Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35)

tranh của ngân hàng nước ngoài.

1.3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Trung Quốc là nước có nhiều điều tương đồng với nền kinh tế nước ta. Hệ thống Ngân hàng Trung Quốc trước đây cũng là hệ thống Ngân hàng 1 cấp, hệ thống ngân hàng được tổ chức từ trung ương đến địa phương vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước và kiêm luôn chức năng kinh doanh của các NHTM. Lẽ dĩ nhiên với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, sự hoạt động của hệ thống Ngân hàng Trung Quốc là kém hiệu quả. Kể từ khi có chính sách cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1979, hệ thống Ngân hàng Trung Quốc đã có những bước cải cách thành mô hình hai cấp. Tuy nhiên do đặc thù của kinh tế Trung Quốc nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc nên tiến trình cải tổ hệ thống Ngân hàng diễn ra chậm hơn so với các thành phần kinh tế khác. Ngay cả đến thời điểm này dù đã có nhiều nỗ lực nhưng theo đánh giá của WEF hệ thống Ngân hàng Trung Quốc vẫn có năng lực cạnh tranh kém và đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Hệ thống NHTM, nhất là các NHTMQD của Trung Quốc hiện được ví như một quả bom hẹn giờ. Hệ thống này bị gánh nặng nợ xấu và cơ cấu vốn không hợp lý làm oằn vai và nếu sụp đổ sẽ khiến cho kinh tế của quốc gia này

sụt giảm theo. Thậm chí nhiều người còn cho rằng thời gian của quả bom hẹn giờ cũng chẳng còn nữa do nhiều công ty nước ngoài đang gây sức ép đòi Trung Quốc mở cửa ngành ngân hàng vào năm 2006 (một trong những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO). Tuy nhiên, cho dù các công ty nước ngoài có nhảy vào cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng hay không cũng không quan trọng, có rất nhiều cách để thoái thác nghĩa vụ với WTO nhưng vấn đề căn bản ở đây là: nếu không được cải tổ, hệ thống NHTM yếu kém sẽ kéo nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh này đi xuống. Trong vài năm trở lại đây, hệ thống NHTM Trung Quốc không hoạt động theo nguyên tắc thị trường, mỗi năm họ luôn nhận được chỉ đạo của Nhà nước yêu cầu cấp hàng trăm triệu USD cho nhiều công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Ngược lại họ từ chối hầu hết các doanh nghiệp tư nhân, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ - cung cấp nhiều việc làm cho nền kinh tế, đồng thời làm ăn phát đạt. Thiếu vốn ban đầu, các doanh nghiệp tư nhân phải phụ thuộc vào tiết kiệm của gia đình và họ hàng hay đi vay nặng lãi. Không thể tiếp cận với thị trường vốn là trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp tư nhân đang bung ra hoạt động.

Đến cuối năm 2000, Trung Quốc có 4 NHTMQD với tổng nợ khó đòi lên đến 2.000 tỷ nhân dân tệ (240 tỷ USD) trong khi chỉ 4 ngân hàng này kiểm soát 56% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Trung Quốc 6 . Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO cũng đã thực hiện nhiều cam kết cải tổ và mở cửa thị trường ngân hàng-tài chính. Thực hiện những cam kết này, Trung Quốc đã thực hiện những chính chính sách sau với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng:

- Bơm tiền nhằm tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM: Hai trong số 4 NHTMQD của Trung Quốc là Bank of China và China Construction Bank gần đây đã nhận được tổng cộng 45 tỷ USD để bù lấp nhiều lỗ hổng khổng lồ trong cơ cấu vốn của mình và tăng vốn điều lệ ”12.

