Thực trạng về nguồn vốn ODA tại tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 72)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Thực trạng về nguồn vốn ODA tại tỉnh Quảng Ninh

3.2.2.1. Đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung

Bảng 3.6. Nguồn vốn ODA giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị tính: Nghìn USD

2007 2008 2009 2010 2011 2011

ODA 16.463 11.01 8.347 6.517 7.636 8.548

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh

Nhìn vào bảng trên ta thấy, vốn ODA đầu tƣ vào tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007 đến nay có xu hƣớng giảm do sự biến động kinh tế toàn cầu gây ra khủng hoảng kinh tế ở các nƣớc tài trợ nên lƣợng vốn đầu tƣ bị giảm. Năm 2007, tổng số vốn ODA đầu tƣ vào tỉnh Quảng Ninh là 16.463 nghìn USD, nhƣng đã giảm dần trong các năm 2008 chỉ còn 11,01 nghìn USD, năm 2010 chỉ còn 6.517 nghìn USD. Nhƣng lại tiếp tục tăng trở lại trong năm 2010 và 2011, đạt con số tƣơng ứng là 7.636 nghìn USD và 8.548 nghìn USD.

Các lĩnh vực thu hút ODA đều trực tiếp hay gián tiếp tác động đến việc giảm nghèo. Chẳng hạn nhƣ vốn ODA đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, điện, giáo dục… đều có nhiều tác động tích cực đến cuộc sống ngƣời nghèo. Trong tổng số vốn ODA đã đƣợc ký kết theo các hiệp định có rất nhiều dự án mà các nhà tài trợ trực tiếp cho các chƣơng trình giảm nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2.2. ODA phân theo hình thức hỗ trợ

Ta có nguồn vốn ODA phân theo hình thức hỗ trợ đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.7. Vốn ODA phân theo hình thức hỗ trợ

Đơn vị tính: Nghìn USD

2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số 16.463 11.010 8.347 6.517 7.636

Viện trợ không hoàn lại 1.424 1.319 549 1.649 868 Cho vay với thời hạn là lãi suất cụ thể 15.039 9.691 7.798 4.868 6.768

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh

1424 1319 549 1649 868 15039 9691 7798 4868 6768 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Viện trợ không hoàn lại Cho vay với thời hạn và lãi suất cụ thể

Biểu đồ 3.5. Vốn ODA phân theo hình thức hỗ trợ

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh

Từ bảng trên, ta thấy nguồn vốn ODA đầu tƣ vào tỉnh Quảng Ninh cũng giống nhƣ ODA đầu tƣ vào nhiều tỉnh khác trên cả nƣớc, ODA cho vay với thời hạn và lãi suất cụ thể chiếm phần lớn so với ODA không hoàn lại. Năm 2007, số vốn cho vay với thời hạn là lãi suất cụ thể đạt 15.039 nghìn USD, trong khi số vốn viện trợ không hoàn lại chỉ đạt 1.424 nghìn USD, chỉ bằng 9% số vốn cho vay với thời hạn là lãi suất cụ thể. Năm 2009, số vốn cho vay với thời hạn là lãi suất cụ thể đạt 7.798 nghìn USD, chỉ bằng một nửa so với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 2007, và số vốn viện trợ không hoàn lại cũng giảm một nửa so với 2007 đạt 549 nghìn USD. Đến năm 2011, số vốn cho vay với thời hạn là lãi suất cụ thể là 6.768 nghìn USD, số vốn viện trợ không hoàn lại là 868 nghìn USD.

3.2.2.3. ODA phân theo nhóm ngành kinh tế

Bảng 3.8. Vốn ODA phân theo nhóm ngành kinh tế

Đơn vị tính: Nghìn USD

2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số 16.463 11.010 8.347 6.517 7.636

Nông, lâm, thủy sản 533 618 1.471 994 951

Xây dựng 14.710 9.332 6.613 4.255 6.468

Giáo dục, đào tạo 121

Y tế 1.220 1.027 10 26 96

Phát triển doanh nghiệp 33 253 914

Tăng cƣờng năng lực ngành điện 328

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh

Nguồn vốn ODA phân theo thành phần kinh tế thì thấy rằng ODA đầu tƣ chủ yếu vào ngành xây dựng mà cụ thể là xây dựng cơ bản, tiếp theo là y tế và hoạt động cứu trợ và nông lâm nghiệp. Một số lƣợng nhỏ ODA đầu tƣ vào giáo dục hay việc phát triển ngành điện. Với cơ cấu ODA nhƣ vậy cho thấy sự phân bố hợp lý cho mục tiêu giảm nghèo và phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế toàn tỉnh nói chung.

