v. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.1. Đánh giá độ chính xác của mô hình
Nhằm xác định độ tin cậy của mô hình tính, trước khi áp dụng trên phạm vi rộng thì cần dùng mô hình để tính toán ở một chế độ nhất định, so sánh kết quả mô phỏng với kết quả đo đạc thực nghiệm, hiệu chỉnh mô hình nếu cần sao cho sai lệch giữa kết quả tính và kết quả đo nằm trong giới hạn cho phép.
Hình 3.2 trình bày kết quả so sánh về công suất giữa mô phỏng và thực nghiệm cho các loại nhiên liệu B0, B10, B20, B30 khi giữ nguyên gct tương ứng với 75% tải. Kết quả cho thấy sai lệch giữa mô phỏng và thực nghiệm đối với nhiên liệu B0 lớn nhất, cụ thể, tại 1400(vg/ph) là 7,96%; tại 2200(vg/ph) là 6,0%. Trong khi đó sai lệch đối với nhiên liệu B30 nhỏ nhất, cụ thể tại 1400(vg/ph) là 4,04%; tại 2200(vg/ph) là 2,61%.
Hình 3.2. So sánh kết quả về công suất của mô phỏng và thực nghiệm của các nhiên liệu B0, B10, B20 và B30.
Hình 3.3 trình bày kết quả so sánh về suất tiêu hao nhiên liệu giữa mô phỏng và thực nghiệm cho các loại nhiên liệu B0, B10, B20, B30 khi giữ nguyên gct tương ứng với 75% tải. Kết quả cho thấy sai lệch giữa mô phỏng và thực nghiệm lớn nhất đối với nhiên liệu B0 tại cả 2 chế độ tốc độ. Cụ thể, tại 1400(vg/ph) là -5,05% và tại 2200(vg/ph) -6,48%. Sai lệch nhỏ nhất xảy ra tại nhiên liệu B30, cụ thể: tại 1400(vg/ph) là -3,88% và tại 2200(vg/ph) -4,77%.
Hình 3.3. So sánh kết quả về suất tiêu hao nhiên liệu của mô phỏng và thực nghiệm của các nhiên liệu B0, B10, B20 và B30.
60
Từ các đồ thị so sánh về công suất và suất tiêu hao nhiên liệu ở trên cho thấy, sai lệch trung bình về công suất của các chế độ khảo sát đối với nhiên liệu B0, B10, B20 và B30 lần lượt đạt các giá trị 6,00%; 5,71%; 5,10% và 4,76%. Trong khi đó, của suất tiêu hao nhiên liệu đạt lần lượt là: -5,77%; -5,19%; -4,52% và -4,33%.
Như vậy, việc tính toán bằng mô hình mô phỏng đối với các nhiên liệu có sai số dưới 10%, hoàn toàn đáp ứng đủ độ tin cậy cần thiết để tiến hành tính toán trên phạm vi rộng hơn sau này.