Hiện trạng tình hình sử dụng nguồn vốn ODA cho giảm nghèo ở một

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 41)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Hiện trạng tình hình sử dụng nguồn vốn ODA cho giảm nghèo ở một

số địa phương trên cả nước

1.2.2.1. Kinh nghiệm tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị là tỉnh nghèo, ngoài việc phát huy nội lực thì thu hút nguồn lực từ bên ngoài có ý nghĩa rất quan trọng. Qua các năm tỉnh đã tăng cƣờng các hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tƣ. Nhờ vậy đã có điều kiện để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho ngƣời dân cũng nhƣ phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm 2011 tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội ở Quảng Trị đạt 7451 tỷ đồng. Tại Khu kinh tế thƣơng mại đặc biệt Lao Bảo, đến thời điểm này có 44 dự án đầu tƣ với tổng vốn đăng ký hơn 3300 tỷ đồng, trong đó có 33 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tƣ gần 2800 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 350 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 2 nghìn hộ kinh doanh cá thể. Để trở thành đô thị loại IV vào năm 2015 theo Quyết định số 864 năm 2008 của Chính phủ, hiện nay tỉnh đang phối hợp với Công ty TNHH đầu tƣ xây dựng thƣơng mại Sài Gòn và Tập đoàn Nikken Sekkei-Nhật Bản triển khai điều chỉnh quy hoạch chung để phù hợp với những dự án sẽ triển khai trong nay mai nhƣ xây dựng đƣờng cao tốc Đông Hà-Lao Bảo, tuyến đƣờng sắt sang Lào, phát triển khu đô thị biên giới Việt-Lào, khu kinh tế biển và các chiến lƣợc phát triển vùng và quốc gia, thực hiện quy hoạch mở rộng, chỉnh trang thị trấn Khe Sanh và thị trấn Lao Bảo phát triển thành một trong những đô thị có tầm cỡ khu vực trên hành lang kinh tế Đông Tây. Bên cạnh đó tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách ƣu đãi tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ cũng nhƣ các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó tỉnh Quảng Trị đã tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế, giảm nghèo. Cho đến nay đã thu hút đƣợc 20 dự án ODA với tổng vốn đầu tƣ hơn 2576 tỷ, từ đó đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển và chiếm khoảng 17% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, khoảng 20,5% tổng vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc. Vốn ODA đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực sự góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đồng thời tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó tỉnh cũng tranh thủ đƣợc nhiều nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ trong các hoạt động giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng, phòng ngừa, khắc phục giảm nhẹ thiên tai. Đặc biệt năm 2011 tỉnh đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị giữa kỳ nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hội nghị xúc tiến đầu tƣ Hàn Quốc vào Quảng Trị, Hội nghị Thứ trƣởng Ngoại giao 3 nƣớc Việt Nam, Lào, Thái Lan về hành lang kinh tế Đông-Tây. Nhờ vậy đã có thêm nhiều Biên bản ghi nhớ của các Nhà tài trợ dành cho Quảng Trị. Vì vậy mà trong những năm qua cũng nhƣ năm 2011 đã tiếp nhận đƣợc nhiều dự án, chƣơng trình tài trợ. Đây chính là nguồn lực rất quan trọng để tỉnh có điều kiện khai thác tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển kinh tế xã hội.

Tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào các ngành công nghiệp có lợi thế nhƣ thủy điện, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, chế biến thực phẩm, đồ uống, chú trọng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo hàng hoá xuất khẩu. Lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phƣơng trong tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ tìm kiếm cơ hội đầu tƣ và kinh doanh, nhất là tiếp tục thực hiện một số chính sách ƣu đãi và hỗ trợ do tỉnh ban hành nhƣ miễn tiền thuê đất, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ngoài hàng rào dự án, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và cam kết giải quyết nhanh nhất các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, giao đất cho thuê đất kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bên cạnh đó triển khai thực hiện đề án thu hút và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2011-2015, thực hiện có hiệu quả quy chế quản lý về viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài.

1.2.2.2. Kinh nghiệm tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh tiến hành công tác vận động, thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện đầu tƣ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành công tác vận động, thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện đầu tƣ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Những lĩnh vực tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện vận động, thu hút nguồn vốn ODA đó là: lĩnh vực về môi trƣờng, y tế, cấp nƣớc sạch, …. Các chƣơng trình, dự án đƣợc sự hợp tác hỗ trợ, giúp đỡ từ các nhà tài trợ quốc tế chủ yếu nhƣ: WB (Ngân hàng Thế giới), ADB (Ngân hàng Hợp tác phát triển Châu Á), OECF (Quỹ Hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản), JBIC - Nhật Bản, Ngân hàng Tái thiết CHLB Đức. Các dự án ODA triển khai, thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều đạt chất lƣợng tốt và kết quả cao; tuân thủ đúng các quy trình, thủ tục về thực hiện và quản lý các dự án ODA do Chính phủ quy định. Trên địa bàn tỉnh đã có một số dự án hoàn thành và đi vào sử dụng phục vụ nhu cầu kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết quả do nguồn vốn ODA đầu tƣ đạt đƣợc đã góp phần nâng cao năng lực về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; cải thiện đời sống nhân dân; cải thiện môi trƣờng sinh thái; nâng cao chất lƣợng giáo dục – đào tạo.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 05 dự án sử dụng nguồn vốn ODA đang triển khai thực hiện đó là:

Dự án thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải thành phố Bắc Ninh sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng tái thiết – CHLB Đức tổng vốn đầu tƣ 16 triệu Euro; Tiến độ thực hiện dự án đạt 90%.

Dự án xử lý chất thải rắn tỉnh Bắc Ninh sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng tái thiết – CHLB Đức tổng vốn đầu tƣ 15,4 triệu Euro;

Dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh sử dụng vốn ODA của Tây Ban Nha tổng vốn đầu tƣ 3,5 triệu Euro; Tiến độ thực hiện dự án đạt 80%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dự án đầu tƣ xây dựng Hệ thống cấp nƣớc đô thị thị trấn Chờ và thị trấn Gia Bình sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Thế giới – WB với tổng vốn đầu tƣ 4,3 triệu USD; Tiến độ thực hiện dự án đạt 20%.

Dự án hỗ trợ phát triển hệ thống y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vốn đầu tƣ 400.000 USD; Tiến độ thực hiện dự án đạt 10%.

Hiện tại tỉnh Bắc Ninh đã bổ sung danh mục các dự án đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tiếp tục xem xét, đƣa vào Danh mục dự án vận động nguồn vốn ODA với nhà tài trợ trong giai đoạn tới gồm: các dự án thủy lợi, giao thông nông thôn và tham gia chƣơng trình “Hai hành lang – Một vành đai” do Ngân hàng Phát triển Châu Á –ADB tài trợ .

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)