,73 lần so với nhóm chưa sinh con và sinh một con. Nhóm phụ nữ có tiền sử nạo hút thai có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,49 lần so với nhóm phụ nữ không có tiền sử nạo hút thai. Nhóm có tiền sử sảy thai bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới cao gấp 1.91 lần so với nhóm không có tiền sử này. Nhóm phụ nữ có tiền sử mắc bệnh VNĐSDD bị mắc bệnh cao gấp 1,74 lần so với nhóm không có tiền sử này. Nhóm phụ nữ đặt dụng cụ tử cung bị mắc bệnh VNĐSDD cao gấp 1,76 lần so với nhóm không đặt dụng cụ tử cung [24].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Học (2011) cho thấy nhóm phụ nữ đã đẻ mắc bệnh cao hơn nhiều so với nhóm chưa đẻ, nhóm có ≥ 3 con tỷ lệ mắc bệnh tới 84%, với p < 0,001. Khi có thai hay sinh đẻ sức đề kháng của người mẹ giảm, môi trường âm đạo thay đổi là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Phụ nữ đẻ nhiều thường kèm theo nghèo đói, ít có điều kiện chăm sóc tới bản thân. Nhóm phụ nữ có tiền sử nạo hút thai có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3,3 lần so với nhóm không có tiền sử nạo hút thai [24].

Một nghiên cứu của Đinh Thanh Huề cho thấy nhóm sinh trên 2 lần có tỷ lệ VNĐSDD cao hơn rất rõ rệt so với nhóm sinh từ 2 lần trở xuống (p < 0,01) [28].

Tuy mỗi nghiên cứu được tiến hành trên một quần thể khác nhau và có kết quả khác nhau trong từng tiêu chí cụ thể nhưng đều cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử sản phụ khoa và VNĐSDD.

4.3.7. Mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh và VNĐSDD

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm dùng nước giếng khoan có nguy cơ VNĐSDD cao hơn 1,8 lần so với dùng nước máy (p < 0,05). Nhóm dùng nước giếng khoan có nguy cơ nhiễm Gardnerella gấp 1,7 lần nhóm dùng nước máy (p < 0,05). Nhóm không có nhà tắm riêng có nguy cơ VNĐSDD gấp 2,2 lần nhóm dùng nước máy (p < 0,01). Nhóm không có nhà tắm riêng có nguy cơ nhiễm Candida gấp 2,1lần nhóm có nhà tắm riêng (p < 0,05).

Qua nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và Hoàng Ngọc Chương về một số yếu tố liên quan ở 207 phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới trong quần thể nghiên cứu 755 phụ nữ cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh của nhóm có nguồn nước không hợp vệ sinh là 53,39%, hợp vệ sinh là 33,49%. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm không có nhà tắm là 42,12% trong khi nhóm có nhà tắm chỉ 23,43% bị mắc (p < 0,05) [37].

Nguyễn Văn Học, Vũ Quang Khải (2011) nguồn nước sinh hoạt có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người trong nhu cầu: ăn, uống, vệ sinh cá nhân, nhóm phụ nữ sử dụng các nguồn nước không phải nước máy có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5,71 lần so với nhóm sử dụng nguồn nước máy[24].

Đinh Thanh Huề, Phạm Đình Hùng (2004), tiến hành nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ xã Hương Long Thành phố Huế cho thấy nhóm dùng nước ao hồ có tỷ lệ VNĐSDD cao hơn rất rõ rệt so với nhóm dùng nước máy, nước giếng, nước mưa (p < 0,001). Theo các tác giả này nhóm sống trong nhà có trên 2 thế hệ có tỷ lệ VNĐSDD cao hơn so với nhóm sống trong nhà có 1 - 2 thế hệ (p < 0,05). Sinh hoạt tình dục vợ chồng luôn là vấn đề tế nhị; trong một nhà có nhiều thế hệ cùng chung sống thì luôn ảnh hưởng tới vấn đề tế nhị này, và có

thể dẫn tới thiếu vệ sinh trước và sau giao hợp. Đây là một đánh giá có ý nghĩa, với nghiên cứu của chúng tôi đối tượng nghiên cứu thường đi thuê trọ, có nhiều gia đình sống cùng một khu, không có điều kiện vệ sinh thuận tiện vì vậy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh.

