Lý luận về giảm nghèo

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 25)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.2. Lý luận về giảm nghèo

1.1.2.1. Khái niệm về đói nghèo

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống tối thiểu không thỏa mãn nhu cầu cơ bản của cuộc sống nhƣ: sự thiếu thốn về cả vật chất và phi vật chất, có cuộc sống thấp, nhà ở tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, không có vốn để sản xuất, con em không đƣợc đến trƣờng hoặc không có điều kiện học cao lên, bệnh không đƣợc đến bác sĩ, không tiếp cận với thông tin, không có thời gian và điều kiện vui chơi giải trí,…Đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ nghèo có mức sống nhỏ hơn mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì sự sống.

Theo Word Bank: Nghèo là đói, thiếu nhà, bệnh không đƣợc đến bác sĩ, không đƣợc đến trƣờng, không biết đọc, biết viết, không có việc làm, lo sợ cho cuộc sống tƣơng lai, mất con do bệnh hoạn, ít đƣợc bảo vệ quyền lợi và tự do.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Định nghĩa đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng đƣa ra tháng 9/1993 là: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phƣơng. Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo, đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới nhất trí sử dụng, trong đó có Việt Nam.

1.1.2.2. Các phương pháp, chỉ tiêu đo lường, xác định chuẩn nghèo a. Phương pháp tiếp cận

Chuẩn nghèo là thƣớc đo mức sống dân cƣ để phân biệt trong xã hội ai thuộc diện nghèo và ai không thuộc diện nghèo. Hiện nay, trên thế giới sử dụng ba phƣơng pháp tiếp cận chuẩn nghèo chủ yếu sau: Phƣơng pháp dựa vào nhu cầu chi tiêu, Phƣơng pháp dựa vào thu nhập thực tế, Phƣơng pháp dựa vào đánh giá của ngƣời dân. Trong ba phƣơng pháp trên thì 2 phƣơng pháp đầu đƣợc các quốc gia sử dụng khá phổ biến.

b. Các chỉ tiêu đo lường đói nghèo

* Chỉ tiêu thu nhập:

Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh đƣợc quy mô, trình độ phát triển kinh tế và mức sống của ngƣời dân trong một nƣớc. Có hai phƣơng pháp tính toán chủ yếu của WB nhƣ sau:

- Phƣơng pháp Atlas ( phƣơng pháp theo tỉ giá hối đoái): WB phân ra làm 6 loại nƣớc ( là mức thu nhập năm 1990). Nhóm nƣớc cực giàu> 25.000 USD/năm; nƣớc giàu: 20.000 - <25000 USD/năm; nƣớc khá giàu: 10.000 - < 20.000 USD/năm; nƣớc trung bình: 2.500 - <10.000 USD/năm; nƣớc nghèo: 500 - <2.500 USD/ năm; nƣớc cực nghèo: < 500 USD/năm.

Tuy nhiên theo phƣơng pháp trên, việc chuyển đổi thƣờng bị sai lệch không phản ánh đƣợc tính ngang giá của sức mua. Do đó, từ đầu nhƣng năm 1990, Liên hợp quốc đã đề ra phƣơng pháp tính bình quân thu nhập mỗi nƣớc theo sức mua tƣơng đƣơng (PPP).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phƣơng pháp sức mua tƣơng đƣơng (PPP): đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa các nƣớc, nhằm đƣa ra chỉ tiêu định lƣợng so sánh giữa các nƣớc bằng cách đƣa đồng tiền của mỗi nƣớc về một đơn vị đo lƣờng thống nhất đồng USD. WB sau nhiều cuộc điều tra đã đƣa ra ngƣỡng nghèo chung (theo PPP). Đối với các nƣớc thu nhập thấp: < 1 USD/ngƣời/ngày; đối với các nƣớc thu nhập trung bình thấp: < 2 USD/ ngƣời/ngày.

* Chỉ tiêu dinh dƣỡng:

Nhu cầu dinh dƣỡng là nhu cầu cơ bản và tốt thiểu của con ngƣời để tồn tại, hoạt động và tái tạo sức lao động. Chỉ tiêu cơ bản nhất về lƣợng dinh dƣỡng đƣa vào cơ thể là lƣợng calo tiêu dùng hàng ngày. Để xây dựng một ngƣỡng nghèo cần phải xác định nhu cầu tiêu dùng của toàn bộ dân số. Lƣợng dinh dƣỡng 2.100 kcalo mà tổ chức y tế thế giới (WHO) đƣa ra dựa trên nhiều lần đánh giá, kiểm nghiệm.

