Tác động của nguồn vốn ODA đối với giảm nghèo

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.3. Tác động của nguồn vốn ODA đối với giảm nghèo

1.1.3.1. Quan điểm về sử dụng vốn ODA cho giảm nghèo

ODA là nguồn vốn quốc tế cần thiết cho các quốc gia đang phát triển. Chính phủ sử dụng nguồn vốn này cho đầu tƣ cho phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo là một trong số những mục tiêu quốc gia chung đó.

Sau hơn nhiều năm thực hiện đổi mới và phát triển, các nƣớc đang phát triển nhìn chung đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Những thành tựu đó thể hiện kết quả của sự nỗ lực, phát huy cao nguồn nội lực và sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của cộng đồng quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng bền vững, thực hiện có hiệu quả chính sách xoá đói giảm nghèo. Chính phủ các nƣớc đang phát triển đã xây dựng các chiến lƣợc phát triển, chiến lƣợc huy động các nguồn lực phục vụ cho tăng trƣởng và xoá đói giảm nghèo. Trong các nguồn lực có thể huy động cho công cuộc xoá đói giảm nghèo thì các nguồn lực trong nƣớc giữ vai trò quyết định. Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có vai trò quan trọng là chất xúc tác thúc đẩy công tác xoá đói giảm nghèo.

1.1.3.2. Các kênh tác động của ODA đến giảm nghèo

*Kênh tăng trƣởng kinh tế

Kênh tăng trƣởng đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu thu nhập quốc dân GDP và thu nhập quốc dân bình quân GDP/đầu ngƣời. Các chỉ tiêu này có xu hƣớng tăng lên ở các địa phƣơng và các quốc gia. Điều đó cho thấy sự tăng trƣởng, phát triển của các vùng và phù hợp với xu hƣớng chung của xã hội. Nguồn vốn ODA nói riêng và các nguồn vốn đầu tƣ đầu tƣ vào tỉnh Quảng Ninh nói chung đều có mong muốn đạt đƣợc một sự tăng trƣởng nhất định do tỉnh nhà đã đặt ra. Bởi vậy, ODA cũng đƣợc xem là một nguồn vốn quan trọng trong tăng trƣởng và phát triển kinh tế- xã hội.

*Giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Hệ số GINI dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Nó có giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đƣờng cong Lorenz và đƣờng bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dƣới đƣờng bình đẳng tuyệt đối. Số 0 tƣợng trƣng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi ngƣời đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tƣợng trƣng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một ngƣời có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi ngƣời khác không có thu nhập).

Mục tiêu của nguồn vốn ODA đƣợc xác định trong luận văn là giảm nghèo tại tỉnh Quảng Ninh. Nhƣ vậy, hệ số GINI cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tác động của nguồn vốn ODA với vấn đề bất bình đẳng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong phân phối thu nhập. Hệ số GINI có xu hƣớng giảm chứng tỏ khu vực đƣợc điều tra đang có xu hƣớng bình đẳng tăng dần và ngƣợc lại.

*Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc nói chung và của mỗi địa phƣơng nói riêng. Việc đầu tƣ vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng luôn đòi hỏi một lƣợng lớn vốn đầu tƣ, và việc huy động các nguồn lực từ trong nƣớc không thể đáp ứng đƣợc lƣợng vốn nhiều nhƣ vậy. Do đó, chúng ta phải huy động các nguồn lực từ bên ngoài và hình thức ODA là hình thức có rất nhiều ƣu điểm trong lĩnh vực này. Các dự án ODA đầu tƣ vào xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nhƣ: giao thông vận tải, xây dựng các nhà máy thủy điện, các công trình thủy lợi, xây dựng các bệnh viện, cải thiện đô thị…đem lại rất nhiều lợi ích cho địa phƣơng và ngƣời dân ở các địa phƣơng có công trình kết cấu hạ tầng đó. Chẳng hạn, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại, giao lƣu buôn bán với các vùng khác, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, giúp ngƣời dân có điều kiện cập nhật thông tin, ngƣời dân đƣợc hƣởng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe…

