Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 110)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.2. Đối với Bộ Tài chính

Cần hƣớng dẫn cụ thể việc triển khai các quy định về tài chính thuận lợi nhất: phƣơng thức (cấp phát, cho vay lại), vốn đối ứng đảm bảo bố trí vốn đối ứng kịp thời, nhanh chóng cho các dự án. Cần phân định rõ cơ chế tài chính (cấp phát, cho vay lại, hỗn hợp) áp dụng phù hợp với từng loại dự án khác nhau, trong đó chia ra 2 loại chính: các dự án có khả năng thu hồi vốn và các dự án không có khả năng thu hồi vốn.

Lập ngân sách cho công tác chuẩn bị dự án để đảm bảo các dự án không bị thụ động trong việc đợi kinh phí để chuẩn bị. Xây dựng một nguồn dự phòng trong NSNN dành riêng cho dự án ODA giúp việc thực hiện dự án phù hợp hơn với khả năng đáp ứng của nguồn vốn trong nƣớc, giảm bớt tính thụ động trong điều hành vốn đối ứng. Đồng thời giúp cho việc bố trí kế hoạch vốn đối ứng của dự án hợp lý hơn, tránh lãng phí vì hiện nay phần lớn các dự án có có tâm lý khi xây dựng đƣa con số cao để phòng thiếu vốn khi thực hiện.

Cải tiến quy trình lập kế hoạch ngân sách và giải ngân của dự án ODA phù hợp với quy định của nhà tài trợ (vấn đề vốn NSNN và vốn xây dựng cơ bản) theo hƣớng thống nhất với Bộ Kế hoạch và đầu tƣ các quy trình từ lập kế hoạch, đến phân bổ vốn, kiểm soát chi; thống nhất định mức chi tiêu cho các hoạt động có nội dung giống nhau; thống nhất thủ tục quyết toán, làm cho việc quản lý giản đơn cũng nhƣ giảm bớt đầu mối cho dự án, từ đó giảm bớt chi phí giao dịch của việc đầu tƣ.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tƣ ban hành Cẩm nang về các thông lệ, thủ tục và cơ cấu nguồn vốn ODA, trong đó chỉ rõ ai đƣợc làm gì? Làm khi nào và nhƣ thế nào? Đồng thời cũng quy định thật cụ thể thời hạn giải quyết qua từng khâu công việc. Vì thực tế hiện nay, ở mỗi dự án, mỗi nhà tài trợ lại có một cuốn cẩm nang hƣớng dẫn riêng, và mỗi dự án đều dựa vào hƣớng dẫn đó để xây dựng cho mình một quy chế tài chính phù hợp với yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cầu của nhà tài trợ và Bộ Tài chính, và thƣờng thì việc xây dựng này mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, thực tế đòi hỏi cần có một quyển cẩm nang chung, quy định cụ thể cho từng nhà tài trợ trên cơ sở hài hoà thủ tục của Việt Nam, điều này sẽ giúp làm giảm cả chi phí về thời gian và tiền bạc trong việc xây dựng quy chế tài chính cho từng dự án.