Ngưỡng nghèo hay mức nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, đƣợc xác định nhƣ tổng số tiền chi cho giỏ tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lƣợng tối thiểu lƣơng thực, thực phẩm và đồ dùng cá nhân cần thiết bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một ngƣời ở tuổi trƣởng thành và các khoản chi bắt buộc khác, WB xây dựng ngƣỡng nghèo trên cơ sở xác định nhu cầu tiêu dùng về lƣơng thực của con ngƣời, cụ thể:

- Ngƣỡng nghèo thứ nhất: là số tiền cần thiết để mua số lƣợng lƣơng thực. Lƣợng lƣơng thực phải đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng đủ 2100 kcalo cho mỗi ngƣời mỗi ngày (gồm 40 loại sản phẩm), đƣợc gọi là ngƣỡng nghèo lƣơng thực.

- Ngƣỡng nghèo thứ hai: bao gồm chi tiêu cho sản phẩm lƣơng thực và phi lƣơng thực gọi là ngƣỡng nghèo chung.

Nghèo đói chịu tác động của nhiều nhân tố nên chƣa thể coi ba phƣơng pháp trên là căn cứ để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia. Vì vậy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LHQ đã sử dụng chỉ số nghèo đói Human Poverty Index (HPI). Cách tính HPI dành cho các nƣớc đang phát triển đƣợc tính theo công thức:

HPI = {1/3(P13 + P23+ P33)}1/3

Trong đó P1: xác suất những ngƣời không thọ quá 40 tuổi (×100) P2: tỷ lệ ngƣời lớn mù chữ

P3: giá trị bình quân phi gia quyền của tỷ lệ ngƣời dân không tiếp cận bền vững với các nguồn nƣớc sạch và tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng.

Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo khổ càng lớn và ngƣợc lại. Giá trị HPI của một nƣớc nói lên rằng sự nghèo khổ của con ngƣời ảnh hƣởng lên bao nhiêu phần dân số nƣớc đó.

Ngoài ra, còn sử dụng hệ số GINI, là thƣớc đo đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu bất bình đẳng về phân phối thu nhập, hệ số nhận giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Chỉ số này càng lớn thì mức độ bất bình đẳng càng cao.

c. Một số tiêu chí để xác định chuẩn nghèo

Nghèo khổ là vấn đề mang tính đa diện nên cần có cách tiếp cận tổng thể để nghiên cứu. Căn cứ vào quan niệm về nghèo đói của nhiều tổ chức, nhiều học giả trên thế giới, từ định nghĩa: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời bao gồm cả khía cạnh sinh lý học và xã hội mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng mà cộng đồng đó cƣ trú tại một thời điểm nhất định”. Thiếu hụt về sinh lý học là không đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và sinh học nhƣ dinh dƣỡng, sức khỏe, giáo dục và nhà ở. Thiếu hụt về mặt xã hội liên quan đến các khái niệm nhƣ bình đẳng, rủi ro và đƣợc tự chủ, tôn trọng trong xã hội. Nhƣ vậy định nghĩa này bao hàm hai tiêu chí định tính và định lƣợng.

* Tiêu chí định lƣợng:

Một trong những nhân tố phản ánh rõ rệt đời sống của ngƣời nghèo về tiêu chí kinh tế đƣợc thể hiện qua thu nhập và nhóm tiêu chí về chi tiêu. Đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là chỉ số có liên quan đến việc duy trì cuộc sống gia đình có thể hỗ trợ tích cực cho việc đo lƣờng tình trạng nghèo khổ và nhìn nhận một số đặc điểm của nghèo đói.

- Về thu nhập: Thu nhập của ngƣời nghèo nhìn chung rất thấp và không ổn định. Mỗi hộ gia đình có thể thu nhập từ một hoặc nhiều nguồn, có thể kể đến các khoản thu từ việc làm (việc làm chính, việc làm phụ ở các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp) và ngoài việc làm (lƣơng hƣu, than nhân, giúp đỡ..). Mặt khác, ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân nhân khẩu của các hộ gia đình còn là hệ số phụ thuộc, tức tỷ lệ phần trăm số ngƣời ăn theo trên số ngƣời có thu nhập.

