Quy trình và phạm vi thử nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học sản xuất tại việt nam đến tính năng kinh tế - kỹ thuật và phát thải của động cơ (Trang 89)

v. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.3. Quy trình và phạm vi thử nghiệm

- Để xây dựng mối quan hệ giữa áp suất phun và kích thước tia phun. Hình ảnh của tia phun được ghi lại khi tiến hành phun nhiên liệu ở các áp suất khác nhau (50bar, 100bar, 200bar) cho tất cả các nhiên liệu thử nghiệm diesel và diesel sinh học nguồn gốc từ mỡ cá (B0, B10, B20, B30 và B100).

Tiến hành xây dựng đường đặc tính ngoài đối với nhiên liệu diesel ứng với áp suất phun không đổi (600bar) để xác định được giá trị

mômen cực đại (Memax). Đường đặc tính ngoài thực tế của động cơ AVL-5402 được thể

Thông số B0 B20 BA20 ASTM

Nhiệt trị (MJ/kg) 42,76 41,84 41,47 D240

Trị số xêtan 49 51 52 D613

Khối lượng riêng ở 15°C (kg/m3

) 838 845 855 D1298 Độ nhớt động học ở 40°C (cSt) 3,22 3,47 3,54 D445 Điểm chớp cháy(0 C) 67 75 79 D93 Thành phần lưu huỳnh (ppm) 428 433 428 D5453 Thành phần nước (ppm) 62 96 98 D6304

Hình 4.2. Đặc t nh ngoài thực tế của động cơ thử nghiệm.

79 hiện trên hình 4.2.

Lấy giá trị Memax nhân với các hệ số 0,75; 0,50; 0,25 tương ứng với 75%, 50% và 25% để xác định được gct của các chế độ tải.

Tại 2 chế độ tốc độ là 1400(vg/ph) và 2200(vg/ph) ứng với 2 giá trị góc phun sớm là 140 và 180 được xác định từ đường đặc tính ngoài, tiến hành thay đổi thời gian phun sao cho mômen đạt được tương ứng với các giá trị tải (75%, 50% và 25%). Với mỗi chế độ xác định được lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình tương ứng với thời gian phun cho nhiên liệu diesel (B0). Lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình sẽ được cố định với tất cả các nhiên liệu thử nghiệm (B0, B10, B20 và B30).

Đối với các nhiên liệu B10, B20, B30 tiến hành phun nhiên liệu dưới áp suất phun như của nhiên liệu B0 nhưng đảm bảo sao cho lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình không thay đổi, từ đó xác định được thời gian phun tương ứng.

Thời gian phun đối với từng loại nhiên liệu để đảm bảo cho lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình như nhau khi thay đổi áp suất phun c ng được tiến hành tương tự.

- Quy trình thử nghiệm để nghiên cứu ảnh hư ng của t lệ pha trộn diesel sinh học đến động cơ được tiến hành như sau:

Bước 1: Động cơ vận hành ở tốc độ 1400(vg/ph) và 2200(vg/ph) ứng với góc phun sớm là 140 và 180, giữ nguyên áp suất phun 600(bar).

Bước 2: Tại mỗi chế độ tốc độ, thay đổi thời gian phun cho từng loại nhiên liệu để đạt được gct ứng với các chế dộ tải trọng (25%, 50% và 75%) và được thể hiện trên bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thời gian phun của nhiên liệu thử nghiệm

Tốc độ

(vòng/phút)

Nhiên liệu B0 B10 B20 B30 gct Thời gian phun (µs)

1400 0,00675 361 366 370 378 0,0115 465 481 484 488 0,0173 585 612 641 644 2200 0,00715 372 376 378 387 0,01225 480 497 503 508 0,0175 581 607 636 639

- Quy trình thử nghiệm để nghiên cứu ảnh hư ng của góc phun sớm đến động cơ được tiến hành như sau:

Bước 1: Vận hành động cơ ở chế độ tốc độ 1400(vg/ph) và 2200(vg/ph) với áp suất phun cố định 600(bar) và lượng nhiên liệu cấp cho chu trình (gct) tương ứng với chế độ 75% tải.

Bước 2: Tại 1400(vg/ph) thay đổi góc phun sớm từ 80 18(0TK), tại 2200(vg/ph) thay đổi từ 120  22(0TK), bước nhảy  = 2(0TK). Tiến hành đo đạc các thông số kỹ thuật và

80 phát thải của động cơ.

- Quy trình thử nghiệm để nghiên cứu ảnh hư ng của áp suất phun đến động cơ được tiến hành như sau:

Bước 1: Động cơ vận hành ở tốc độ 1400(vg/ph) và 2200(vg/ph). Giữ nguyên góc phun sớm (tại 1400(vg/ph) là 140; tại 2200(vg/ph) là 180

và lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình (gct) tương ứng với chế độ 75% tải.

Bước 2: Tại mỗi chế độ tốc độ, thay đổi áp suất phun từ 400 ÷ 800bar. Để giữ nguyên lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình ứng với từng loại nhiên liệu, tiến hành thay đổi thời gian phun cho mỗi giá trị áp suất phun tương ứng. Bảng 4.3 thể hiện thời gian phun cho mỗi giá trị áp suất phun đối với từng loại nhiên liệu tương ứng với hai chế độ tốc độ 1400(vg/ph) và 2200(vg/ph).

Bảng 4.3. Thời gian phun nhiên liệu tại mỗi vị tr thử nghiệm

Tốc độ

(vòng/phút) Nhiên liệu

Áp suất phun (bar)

400 500 600 700 800

Thời gian phun (µs)

1400 B0 743 660 585 552 518 B10 765 684 612 566 523 B20 783 704 641 586 546 B30 791 709 644 590 551 2200 B0 737 654 581 548 514 B10 760 679 607 562 519 B20 776 698 636 585 541 B30 785 703 639 595 547

- Quy trình thử nghiệm để nghiên cứu ảnh hư ng của một số nguồn diesel sinh học khác nhau đến động cơ được tiến hành như sau:

Bước 1: Pha trộn nhiên liệu diesel sinh học từ mỡ cá và dầu rán phế thải cùng với tỷ lệ 20%. Cụ thể, nhiên liệu diesel sinh học từ mỡ cá là B20, từ dầu rán phế thải là BA20.

Bước 2: Giữ áp suất phun luôn không đổi ở giá trị 600bar. Góc phun sớm ở 1400(vg/ph) là 140, ở 2200(vg/ph) là 180

.

Bước 3: Tiến hành đo kiểm khi thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho chu trình (gct) tương ứng với các chế độ tải trọng (25%, 50% và 75%) tại hai tốc độ 1400(vg/ph) và 2200(vg/ph) đối với 3 loại nhiên liệu khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học sản xuất tại việt nam đến tính năng kinh tế - kỹ thuật và phát thải của động cơ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)