Giải quyết vốn đối ứng

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 102)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.9. Giải quyết vốn đối ứng

Vốn đối ứng cho các chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA là phần vốn trong nƣớc tham gia trong từng chƣơng trình, dự án ODA đƣợc cam kết giữa phía Việt Nam và phía nƣớc ngoài trong các văn kiện, hiệp định dự án, quyết định đầu tƣ của cấp có thẩm quyền. Các dự án vay vốn của Chính phủ Nhật Bản hoặc Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á thƣờng yêu cầu vốn đối ứng trong nƣớc chiếm từ 15% đến 30% tổng giá trị dự án; các dự án viện trợ của các tổ chức Liên hợp quốc thƣờng đòi hỏi vốn trong nƣớc khoảng 20% giá trị dự án.

Thông thƣờng, các nhà tài trợ đa phƣơng và song phƣơng khuyến khích áp dụng hình thức tài trợ trƣớc, tức là dùng vốn của phía Việt Nam, của địa phƣơng để ứng cho các hoạt động của dự án và hoàn vốn nƣớc ngoài sau.Một số dự án thực hiện tại cấp địa phƣơng có chủ đầu tƣ là UBND tỉnh khi tham gia dự án, xây dựng dự án và trƣớc khi đàm phán với phía nhà tài trợ đã có cam kết sẽ bố trí vốn đối ứng cho dự án theo tiến độ thực hiện. Nhƣng đến khi thực hiện thì lại phản ánh tình trạng không đủ nguồn để bố trí vốn cho dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về nguyên tắc, vốn đối ứng của chƣơng trình, dự án thuộc cấp nào thì cấp đó xử lý từ nguồn ngân sách của mình. Trƣờng hợp một số địa phƣơng có vốn đối ứng phát sinh quá lớn, vƣợt khả năng cân đối thì cần trình Thủ tƣớng Chính phủ để xin hỗ trợ một phần ngay từ khi lập dự án. Tuy nhiên, thực tế vấn đề vốn đối ứng không phải lúc nào cũng trôi chảy, mà đang là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ trong việc thực hiện dự án.

Cơ chế vốn đối ứng khác nhau cho những dự án cùng loại là câu hỏi đang chờ giải đáp. Bên cạnh đó, một số dự án do vốn đầu tƣ lớn nên càng khó khăn về vốn đối ứng, đặc biệt là đối với các địa phƣơng.

Để tháo gỡ những khó khăn về vốn đối ứng, cần quy định cụ thể hơn về cơ chế vốn đối ứng. Đảm bảo vốn đối ứng đƣợc cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án, thống nhất cơ chế vốn đối ứng với những dự án cùng loại.

Mặt khác, cần tăng cƣờng quản lý và sử dụng vốn đối ứng cho các dự án ODA phù hợp với quy định của địa phƣơng và không đƣợc sử dụng vốn đối ứng ngoài các mục đích, nội dung của dự án.

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)