- Về chi tiêu: Đi đôi với thu nhập là chi tiêu của hộ gia đình. Phân tích về chỉ tiêu này còn là một phƣơng thức khám phá sự bố trí ngân sách gia đình cho những vấn đề ƣu tiên hay không ƣu tiên, đặc biệt ở các hộ nghèo. Phân tích mối liên hệ giữa thu nhập và chi tiêu cho thấy rằng, có một cách thức chi tiêu tƣơng ứng với sự khá giả hay nghèo khó của các hộ gia đình. Sự gia tăng chi tiêu phản ánh trên bình diện chung một mức sống khá hơn, nhƣng điều này không hoàn toàn là sự nâng cao mức sống vì chi tiêu mang tính ổn định nhƣng dễ bị đột biến theo những biến cố của gia đình. Nhìn chung, mức chi cho ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu thƣờng xuyên của các hộ gia đình nhƣng do nguồn thu nhập ít ỏi nên hầu nhƣ phần lớn thu nhập chủ yếu đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu ăn uống thƣờng ngày của ngƣời nghèo. Lƣơng thực thực phẩm chiếm 60-70% chi tiêu hàng tháng của những gia đình nghèo, còn lại để chi tiêu cho khám chữa bênh, hiếu hỉ…, trong đó chi cho học hành của con cái vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định trong ngân sách gia đình. Thực ra chi tiêu chỉ có ảnh hƣởng gián tiếp đến vấn đề có hay không vƣợt đƣợc nghèo.

* Tiêu chí định tính:

Các tiêu chí định tính đƣợc thể hiện tƣơng đối phong phú ở một số khía cạnh nhƣ: nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hƣởng thụ văn hóa, việc làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(khả năng nắm bắt và chuyển đổi), môi trƣờng pháp lý (ngƣời nhập cƣ), vốn xã hội (quan hệ, thông tin)..

- Tình trạng nhà ở và sinh hoạt: Nhà ở không chỉ là vấn đề nhạy cảm của ngƣời dân mà còn tạo áp lực không nhỏ lên vai những nhà quản lý trƣớc những tình trạng nhƣ: nhà ở trái phép, không đúng quy hoạch, chƣa xác định sở hữu, đặc biệt là phân hóa xã hội trên lĩnh vực nhà ở. Nhà ở cho ngƣời nghèo là một trong những mục tiêu căn bản đang đƣợc quan tâm. Liệu những ngƣời này có khả năng vƣơn tới một tình trạng cƣ trú tốt hơn không, liệu điều kiện cƣ trú tốt có thay đổi gì đến tình trạng nghèo của họ không?

Điều quan trọng ở đây là dù ngƣời nghèo có quyền sở hữu nhà ở của mình nhƣng kết cấu nhà ở của họ vẫn chỉ là kết cấu tạm thời, diện tích nhỏ, không gian chật hẹp và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đƣờng sá, cấp điện, cấp thoát nƣớc) của khu vực nhà ở thƣờng không đảm bảo.

- Tình trạng giáo dục: Một số nghiên cứu đã cho thấy học vấn làm tăng khả năng có việc làm và do đó làm tăng thu nhập, có thể nói học vấn làm giảm nguy cơ gây nghèo và đói với những hộ nghèo, học vấn có thể làm tăng khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Và nhƣ vậy, học vấn xét một cách toàn diện hơn, là chìa khóa cho các cá nhân có đƣợc việc làm tốt hơn và có thu nhập cao hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng sống của mình và gia đình mình. Trình độ học vấn của ngƣời nghèo (từ 6 tuổi trở lên) nhìn chung phổ biến ở cấp 1 và cấp 2 và một tỷ lệ không nhỏ không đến trƣờng lớp và bỏ học trong độ tuổi. Ngƣời nghèo không có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ gần nhƣ tuyệt đối. Hộ càng nghèo thì trình độ học vấn và chuyên môn càng kém. Vẫn có vô số khoản không kê đƣợc mà học sinh phải chi, các khoản chi này các tăng dần lên đối với từng cấp học và ở mức cao nhất là bậc cao đẳng, đại học. Số tiền này có một ý nghĩa sâu sắc nếu ta so sánh với chuẩn nghèo đói của một ngƣời dân, nên khả năng ngƣời nghèo học cao là rất khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chăm sóc sức khỏe: Ngƣời nghèo khổ có thu nhập thấp thƣờng chịu thiệt thòi hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ cho mình bởi “tiền nào thì của đó”. Do vậy tăng cƣờng hiệu lực của các nguồn dịch vụ xã hội sẽ là một yêu cầu quan trọng để hỗ trợ thêm cho ngƣời nghèo về mặt y tế, trong đó vai trò của bảo hiểm y tế cần đƣợc đề cập đến hàng đầu, để có thể chia sẻ nhiều hơn những rủi ro trong cuộc sống cho ngƣời nghèo. Để xã hội hoá dịch vụ y tế và thẻ bảo hiểm thì không chỉ khuyến khích ý thức của ngƣời nghèo mà Nhà nƣớc còn phải tăng cƣờng hỗ trợ nhiều hơn nữa về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng phục vụ. Vì vậy, tạo lập một “văn hoá” bao gồm thói quen sử dụng bảo hiểm y tế lẫn sự chấp nhận việc sử dụng bảo hiểm y tế một cách tích cực là yêu cầu cao nhất đối với việc nâng cao hơn nữa khả năng chăm sóc sức khỏe cho ngƣời nghèo trong tƣơng lai.