12%

85% 2%

1%

Nông, lâm, thủy sản Xây dựng

Giáo dục, đào tạo Y tế

Biểu đồ 3.6. Cơ cấu nguồn vốn ODA tỉnh Quảng Ninh năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* ODA phân theo nhóm ngành xây dựng: Nhóm ngành xây dựng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng đầu tƣ vốn ODA lớn nhất trong các nhóm ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, chiếm xấp xỉ 85%. Năm 2007, nguồn vốn ODA đầu tƣ vào nhóm ngành này là 14.710 nghìn USD, giảm dần trong các năm 2008- 2010, xuống chỉ còn 4.255 nghìn USD trong năm 2010, nhƣng lại tăng trở lại vào năm 2011 đạt 6.468 nghìn USD.

* ODA phân theo nhóm ngành nông, lâm, thủy sản

Nguồn vốn ODA dành cho phát triển nông- lâm- ngƣ nghiệp và thủy lợi chiếm 12% tổng vốn thu hút. Năm 2007, nguồn vốn ODA đầu tƣ cho nhóm ngành này chỉ là 533 nghìn USD, tăng dần đến năm 2009 đạt 1.471 nghìn USD, và giảm dần trong các năm 2010 còn 994 nghìn USD và năm 2011 là 951 nghìn USD.

Một số dự án nhƣ: “Phát triển nông thôn tổng hợp”, “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nông nghiệp”, “Phát triển nông thôn miền”, “Mua giống lúa hỗ trợ bão” đƣợc cấp vốn bởi Chƣơng trình hỗ trợ phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB). Các dự án này chủ yếu dành cho các huyện nghèo của tỉnh nhƣ Đông Chiều, Ba Chẽ..., góp phần quan trọng giúp các huyện đầu tƣ phát triển nông nghiệp và nông thôn, cải thiện một bƣớc quan trọng đời sống của ngƣời dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục.

* ODA phân theo nhóm ngành y tế, giáo dục đào tạo và các ngành khác

Trong lĩnh vực y tế, mục tiêu đặt ra là: “Nâng cấp và tăng cƣờng trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa khu vực 700 giƣờng, bệnh viện khu vực, bệnh viện huyện, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) trong lĩnh vực y tế nhƣ giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và suy dinh dƣỡng trẻ em, cải thiện sức khỏe sinh sản của các bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS...”. Hai năm 2007,2008, nguồn vốn ODA giành cho lĩnh vực y tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣgs ở vị trí thứ hai trong các nhóm ngành kinh tế, đạt 1.220 nghìn USD năm 2007 và 1.027 nghìn USD năm 2008. Tuy nghiên giảm xuống nhanh chóng, chỉ còn 10 nghin USD vào năm 2009, tăng dần trở lại 26 nghìn USD năm 2010 và 96 nghìn USD năm 2011.

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, có khá nhiều dự án ODA giúp ngành giáo dục Quảng Ninh thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cƣờng năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nƣớc ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nƣớc ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ và quản lý. Các dự án này đƣợc giải ngân một cách nhanh chóng, đem lại những hiệu quả hết sức thiết thực. Có những dự án nhƣ: “Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”, “Phát triển giáo dục trung học cơ sở”, “Cung cấp thiết bị dạy nghề”, ngoài việc thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục, còn đạt đƣợc các mục tiêu xã hội khác. Năm 2011, nguồn vốn ODA sử dụng cho lĩnh vực giáo dục đào tạo là 121 nghìn USD.

Trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp và tăng cƣờng năng lực ngành điện, năm 2007 và năm 2011 không có nguồn vốn ODA đầu tƣ vào hai lĩnh vực này. Năm 2010, lĩnh vực phát triển doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ 914 nghìn USD, lĩnh vực tăng cƣờng năng lực ngành điện đƣợc đầu ƣ 328 nghìn USD.

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)