* Hƣớng dẫn cách làm ăn-khuyến nông- lâm- ngƣ, dạy nghề, hỗ trợ phát triển ngành nghề cho hộ nghèo

Các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn hết sức đa dạng nhƣ: dự án hạ tầng cơ sở nông thôn, các dự án về nâng cao sức cạnh tranh trong nông nghiệp, dự án mua giống cây trồng, vật nuôi... Tất cả những chƣơng trình dự án thuộc dạng này đều giúp ngƣời dân ở khu vực nông nghiệp và nông thôn đa dạng hoá và nâng cao thu nhập.

Nguồn vốn ODA có tác động tích cực đến việc giảm nghèo khi tạo ra nhiều điều kiện để ngƣời dân có công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đặc biệt là những ngƣời nghèo, thu nhập thấp, kinh nghiệm lao động dƣờng nhƣ là không có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

*Giáo dục, y tế, môi trƣờng và cải thiện an sinh xã hội

Quảng Ninh đang hết sức nỗ lực và rất chú trọng trong việc nâng cao chất lƣợng trong giáo dục cho ngƣời nghèo và nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội, coi đó là một trọng tâm của quá trình phát triển và mang tính quyết định đối với công cuộc giảm nghèo.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, bên cạnh việc đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc thì tỉnh cũng rất coi trọng sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. trong những năm qua đã có rất nhiều những công trình, dự án trong giáo dục đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn ODA đã phần nào tạo điều kiện cho việc giáo dục, đặc biệt là trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho con em các hộ gia đình sinh sống trong các vùng nông thôn, các vùng nghèo, đồng bào các dân tộc ít ngƣời; bảo đảm bình đẳng giới và tăng khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em gái. Dự án giáo dục giúp ngành giáo dục Quảng Ninh thực hiện cải cách giáo dục tại tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cƣờng năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nƣớc ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nƣớc ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ và quản lý. Các dự án này dƣợc giải ngân một cách nhanh chóng đem lại hiệu quả hết sức thiết thực.

1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò vốn ODA đến giảm nghèo

* Quy trình và thủ tục của nƣớc tiếp nhận viện trợ

Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Ở những quốc gia có quy trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho công tác thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chƣơng trình, dự án ODA sẽ triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và phát huy hiệu quả tốt qua đó sẽ làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này, giúp cho nguồn vốn ODA càng phát huy vai trò đối với giảm nghèo. Nếu quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình, thủ tục của nƣớc tiếp nhận viện trợ rƣờm rà, vƣớng mắc sẽ làm giảm hiệu quả của vốn ODA tới giảm nghèo.

* Mối quan hệ với các nhà tài trợ:

Việc tranh thủ mối quan hệ với các nhà tài trợ cũng là 1 nhân tố ảnh hƣởng đến vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo. Nếu mối quan hệ với các nhà tài trợ tốt, lợi ích trong nƣớc và lợi ích các nhà tài trợ hài hòa sẽ làm giảm sự phức tạp, rƣờm rà về thủ tục của các nhà tài trợ, quyền hạn của văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ đƣợc nâng cao. Điều này làm tăng vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo và ngƣợc lại. Mối quan hệ với các nhà tài trợ không tốt, sẽ gây khó khăn trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, làm giảm vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo.

* Chiến lƣợc, chƣơng trình mục tiêu về giảm nghèo

Các nhà tài trợ trên thế giới chỉ cam kết cho các nƣớc nhận viện trợ ODA khi các nƣớc nhận viện trợ đƣa ra đƣợc các quy trình, mục tiêu cụ thể có tính khả thi và phù hợp với mục tiêu của nhà tài trợ. Vì vậy, nếu chiến lƣợc, chƣơng trình mục tiêu về giảm nghèo đƣợc xây dựng có trình tự và có kế hoạch triển khai cụ thể, sẽ làm tăng vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo, và ngƣợc lại, nếu chƣơng trình, chiến lƣợc về giảm nghèo không có kế hoạch và biện pháp thực hiện, vốn ODA sẽ không phát huy đƣợc vai trò của mình đối với giảm nghèo.

