Hiện trạng tình hình sử dụng nguồn vốn ODA cho giảm nghèo tạ

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 38)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1.Hiện trạng tình hình sử dụng nguồn vốn ODA cho giảm nghèo tạ

một số quốc gia trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung. Năm 1980 đến cuối 2005, tổng số vốn ODA WB cam kết với Trung Quốc là 39 tỷ USD (ngƣời Trung Quốc gọi là “vay vốn Chính phủ nƣớc ngoài”). Vốn ODA đóng một vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy cải cách và phát triển ở Trung Quốc với 263 dự án đƣợc thực hiện ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng, và ở khắp các địa phƣơng.

Tóm tắt nguyên nhân thành công của việc sử dụng ODA ở Trung Quốc có mấy điểm: Có chiến lƣợc hợp tác tốt; Xây dựng tốt các dự án; Cơ chế điều phối và thực hiện tốt; Cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ.Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ƣơng quản lý ODA là Bộ Tài chính và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia. Bộ Tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính làm nhiệm vụ “đi kiếm tiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. Bộ Tài chính yêu cầu các Sở Tài chính địa phƣơng thực hiện kiểm tra thƣờng xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh giá từng dự án.Các Bộ ngành chủ quản và địa phƣơng có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp với Bộ Tài chính giám sát việc sử dụng vốn. Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách “ai hƣởng lợi, ngƣời đó trả nợ”. Quy định này buộc ngƣời sử dụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia

Phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra đánh giá. Ở Malaysia, vốn ODA đƣợc quản lý tập trung vào một đầu mối là Văn phòng Kinh tế Kế hoạch. Vốn ODA đƣợc đất nƣớc này dành cho thực hiện các dự án giảm nghèo, nâng cao năng lực cho ngƣời dân.Văn phòng Kinh tế Kế hoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trung ƣơng, chịu trách nhiệm phê duyệt chƣơng trình dự án, và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia. Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ. Mục đích lớn nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để tăng cƣờng năng lực con ngƣời thông qua các lớp đào tạo.

Malaysia công nhận rằng họ chƣa có phƣơng pháp giám sát chuẩn mực. Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá. Kế hoạch theo dõi và đánh giá đƣợc xây dựng từ lập kế hoạch dự án và trong lúc triển khai.Cũng tƣơng tự nhƣ Ba Lan, Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phƣơng pháp đánh giá của đất nƣớc này là khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nƣớc nhận viện trợ, bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá của hai phía. Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so với chính sách và chiến lƣợc, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả.

Hoạt động theo dõi đánh giá đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Cũng quan niệm nhƣ Ba Lan, Malaysia cho rằng công tác theo dõi đánh giá không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, và đặc biệt là giảm lãng phí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.1.3. Kinh nghiệm Mexico

Ngày 12/8/1982 Mexico công bố với cộng đồng tài chính quốc tế là nƣớc này đã sử dụng gần hết nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia và không còn khả năng thanh toán các khoản nợ nƣớc ngoài đến hạn nữa. Tại thời điểm đó nợ nƣớc ngoài của Mexico lên đến 80 tỷ USD, làm cho Mexico trở thành nƣớc đang phát triển có số nợ lớn thứ hai (sau Brazil) trên thế giới.

Nguyên nhân đƣa Mexico và một số nƣớc đến khủng hoảng nợ trong những năm 80 có nhiều, bao gồm các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các nguyên nhân khách quan bao gồm sự biến động của lãi suất quốc tế trên thị trƣờng quốc tế, lãi suất LIBOR năm 1978 khoảng 9%/năm tăng lên 12%/năm trong năm 1979 và 16%/năm trong năm 1981, trong khi đó giá hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của các nƣớc đang phát triển giảm đột ngột, cụ thể là mức giá năm 1981 giảm 14,6% so với năm 1980, năm 1982 giảm 12% so với năm 1981. Lãi suất tăng đột ngột làm cho nghĩa vụ trả nợ của các nƣớc đang phát triển tăng, ngƣợc lại giá hàng xuất khẩu giảm làm cho nguồn thu ngoại tệ giảm không đáp ứng đƣợc nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan nằm trong chính sách vay và sử dụng vốn của Mexico trực tiếp làm cho Mexico rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Trong 3 thập kỷ 40, 50, 60 kinh tế Mexico đạt mức tăng trƣởng khá. Đến những năm 70 và đầu những năm 1980 Chính phủ khuyến khích phát triển công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu. Nguồn vốn để tài trợ cho chính sách công nghiệp này là sử dụng nguồn thu từ dầu mỏ, tăng mức bội chi ngân sách, và đẩy mạnh vay nợ nƣớc ngoài. Năm 1982, thâm hụt ngân sách của Mexico đạt mức 18% GNP. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do bội chi ngân sách lớn, cán cân thƣơng mại thâm hụt, tổng số nợ nƣớc ngoài lớn, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, lạm phát cao (năm 1987 là 150%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 38)