Đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 107)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.1. Đối với Chính Phủ

Tiếp tục thực hiện những giải pháp kinh tế vĩ mô quan trọng để đẩy mạnh việc thu hút vốn viện trợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nói chung và mục tiêu phát nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo nói riêng theo hƣớng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(i) Tiếp tục công cuộc xóa đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách về thu nhập và xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng, giữa các nhóm xã hội, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số;

(ii) Đảm bảo quản lý tài chính công một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình và có thể dự báo trƣớc;

(iii) Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh công tác chống nạn tham nhũng. Tiếp tục đẩy mạnh việc hài hoà hoá thủ tục giữa quy định của Chính phủ và nhà tài trợ trên cơ sở chỉ đạo các cấp Bộ ngành nhƣ Bộ Kế hoạch - đầu tƣ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính... tổ chức các cuộc hội nghị/hội thảo, hội nghị các nhà tƣ vấn giữa kỳ với sự tham dự của các Ban quản lý dự án, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh/thành phố, cơ quản chủ quản, các Bộ, ngành và nhà tài trợ để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các bên trên cơ sở trao đổi thông tin 02 chiều. Đồng thời thiết lập cơ chế tạo điều kiện cho các nhà tài trợ phối hợp với nhau một cách có hệ thống hơn trong khâu chuẩn bị dự án để tránh trùng lắp bằng cách Chính phủ có thể xây dựng danh sách các dự án theo chƣơng trình hỗ trợ luân chuyển 3 năm, và các nhà tài trợ cùng nhau chia sẻ kế hoạch hỗ trợ theo chƣơng trình luân chuyển này.

Trên cơ sở lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ nhà tài trợ, Chính phủ cần có những chỉ đạo cần thiết đối với các Bộ/ngành tiến hành sửa đổi/bổ sung những văn bản hiện hành liên quan đến vốn ODA, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với thủ tục của các nhà tài trợ trong tất cả các khâu thực hiện dự án, theo hƣớng:

(i) Giảm bớt các thủ tục hành chính, qui định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng Bộ, từng cấp tham gia trên cơ sở quản lý chặt chẽ đầu vào, mở rộng tối đa quyền hạn và nâng cao trách nhiệm cho các cơ quan thực hiện và tăng cƣờng công tác hậu kiểm.

(ii) Đồng bộ hóa với các căn bản pháp quy chi phối nhƣ về quản lý đầu tƣ công; quản lý đầu tƣ xây dựng công trình, đền bù di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ, đấu thầu… bảo đảm tính nhất quán của các văn bản này cũng nhƣ hài hòa với thông lệ quốc tế, thủ tục của các nhà tài trợ tránh trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hợp cơ quan thực hiện dự án thƣờng xuyên phải báo cáo Thủ tƣớng chính phủ giải quyết các trƣờng hợp khác biệt giữa quy định của Việt Nam với các quy định của Nhà tài trợ làm chậm tiến độ thực hiện dự án

(iii) Đối với các dự án cho vay lại cần quy định rõ vai trò thẩm định của cơ quan cho vay lại trƣớc khi đề xuất với nhà tài trợ. Việc thẩm định các dự án cho vay lại không chỉ dừng ở khâu thẩm định dự án mà phải bao gồm cả việc thẩm định năng lực quản lý và tài chính của ngƣời vay lại để đảm bảo việc thu hồi vốn cho vay lại.

Tiếp tục chỉ đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA dài hạn theo kế hoạch 5 năm, 10 năm... tạo cơ sở và tiền đề cần thiết cho các Bộ ngành nói chung và Bộ NNo&PTNT nói riêng có đƣợc những định hƣớng cần thiết để xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA phù hợp.

Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý các dự án sử dụng vốn ODA theo hƣớng tập trung, thực hiện phi tập trung trên cơ sở phân cấp quản lý và giao quyền xuống các Bộ ngành và các dự án theo đúng tinh thần của Nghị định 131/2006/NĐ- CP. Chính phủ chỉ quyết định những dự án quan trọng, các dự án nhóm A, phân cấp việc ra quyết định phê duyệt dự án xuống các địa phƣơng để tăng cƣờng tính trách nhiệm, tính chủ động của địa phƣơng; cho phép chủ chƣơng trình, dự án đƣợc quyền chủ động xử lý những thay đổi phát sinh trong quá trình chuẩn bị, cũng nhƣ khi thực hiện chƣơng trình, dự án, nếu những thay đổi đó không làm thay đổi nội dung, cũng nhƣ mục tiêu và kết quả chủ yếu của chƣơng trình, dự án, cơ quan chủ quản, thời gian thực hiện dự án, cơ chế tài chính trong nƣớc và không vƣợt hạn mức ODA vốn vay. Cách quản lý này sẽ góp phần tinh giản quy trình thủ tục hành chính, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA…

Tiếp tục chỉ đạo Bộ Kế hoạch - đầu tƣ, Bộ Tài chính và các bộ ngành hoàn thiện cơ chế giám sát trực tiếp đối với việc thực các dự án, trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện, các thông tin cần thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phục vụ cho việc sử dụng và chia sẻ thông tin giữa các bên, đặc biệt là Chính phủ và nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu Tác động của nguồn vốn ODA đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Vinh. (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)