v. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.2. Đặc tính của quá trình cháy
Hình 3.4 so sánh diễn biến của áp suất trong xylanh của động cơ khi sử dụng 6 loại nhiên liệu B0, B10, B20, B30, B40 và B50. Kết quả cho thấy khi tăng tỷ lệ pha trộn diesel sinh học thì thời điểm tăng nhanh áp suất tương ứng với thời điểm bắt đầu cháy nhanh xuất hiện sớm dần, mặt khác, tốc độ gia tăng áp suất giảm dần. Nhiên liệu diesel sinh học có trị số xêtan cao hơn giúp cho hỗn hợp dễ dàng bắt lửa, kết
quả thời điểm bắt đầu cháy diễn ra sớm hơn. Thông số cụ thể của quá trình cháy thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. So sánh các thông số của quá trình cháy của 6 loại nhiên liệu.
Các thông số cháy B0 B10 B20 B30 B40 B50
Áp suất xylanh max (MPa) 75,46 75,25 74,91 74,52 74,31 74,08
Góc áp suất đạt max sau ĐCT (0
TK) 3,29 3,02 2,80 2,67 2,23 2,01
Tốc độ tăng áp suất max (MPa/0
TK) 5,68 5,67 5,60 5,58 5,53 5,48
Góc bắt đầu cháy trước ĐCT (0
TK) 5,20 5,28 5,35 5,48 5,50 5,58
Tốc độ tỏa nhiệt max (J/0
TK) 167,5 165,1 163,2 159,6 157,5 156,3
Góc tỏa nhiệt max trước ĐCT (0
TK) 0,5 0,6 0,7 0,85 1,0 1,1
Theo [6] ta có tốc độ toả nhiệt được tính theo công thức sau:
(3.1)
Trong đó: - gct: lượng nhiên liệu cấp cho một chu trình; - QH: nhiệt trị thấp của nhiên liệu;
-
υ: tốc độ cháy.
Hình 3.4. Diễn biến áp suất xylanh của nhiên liệu B0, B10, B20, B30, B40 và B50.
61
Diễn biến về tốc độ tỏa nhiệt được trình bày trên hình 3.5. Lượng nhiên liệu cung cấp cho
một chu trình là như nhau đối với tất cả nhiên liệu, mặt khác nhiệt trị của nhiên liệu diesel sinh học thấp hơn so với nhiên liệu diesel nên tốc độ tỏa nhiệt của nhiên liệu diesel sinh học sẽ thấp hơn.
C ng từ hình 3.5 cho thấy thời điểm xuất hiện sự tăng mạnh của tốc độ tỏa nhiệt đối với nhiên liệu diesel sinh học sớm hơn. Điều này c ng được giải thích do trị số xêtan của nhiên liệu diesel sinh học cao
hơn. Các thông số về tốc độ tỏa nhiệt của các nhiên liệu được thể hiện trên bảng 3.7.