- Việc làm - khả năng nắm bắt và chuyển đổi: Hoạt động nghề nghiệp phổ biến nhất của ngƣời nghèo đô thị là hoạt động buôn bán dịch vụ nhỏ với quy mô gia đình. Đó là công việc có thu nhập không ổn dịnh, việc làm bấp bênh là dấu hiệu chỉ của tình trạng nghèo còn rất căn cơ của một hộ gia đình. Những nỗ lực có thể cải thiện trong từng thời điểm nhƣng trên bƣớc đƣờng vƣợt nghèo, những bƣớc thụt lùi là điều có thể xảy ra. Đó là cái mà các nhà khoa học gọi là tính dễ bị tổn thƣơng của ngƣời nghèo. Giữa việc làm và học vấn cũng nhƣ vốn xã hội lại có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Trình độ học vấn cũng nhƣ mức độ đƣợc đào tạo nghề nghiệp có mối quan hệ mạnh tới khu vực hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân. Để có đƣợc trình độ học vấn và có tay nghề, ngoài sự cố gắng của mỗi cá nhân, mức sống gia đình và mạng lƣới trợ giúp của xã hội đóng vai trò quan trọng. Đây là một vòng tƣơng đối luẩn quẩn khó thoát ra.

- Vốn xã hội của ngƣời nghèo: Vốn xã hội, chẳng hạn nhƣ các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội của một cá nhân hay hộ gia đình có ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghĩa quan trọng giúp ngƣời nghèo nâng cao cuộc sống của mình. Bên cạnh các yếu tố đo lƣờng đƣợc của vốn con ngƣời, có ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời lao động nhƣ: học vấn, tay nghề, vốn… còn có những yếu tố vô hình nhƣng đôi khi lại là yếu tố quyết định đến thu nhập của ngƣời nghèo. Các yếu tố vô hình đó có thể là những quan hệ xã hội mà một ngƣời có đƣợc từ vị trí xã hội hoặc gia đình mình. Mạng lƣới xã hội đóng vai trò đáng kể với sự định vị trong phân tầng mức sống và thăng tiến của cƣ dân đô thị. Những ngƣời trực tiếp hay gián tiếp giúp đỡ các cá nhân và hộ gia đình đa số đều là bạn bè thân thiết hay bằng hữu. Giữa vốn xã hội và vốn con ngƣời cũng có mối liên hệ chặt chẽ, vốn xã hội giúp tạo ra vốn con ngƣời, mặt khác vốn con ngƣời cũng có ảnh hƣởng tích cực đến vốn xã hội. Có trình độ học vấn tốt hơn, đƣợc huấn luyện về nghề nghiệp tốt hơn thì cá thể có khuynh hƣớng mở rộng mạng lƣới xã hội tới những môi trƣờng phong phú hơn. Nhƣ vậy, mạng lƣới xã hội cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho những nhóm nghèo thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói. Vốn xã hội hạn hẹp làm giảm khả năng thoát nghèo của họ. Tuy nhiên hiện còn chƣa rõ những kênh nào có thể giúp ngƣời nghèo

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)