v. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Vấn đề sử dụng nhiên liệu diesel sinh học trên động cơ
Nhiên liệu diesel sinh học có một số chỉ tiêu như độ nhớt, nhiệt trị, số xêtan hay điểm chớp cháy khác biệt so với nhiên liệu diesel thông thường. Do đó khi sử dụng 100% nhiên liệu diesel sinh học trên động cơ sẽ gây ra một số hậu quả chẳng hạn như độ bền của các chi tiết phi kim trên hệ thống nhiên liệu. Hơn nữa, độ nhớt lớn dẫn đến vấn đề hình thành hỗn hợp sẽ khó khăn hơn do chất lượng phun sương sẽ kém đi. Mặt khác, do tính tự phân hủy của nhiên liệu diesel sinh học nên vấn đề bảo quản, lưu trữ sẽ khó khăn hơn nếu không có các chất phụ gia chống sự phân hủy.
Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới thì việc sử dụng diesel sinh học trên động cơ chỉ nên dừng ở mức pha trộn nhiên liệu diesel sinh học với nhiên liệu diesel với tỷ lệ nhất
17
định. Với việc giới hạn tỷ lệ pha trộn thì sự thay đổi đến tính năng của động cơ là không đáng kể và không phải tác động nhiều với kết cấu động cơ.
Tuy nhiên, mỗi loại diesel sinh học được làm từ các nguồn khác nhau nên c ng có các tính chất vật lý và hóa học khác nhau, Do đó tỷ lệ pha trộn đối với mỗi loại diesel sinh học c ng sẽ khác nhau. Ngoài ra cần phải đưa thêm các chất phụ gia để chống phân lớp, chống kết tủa hoặc chống phân hủy là vấn đề cần thiết để có thể sử dụng diesel sinh học trên động cơ diesel.
Việt Nam có ưu thế về sự đa dạng đối với các nguồn nguyên liệu để sản xuất diesel sinh học. Mặt khác, số lượng phương tiện sử dụng động cơ diesel rất nhiều. Việc sử dụng nhiên liệu diesel sinh học trên các động cơ này là cần thiết để giảm ô nhiễm môi trường, bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.