Một nghiên cứu khác của Đinh Thanh Huề (2005), tiến hành trên 675 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ xã Tam Ngọc thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam năm 2003 cho thấy: Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở nhóm dùng nước không hợp vệ sinh là 46,6% so với nhóm hợp vệ sinh là 31,2% (p< 0,005). Nhóm có nhà tắm tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 39,4% cao hơn so với nhóm có nhà vệ sinh với tỷ lệ là 22,0%[28].

Nghiên cứu của Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh (2001), cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh và nguồn nước sử dụng. Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới cao nhất là nhóm sử dụng nước ao hồ, sông suối để tắm giặt 82,76%, nhóm sử dụng nguồn nước giếngiêng đất đào là 68,42%, nhóm sử dụng nước giếng iêng khoan là 45,67%, nhóm sử dụng nước máy là 29,45%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05[43].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh cho thấy: Nguy cơ VNĐSDD ở nhóm dùng nước giếng/máy 1,8 và không có nhà vệ sinh riêng là 1,3. Nguy cơ nhiễm Bacterial vaginosis ở nhóm dùng nước giếng/máy 8,9 và không có nhà vệ sinh riêng là 1,2. Đối với căn nguyên Candida, nguy cơ nhiễm ở nhóm dùng nước giếng/máy 2,6 và không có nhà vệ sinh riêng là 1,2. Còn nguy cơ nhiễm Chlamydia ở nhóm không có nhà vệ sinh riêng là 1,5 lần [2].

Ô nhiễm nước do tác nhân sinh học là vấn đề quan tâm hàng đầu ở các nước đang phát triển, nó là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng đường sinh dục dưới; nước giếng khoan không được xử lý luôn bị ô nhiễm nhất là những khu vực đông dân cư và điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém, sử dụng nguồn nước này sẽ là một nguy cơ nghiêm trọng đối với VNĐSDD.

4.3.8. Mối liên quan giữa kiến thức và VNĐSDD

Những phụ nữ có kiến thức về VNĐSDD không đạt có nguy cơ mắc VNĐSDD lớn hơn 2,5 lần. Những phụ nữ có kiến thức không đạt có nguy cơ mắc Chlamydia lớn hơn 1,9 lần. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự liên quan rõ rệt giữa kiến thức về VNĐSDD và nhiễm Gardnerella cũng như Candida.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh những phụ nữ có kiến thức về VNĐSD không đạt có nguy cơ mắc VNĐSDD cao hơn 3,3 lần so với nhóm có kiến thức đạt. Nhóm có kiến thức chưa đạt làm tăng nguy cơ nhiễm Gardnerella 1,1 lần; tăng nguy cơ nhiễmiêm candida lên 1,4 lần và Chlamydia là 1,1 lần[2].

Theo Nguyễn Văn Học, Vũ Quang Khải (2011), nhóm có nhận thức không đúng về bệnh VNĐSDD có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,48 lần so với nhóm có kiến thức đúng về bệnh [23], [24].

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Học (2011), nghiên cứu trên phụ nữ từ 19-53 tuổi có chồng tại Quận Hồng Bàng năm 2010 cho thấy nhóm phụ nữ nhận thức chưa đạt về bệnh VNĐSDD có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 4,31 lần so với nhóm nhận thức tốt [23].

Năm 2003, Đinh Thanh Huề nghiên cứu trên phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ xã Tam Ngọc thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nhóm hiểu biết về bệnh phụ khoa chưa tốt chiếm 87,2% trong khi nhóm hiểu biết tốt chỉ chiếm 11%.

Nghiên cứu của Đinh Thanh Huề, Phạm Đình Hùng (2004) tại TP Huế cũng cho thấy nhóm đối tượng hiểu biết kém về các bệnh phụ khoa có tỷ lệ VNĐSDD cao hơn so với nhóm hiểu biết khá về các bệnh phụ khoa (p<0,05) [28].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố ảnh hưởng ở nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w