- Chính phủ Trung Quốc cũng cho phép hai ngân hàng này tiến hành cổ phần hoá trong vòng 1-2 năm tới. Với chủ trương này chính phủ Trung Quốc

hy vọng sẽ thu được khoảng 5-6 tỷ USD khi bắt đầu niêm yết cổ phiếu của Bank of China và China Construction Bank. Trong khi gây dựng vốn là mục đích đầu tiên của bất cứ công ty nào khi niêm yết cổ phiếu thì đây lại không phải là điều Chính phủ Trung Quốc mong đợi nhất. Họ hy vọng khi được cổ phần hoá, thị trường và các cổ đông kỷ luật hoá hai ngân hàng này và bắt chúng hoạt động như những NHTM thực thụ. Ngoài ra chính phủ Trung Quốc cũng cho phép tất cả lợi nhuận của các Ngân hàng này hầu hết đều được dùng bù đắp vào những khoản nợ quá hạn nhằm lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu lại các khoản nợ.

- Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng khi Trung Quốc gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc đang có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng thời khuyến khích các NHTMQD bán cổ phần cho các tổ chức tài chính và ngân hàng nước ngoài. Theo quy định mới đây của NHTW Trung Quốc các tổ chức trong nước được phép mua tối đa 15% cổ phần trong ngân hàng, còn các cá nhân được mua không quá 5%. Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép góp tới 15% vốn đăng ký của ngân hàng.

- Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng cho phép các công ty hoặc cá nhân trong nước thành lập NHTM tại 222 khu vực với điều kiện ngân hàng có vốn trên 100 triệu NDT (12 triệu USD). Bên cạnh đó, các NHTM cũng được khuyến khích hình thành các liên minh về vốn và liên minh chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh cả trong và ngoài nước do thời hạn Trung Quốc phải mở cửa toàn bộ thị trường chỉ là 5 năm kể từ khi chính thức trở thành thành viên WTO năm 2001.

- Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích các NHTM trong nước trong việc hiện đại hoá công nghệ, đa dạng sản phẩm dịch vụ cung cấp khách hàng và đặc biệt là chính phủ đã hỗ trỡ các Ngân hàng trong việc giữ đồng NDT ổn định trong nhiều năm liền thông qua một chính sách tỷ giá cố định. Hỗ trỡ các ngân hàng trong nước trước sự cạnh tranh quyết liệt từ các thị trường nước ngoài.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Argentina và các nước Mỹ La tinh

Trong những nền kinh tế mới nổi, khu vực châu Mỹ Latinh mà Argentina là điển hình phải gánh chịu hậu quả nặng nề do sở hữu một hệ thống ngân hàng yếu kém và chuyển đổi chậm chạp. Khủng hoảng kinh tế trong những năm đầu thế kỷ 21 đã khiến cho Argentina buộc phải tuyên bố vỡ nợ và chính thức phải thông báo ngừng thanh toán các khoản tiền gửi bằng USD gửi trong các NHTM, hay chính xác hơn là tuyên bố phá sản nền kinh tế vào cuối năm 2001. Tuy nhiên sau thời gian đó, nhờ sự giúp đỡ của IMF và của cộng đồng quốc tế. Kinh tế Argentina cũng như những nước khác như Mehico, Peru đã có nhiều chuyển biến và dần ổn định trở lại, theo các chuyên gia kinh tế IMF sở dĩ đạt được những thành công trên là nhờ chính phủ nước này đã có những nỗ lực nhất định nhằm cải thiện tình trạng của hệ thống NHTM, giảm thiểu tối đã những tình trạng dễ tổn thương của thị trường tài chính-ngân hàng của nước này. Cụ thể, để thực hiện điều đó, chính sách ngân hàng của Argentina tập trung vào những nội dung sau:

- Thực hiện việc đôla hóa các khoản gửi tiền mặt bằng đồng tiền nội địa và có những biện pháp hạn chế việc rút tiền mặt khỏi ngân hàng. Trong đó, vào thời điểm khủng hoảng cao độ, chính phủ đã yêu cầu biến các khoản tiền gửi tiết kiệm thành trái phiếu có thời hạn 10 năm. Ngoài ra chính phủ cũng đưa ra những cam kết nhằm lấy lại lòng tin của công chúng gửi tiền.