* Cơ chế, thủ tục giải ngân các dự án

Tiến độ giải ngân các dự án nhanh sẽ làm tăng vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo và ngƣợc lại. Các dự án chậm đƣợc giải ngân, tiến độ chậm sẽ làm giảm vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo.

* Cơ chế giám sát thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo

Công tác này đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án. Việc theo dõi, kiểm tra và giám sát dự án còn giúp thấy đƣợc những tồn tại, khó khăn cần giải quyết để từ đó có những điều chỉnh kịp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thời, cả điều chỉnh về cách thức thực hiện dự án cũng nhƣ một số nội dung trong hiệp định tài chính đã ký kết (nếu thấy có những điểm bất hợp lý trong văn kiện của dự án so với thực tế), phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý, nhằm đảm bảo chƣơng trình/dự án đƣợc thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lƣợng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã đƣợc xác định. Ngoài ra, nó còn giúp cho các cấp quản lý rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo và áp dụng cho các chƣơng trình, dự án khác. Từ đó làm tăng vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo và ngƣợc lại. Cơ chế giám sát lỏng lẻo, không sát sao sẽ làm giảm vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo.

* Quan hệ phi Nhà nƣớc:

Mở rộng các quan hệ phi nhà nƣớc sẽ góp phần đảm bảo sự thành công của các chƣơng trình, dự án ODA, từ đó làm tăng vai trò của ODA đối với giảm nghèo. Nếu mối quan hệ phi nhà nƣớc bị hạn chế sẽ làm hạn chế vai trò của ODA đối với giảm nghèo.

* Nhân tố con ngƣời:

Năng lực và đạo đức của các cán bộ thực hiện chƣơng trình, dự án ODA cũng là một nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Các cán bộ này cần phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn, có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ... Ngoài những năng lực về chuyên môn kể trên, các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có những phẩm chất đạo đức tốt. Nếu các cán bộ thực hiện chƣơng trình, dự án đảm bảo đƣợc những năng lực và phẩm chất này sẽ làm tăng vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo, và ngƣợc lại. Nếu có một bộ phận những ngƣời tham gia dự án có sự suy thoái về đạo đức và trình độ năng lực kém, hiệu quả của các chƣơng trình, dự án sẽ giảm, làm vai trò của ODA đối với giảm nghèo cũng không đƣợc đề cao. * Sự tham gia của ngƣời nghèo vào các chƣơng trình, dự án ODA:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các chƣơng trình dự án ODA nếu có sự tham gia của ngƣời nghèo sẽ nứ bắt đƣợc những đặc điểm văn hóa và lối sống của họ nên việc triển khai dự án sẽ thuận lợi hơn. Từ đó, tăng vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo. Và ngƣợc lại. Đối với các dự án thiếu sự tham gia của ngƣời nghèo, yếu tố thành công của dự án sẽ bị giảm bớt, giảm vai trò của vốn ODA đối vói giảm nghèo.

* Vốn đối ứng: Vốn đối ứng nếu đƣợc cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ dự án sẽ làm tăng vai trò của ODA đối với giảm nghèo và ngƣợc lại.

* Việc sử dụng vốn ODA cho các nhóm ngành kinh tế: Sau khi tiếp nhận vốn ODA, việc sử dụng vốn ODA cho các nhóm ngành kinh tế nào là vấn đề rất quan trọng. Cần phải tập trung vốn cho các lĩnh vực cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Điều đó sẽ làm tăng vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo. * Mạng lƣới an sinh xã hội của ngƣời nghèo: Nếu mạng lƣới an sinh xã hội đƣợc mở rộng, sẽ giúp phát huy vai trò của vốn ODA đối với giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 32)