Cùng với Tổng cục thuế xem xét và sửa đổi một số quy định về thuế GTGT, thuế XNK theo hƣớng đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế (các văn bản, giấy tờ ...), giảm bớt thời gian xem xét và tiến hành hoàn thuế để đảm bảo các dự án có vốn đối ứng kịp thời để thực hiện dự án. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cùng Tổng cục thuế cũng nên xem xét lại quy trình xin miễn thuế Thu nhập cá nhân. Bởi vì, hiện nay tại một số dự án ở Bộ NNo&PTNT, có thuê chuyên gia nƣớc ngoài tƣ vấn. Đối với những chuyên gia này, hầu hết là thuộc đối tƣợng đƣợc miễn thuế nhƣng theo quy đinh hiện nay, thủ tục để xin miễn thuế rất phức tạp (trình lên Bộ Kế hoạch - đầu tƣ, Bộ Tài chính sau đó chuyển lại cho Tổng cục thuế), điều này làm giảm đáng kể tiến độ thực hiện dự án.- Hiện nay, các nhân viên tuyển dụng làm việc tại các Ban quản lý dự án thuộc Bộ NNo&PTNT đang đƣợc trả lƣơng cũng nhƣ các lợi ích khác nhƣ công tác phí, tiền ngủ... khi đi công tác theo hệ thống thang bảng lƣơng của Nhà nƣớc (theo Thông tƣ 112 áp dụng cho các dự án sử dụng vốn ODA). Nhƣng nhƣ đã phân tích ở phần chƣơng II, định mức này tỏ ra không phù hợp vì thực tế cho thấy công việc tại các BQL dự án nhiều, đòi hỏi ngƣời có trình độ, kinh nghiệm và tâm huyết... Trong khi đó chế độ đãi ngộ không tƣơng xứng sẽ không thu hút đƣợc những ngƣời thực sự phù hợp. Chính vì vậy, Bộ Tài chính cần nhanh chóng nghiên cứu, sửa đối lại định mức chi tiêu trong Thông tƣ 112, để đảm bảo có thể khắc phục đƣợc những khó khăn trên.

Có cơ chế thực thi để tăng cƣờng quản lý các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ODA. Tăng cƣờng công tác kiểm tra/giám sát/quyết toán tài chính hàng năm các dự án để kịp thời phát hiện các sai sót và có những điều chính thích hợp. Vì thực tế hiện nay cho thấy, các dự án ODA ở Việt Nam nói chung và tại Bộ NNo&PTNT nói riêng, hàng năm công tác thanh tra/quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

toán chỉ do Vụ Kế hoạch – Tài chính trực thuộc Bộ thực hiện, còn Bộ Tài chính nhƣ đứng ngoài cuộc và họ chỉ thực sự bắt tay vào công việc quyết toán tài chính khi dự án đã kết thúc. Khi đó, nếu có sai sót thì việc sửa chữa cũng đã quá muộn. Và thực tế một số dự án tại Bộ NNo&PTNT chƣa đóng cửa đƣợc mặc dù đã kết thúc từ lâu, điều này một mặt vừa làm giảm hiệu quả thực hiện dự án, làm cho dự án dây dƣa, kéo dài. Mặt khác, làm giảm lòng tin và hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà tài trợ.

4.4.3. Đối với Bộ Kế hoạch - Đầu tư

Tiếp tục tiến trình hài hoà thủ tục với nhà tài trợ: Cùng với Bộ ngoại giao, Bộ Tài chính làm cầu nối giữa Chính phủ và nhà tài trợ thông qua việc tiếp tục tổ chức các cuộc hội nghị/hội thảo các nhà tƣ vấn giữa kỳ, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ nêu lên ý kiến, khó khăn/thắc mắc trong quá trình thực hiện dự án cũng nhƣ biết đƣợc các chƣơng trình ƣu tiên của Chính phủ, trên cơ sở đó lấy ý kiến, phối hợp/chia sẻ thông tin với các nhà tài trợ; khuyến khích các nhà tài trợ phối hợp với nhau một cách hệ thống hơn trong khâu chuẩn bị dự án để tránh trùng lắp.

- Tiếp tục hỗ trợ Chính phủ trong việc xây dựng Định hƣớng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức theo thời kỳ 5 năm, 10 năm trên cơ sở cụ thể và chi tiết lĩnh vực ƣu tiên sử dụng vốn, tỷ lệ đầu tƣ theo khu vực..., nhằm giúp cho các Nhà tài trợ có đƣợc cái nhìn tổng thể về kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam, từ đó có những hỗ trợ phù hợp và kịp thời.