- Dần dần cho phép các ngân hàng tái mở cửa, nhấn mạnh cam kết ủng hộ IMF và chính sách thị trường tự do, đồng thời xoa dịu người dân đang thiếu tiền mặt để chi tiêu do không thể tiếp cận với máy rút tiền tự động hoặc sử dụng thẻ tín dụng trong giai đoạn khủng hoảng.

- Chính phủ Argentina cũng đã nhận thức được rằng bất kỳ chế độ tiền tệ nào đi kèm với sự suy thoái kinh tế kéo dài sẽ có nhiều nguy cơ bị tác động tiêu cực. Nếu như, nền kinh tế không tỏ ra linh hoạt thì sự suy thoái kinh tế rất dễ diễn ra với một chế độ tỷ giá hối đoái cố định, đặc biệt ở một quốc gia dễ bị tổn thương từ những chấn động bên ngoài. Ngân hàng trung ương Argentina đã rút ra kết luận từ thảm hoạ của Argentina là không nên áp dụng cơ chế "ban tiền

tệ". Thậm chí giải pháp đô la hoá nền kinh tế cũng không phải là liều thuốc chữa bách bệnh. Chính vì thế họ đã chính thức áp dụng giải pháp này với hi vọng Argentina có thể tránh được sự sụp đổ về tiền tệ nhưng những chấn động về tài chính chắc chắn sẽ diễn ra.

- Argentina đã áp dụng việc lưu hành tiền Peso mới nhằm hạn chế và ngăn chặn đồng tiền mất giá như trong giai đoạn khủng hoảng. Chính phủ cũng thực hiện việc trích một phần đáng kể số vốn vay từ IMF để bơm vốn vào hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao năng lực tài chính tăng khả năng cạnh tranh.

- Sửa đổi một số quy định cứng nhắc trước đây, bãi bỏ chế độ tỷ giá cố định, áp dụng kiểm soát và can thiệp vào thị trường tiền tệ theo đúng quy luật của thị trường. Tái cơ cấu các khoản nợ với sự hỗ trỡ của IMF với chính sách chi tiêu thắt lưng buộc bụng của nền kinh tế.

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm cho rút ra cho Việt Nam.

Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Argentina và một vài quốc gia khác cho thấy, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM là nội dung quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế trong tiến trình HNKTQT. Do nhận thức được mối quan hệ nhân quả khá rõ rệt giữa mức độ phát triển tài chính (đặc biệt là tỷ lệ thanh khoản so với GDP) với tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm những tác hại của khủng hoảng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Vì vậy sự cần thiết cho Việt Nam trong việc xác định được vai trò của hệ thống NHTM đối với tăng trưởng nằm ở chức năng quan trọng cơ bản mà các thể chế này đảm trách. Ở một cấp độ, NHTM cùng với các thể chế tài chính khác rõ ràng có liên quan đến việc chuyển tiền để đổi lấy hàng hoá và dịch vụ, hoặc hứa hẹn một mức sinh lợi cao hơn trong xu thế hội nhập. Do vậy các chính sách quản lý cũng như điều tiết hệ thống NHTM cũng như các định chế tài chính khác có tính chất quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế tế quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế.

Kết luận chương 1: Từ những phân tích và tổng hợp về mặt lý luận và

HNKTQT cho thấy một sự quan trọng và liên hệ chặt chẽ giữa năng lực cạnh tranh thực sự của hệ thống NHTM với tăng trưởng kinh tế nói chung. Vai trò và tác động của hệ thống ngân hàng thương mại đối với năng lực cạnh tranh nền kinh tế sẽ được phân tích sâu hơn trong từng nhóm tiêu chí cụ thể đánh giá năng lực cạnh tranh của tài chính-ngân hàng trong chương II sau đây. Các tiêu chí đánh giá cấp độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng cũng như các chính sách có liên quan của Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc được đánh giá chủ yếu dựa trên các tiêu chí đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2000 vận dụng thực tế vào tình hình chung của Việt Nam cùng một số phương pháp phân tích tổng hợp hợp và phân tích khác.

