2.2.7.1. Thống Miocen trên, hệ tầng Phụng Hiệp (N1
3
ph)
Theo các tài liệu hố khoan hiện cĩ, các trầm tích được xếp vào hệ tầng Phụng Hiệp bắt gặp trong hầu hết các lỗ khoan sâu từ 380m trở xuống, song mới chỉ gặp phần mái của hệ tầng. Thành phần trầm tích của chúng là cát bột
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV HVTH: Võ Thanh Quân
kết, bột kết màu xám xanh loang lổ nâu vàng, nâu hồng, rắn chắc. Tỷ lệ cát chiếm 4%, bột sét chiếm 96%.
Trong trầm tích của hệ tầng (lỗ khoan 210) gặp các dạng bào tử phấn
Poaceae gen.sp., Myrtacea gen.sp. Tài liệu khoan thăm dị mới chỉ khoan vào
tầng này từ 4 đến 12m. Theo các tài liệu địa vật lý và địa chất khu vực, bề dày trầm tích Kainozoi 750-800m. Do đĩ, bề dày trầm tích hệ tầng Phụng Hiệp khoảng 320-380m.
Bề mặt mái của các trầm tích hệ tầng Phụng Hiệp hơi lồi lõm và nghiêng thoải về phía sơng Cổ Chiên. Các trầm tích của hệ tầng Phụng Hiệp bị các trầm tích của hệ tầng Cần Thơ phủ bất chỉnh hợp.
2.2.7.2. Thống Pliocen dưới, hệ tầng Cần Thơ (N21ct)
Theo các tài liệu lỗ khoan hiện cĩ, các trầm tích được tạm xếp vào hệ tầng Cần Thơ bắt gặp trong các lỗ khoan từ độ sâu 278m trở xuống.
Tại mặt khoan 210, các trầm tích hệ tầng Cần Thơ phân bố ở độ sâu từ 459,2m đến 439,0m. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát kết hạt trung lẫn sạn màu xám tro đến xám phớt vàng xen kẹp các lớp cát bột kết, sét bột kết màu nâu vàng gắn kết chắc. Thành phần trầm tích chủ yếu là các cấp hạt nhỏ. Tỷ lệ các cấp hạt: sạn chiếm 0-15,85%, cát chiếm 35,65-100%, bột sét chiếm 0- 48,5%.
Thành phần hạt vụn sạn, cát (trong cấp hạt >0,1mm): thạch anh 60-80%, mảnh đá 5-10%, felspat 3-5% và ít các khống vật khác (chủ yếu là mica, trong đĩ biotit chiếm phần lớn). Khống vật nặng chủ yếu là ilmenit, turmalin, zircon, graphit và ít hạt epidot, leucoxen, granat và amphibol. Khống vật sét chủ yếu là kaolinit, hydromica và ít monmorilonit.
Phần trên cĩ di tích chứa tảo ngọt Melosira sp., và tảo mặn
Cetrophyceae. Trong trầm tích gặp phong phú các dạng bào tử phấn:
Polypodiacea gen.sp., Cystopteris sp., Sphagnum sp., Osmunda sp., Lygodium
sp., Cupessaceae gen. sp., Pinus sp., Leguminosae gen. sp., Palmae gen. sp.,
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV HVTH: Võ Thanh Quân
Thành phần trầm tích là cát hạt trung, thơ, phân nhịp rõ ràng, màu xám xanh, xen lớp bột sét vơi, gắn kết chắc. Lớp bột sét vơi này phân bố khá phổ biến trong các lỗ khoan P8, P9 và VL1.
Các trầm tích hệ tầng Cần Thơ cĩ xu thế tăng bề dày về phía Đơng Bắc (từ lỗ khoan VL1 đến 890) và về phía Đơng Nam (từ lỗ khoan 210 đến 898). Thành phần trầm tích hạt thơ giảm dần về phía Tây Nam (từ lỗ khoan 890 đến VL1) và Đơng Nam (từ lỗ khoan 210 đến 898).
Bề dày hệ tầng Cần Thơ thay đổi từ 35,5m đến 125,4m.
Các trầm tích của hệ tầng Cần Thơ bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Năm Căn, tuổi Pliocen muộn (N22nc) và phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích được tạm xếp vào hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph).
2.2.7.3. Thống Pliocene trên, hệ tầng Năm Căn (N22nc)
Theo các tài liệu lỗ khoan, các trầm tích được xếp vào hệ tầng Năm Căn gặp phổ biến trong các lỗ khoan sâu từ độ sâu 167,2m trở xuống. Thành phần trầm tích chủ yếu là sét kết, xen các lớp cát kết màu xám vàng loang lổ, cấu tạo phân lớp mỏng.
Hệ tầng Năm Căn trong lỗ khoan 210 phân bố từ độ sâu 247,5m đến 359,2m. Trong lỗ khoan này gặp khá nhiều bào tử phấn gồm các dạng
Polypodia gen. sp., Cystopteris sp., Angiopteris sp., Osmucda sp., Lygodium
sp., Ginkgo sp., Pinus sp., Quercus sp., Magnolia sp., Moraceae sp., Palmae
sp., Rhizophora sp., Poaceae gen. sp… Như vậy, các thơng số độ hạt, thành phần trầm tích và di tích tảo cho thấy mơi trường trầm tích là mơi trường vũng vịnh nửa kín.
Bề dày đạt từ 81,5m đến 125,5m.
Các trầm tích của hệ tầng Năm Căn bị phủ bởi các trầm tích của hệ tầng Mỹ Tho và phủ trên các trầm tích hệ tầng Cần Thơ.