- Để những thay đổi tích cực của Nghị định 131/2006/NĐ- CP sớm đƣợc hƣớng dẫn, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ cần nhanh chóng lấy ý kiến của các Bộ ban ngành, phối kết hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức theo Nghị định số 131/2006/NĐ- CP. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ xây dựng ... cùng nhau ngồi lại thống nhất để cho ra một văn bản hƣớng dẫn chung cho Nghị định 131, thay vì mỗi Bộ lại ban hành một hƣớng dẫn riêng, chồng chéo và trùng lắp nhau nhƣ trƣớc kia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cần nâng cao hơn nữa vai trò thẩm định của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ đối với các dự án trên cơ sở xây dựng quy chế thẩm định rõ ràng, khoa học và công khai thông qua chế độ thông tin 02 chiều để cho các Chủ đầu tƣ biết và thực hiện.

- Làm việc và thống nhất với Bộ Tài chính ban hành hƣớng dẫn đối với công tác lập kế hoạch và định mức chi tiêu đối với dự án hỗn hợp, vừa có tính chất hành chính sự nghiệp, vừa có tính chất xây dựng cơ bản. Tránh tình trạng, một dự án nhƣng lại sử dụng hai chế độ tài chính, định mức, hai chế độ kế toán nhƣ hiện nay, gây khó khăn cho việc thực hiện cũng nhƣ quyết toán dự án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình KT- XH của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh riêng, đặc biệt là sự nghiệp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho quá trình giảm nghèo, cần thiết phải có các nghiên cứu, đánh giá định kỳ, toàn diện và các nghiên cứu chuyên sâu theo từng lĩnh vực, từ đó đƣa ra những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các chính sách liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế. Xuất phát từ đặc điểm về vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển chung của Việt Nam, luận văn đã chọn đề tài nghiên cứu về vốn ODA trong quá trình giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở lý luận chung về tài trợ ODA và vấn đề giảm nghèo, luận văn đã đƣa ra đƣợc những chỉ tiêu định tính cũng nhƣ định lƣợng để đánh giá mức độ tác động của nguồn vốn cùng với đó là ba nhân tố khách quan và bảy nhân tố chủ quan tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn vôn ODA đối với giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh.

Đánh giá hiện trạng chất lƣợng sử dụng vốn ODA nhằm giảm nghèo tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 2005 đến nay, ta có thể thấy rằng bên cạnh một những thành tựu đã đạt đƣợc trong việc giảm nghèo bằng cách sử dụng nguồn vốn ODA nhƣ tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh giảm, tỷ lệ hộ nghèo trong các huyện nghèo giảm. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế về vấn đề giảm nghèo nhƣ vẫn còn tồn tại nhiều hộ hoàn nghèo và việc thoát nghèo là không bền vững, một số tỉnh nhƣ Đông Chiều,... năm trƣớc có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhƣng năm sau lại tăng và ở mức độ cao. Những hạn chế này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, tình hình kinh tế chính của cả nƣớc và những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân ngƣời nghèo và ban lãnh đạo tỉnh.

Trên cở sở những nguyên nhân của hạn chế việc sử dụng vốn ODA cho giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh, luận văn đã đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả sử dụng nguồn vốn ODA nhằm giảm nghèo tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2020. Với mục tiêu có thể nâng cao việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA trong quá trình xóa đói ở tỉnh Quảng Ninh, tác giả hy vọng có thể đóng góp một số ý kiến để có thể giúp Quảng Ninh thực hiện đƣợc chiến lƣợc giảm nghèo nói riêng và chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh nói chung. Do vậy, trong thời gian tới, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn phát triển chính thức ODA nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Trung Ƣơng và địa phƣơng trong thực hiện các mục tiêu phát triển, tỉnh Quảng Ninh cần quan tâm hơn tới các chính sách, biện pháp để tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn ODA

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ngô Thắng Lợi (2010), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội.

3. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phƣơng (2010), Giáo trình Kinh tế Đầu , Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Tạp chí Khoa học công nghệ, (số 2(31)2009), Bàn về vấn đề quản lý ODA ở Việt Nam, Đại học Đà Nẵng

5. Cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 6. Tạp chí Kinh tế & QTKD. 7. Trang web. + www.portal.uct.edu.vn + www.hids.hochiminhcity.gov.vn + www.thuvienphapluat.vn + www.giaoan.violet.vn

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)