Chương 2

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

2.1.1. Những mốc lịch sử quan trọng

Trước đây, hoạt động ngân hàng ở Việt Nam về cơ bản theo mô hình ngân hàng một cấp, không hình thành các NHTM hoạt động kinh doanh, mà chủ yếu thông qua hệ thống NHNN từ trung ương đến địa phương cùng với hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân tiến hành huy động vốn theo hình thức nhận gửi tiết kiệm và phân bổ vốn ngân sách theo các chỉ tiêu do Uỷ ban kế hoạch nhà nước lập ra. Phải đến khoảng năm 1990, hệ thống ngân hàng hai cấp mới bắt đầu được hình thành, trong đó NHNN chỉ còn thực hiện chức năng quản lý nhà nước còn chức năng kinh doanh do các NHTM đảm nhiệm. Lịch sử của các NHTM nước ta có thể chia thành hai giai đoạn là trước và sau 1990.

2.1.1.1. Giai đoạn trước năm 1990

Trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng cũng có những cột mốc lịch sử đáng nhớ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn từ năm 1945-1951: Tại phần lãnh thổ do nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm soát không có một loại hình ngân hàng nào, mọi hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tín dụng đều do Bộ Tài chính phụ trách.

- Đến năm 1951, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập với tư cách là Ngân hàng Trung ương đồng thời “kiêm” luôn chức năng của NHTM.

- Tháng 1-1960, ngân hàng Quốc gia Việt Nam đổi thành NHNN Việt Nam. Bắt đầu từ thời điểm này, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống NHNN được mở rộng, hệ thống tổ chức được phát triển cả về số lượng và chất lượng, hình thành một hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành và huyện lị nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động kinh tế kinh tế Quốc dân.

- Sau khi thống nhất đất nước (1975), trên cả nước hình thành một hệ thống Nhà nước thống nhất bao gồm bộ máy tổ chức của NHNN và bộ máy tổ chức các ngân hàng chuyên nghiệp như: Ngân hàng công nghiệp, Ngân hàng thương nghiệp, Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng ngoại thương, Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa...

- Năm 1988, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 053/HĐBT về tổ chức lại bộ máy NHNN Việt Nam, hệ thống ngân hàng một cấp bắt đầu chấm dứt mà điểm mốc chủ yếu việc tách hoạt động giữa NHNN và ngân hàng chuyên doanh, dẫn đến một loạt ngân hàng chuyên doanh ra đời, mở đầu cho giai đoạn chính thức hình thành hệ thống NHTM Việt Nam sau này.

2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay.

Sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới hệ thống Ngân hàng, tổ chức hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước được phân thành hai cấp: NHNN và các ngân hàng chuyên doanh, đồng thời phân rõ quyền hạn và giữa hai cấp này. Chức năng kinh doanh tiền tệ trực tiếp đối với nền kinh tế sẽ do các ngân hàng chuyên doanh đảm nhiệm, các ngân hàng này tổ chức kinh doanh độc lập và có tư cách pháp nhân. NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng đối với nền kinh tế, thực hiện độc quyền phát hành tiền, tổ chức thanh toán trong nền kinh tế, thực hiện một số hoạt động kinh doanh tổng hợp của hệ thống ngân hàng.

Tháng 5/1990, Nhà nước đã ban hành 2 Pháp lệnh quan trọng “Pháp lệnh NHNN” và “Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” có hiệu lực từ ngày 1/10/1990. Đây là bước tiến quan trọng trong việc luật pháp hoá hoạt động của các NHTM và cũng là cơ sở để hình thành các NHTM với đa hình thức sở hữu. Thực hiện các pháp lệnh này, hệ thống Ngân hàng được bố trí lại theo chức năng nhiệm vụ mới, chính thức phân định và luật hoá hệ thống ngân hàng thành hai cấp: Cấp quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô do NHNN đảm nhiệm và Cấp kinh doanh tác nghiệp với tư cách là các doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35)