Những mốc lịch sử quan

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)

Trước đây, hoạt động ngân hàng ở Việt Nam về cơ bản theo mô hình ngân hàng một cấp, không hình thành các NHTM hoạt động kinh doanh, mà chủ yếu thông qua hệ thống NHNN từ trung ương đến địa phương cùng với hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân tiến hành huy động vốn theo hình thức nhận gửi tiết kiệm và phân bổ vốn ngân sách theo các chỉ tiêu do Uỷ ban kế hoạch nhà nước lập ra. Phải đến khoảng năm 1990, hệ thống ngân hàng hai cấp mới bắt đầu được hình thành, trong đó NHNN chỉ còn thực hiện chức năng quản lý nhà nước còn chức năng kinh doanh do các NHTM đảm nhiệm. Lịch sử của các NHTM nước ta có thể chia thành hai giai đoạn là trước và sau 1990.

2.1.1.1. Giai đoạn trước năm 1990

Trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng cũng có những cột mốc lịch sử đáng nhớ sau:

- Giai đoạn từ năm 1945-1951: Tại phần lãnh thổ do nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm soát không có một loại hình ngân hàng nào, mọi hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tín dụng đều do Bộ Tài chính phụ trách.

- Đến năm 1951, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập với tư cách là Ngân hàng Trung ương đồng thời “kiêm” luôn chức năng của NHTM.

- Tháng 1-1960, ngân hàng Quốc gia Việt Nam đổi thành NHNN Việt Nam. Bắt đầu từ thời điểm này, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống NHNN được mở rộng, hệ thống tổ chức được phát triển cả về số lượng và chất lượng, hình thành một hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành và huyện lị nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động kinh tế kinh tế Quốc dân.

- Sau khi thống nhất đất nước (1975), trên cả nước hình thành một hệ thống Nhà nước thống nhất bao gồm bộ máy tổ chức của NHNN và bộ máy tổ chức các ngân hàng chuyên nghiệp như: Ngân hàng công nghiệp, Ngân hàng thương nghiệp, Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng ngoại thương, Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa...

- Năm 1988, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 053/HĐBT về tổ chức lại bộ máy NHNN Việt Nam, hệ thống ngân hàng một cấp bắt đầu chấm dứt mà điểm mốc chủ yếu việc tách hoạt động giữa NHNN và ngân hàng chuyên doanh, dẫn đến một loạt ngân hàng chuyên doanh ra đời, mở đầu cho giai đoạn chính thức hình thành hệ thống NHTM Việt Nam sau này.

2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay.

Sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới hệ thống Ngân hàng, tổ chức hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước được phân thành hai cấp: NHNN và các ngân hàng chuyên doanh, đồng thời phân rõ quyền hạn và giữa hai cấp này. Chức năng kinh doanh tiền tệ trực tiếp đối với nền kinh tế sẽ do các ngân hàng chuyên doanh đảm nhiệm, các ngân hàng này tổ chức kinh doanh độc lập và có tư cách pháp nhân. NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng đối với nền kinh tế, thực hiện độc quyền phát hành tiền, tổ chức thanh toán trong nền kinh tế, thực hiện một số hoạt động kinh doanh tổng hợp của hệ thống ngân hàng.

Tháng 5/1990, Nhà nước đã ban hành 2 Pháp lệnh quan trọng “Pháp lệnh NHNN” và “Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” có hiệu lực từ ngày 1/10/1990. Đây là bước tiến quan trọng trong việc luật pháp hoá hoạt động của các NHTM và cũng là cơ sở để hình thành các NHTM với đa hình thức sở hữu. Thực hiện các pháp lệnh này, hệ thống Ngân hàng được bố trí lại theo chức năng nhiệm vụ mới, chính thức phân định và luật hoá hệ thống ngân hàng thành hai cấp: Cấp quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô do NHNN đảm nhiệm và Cấp kinh doanh tác nghiệp với tư cách là các doanh

nghiệp gồm nhiều thành phần kinh tế, đa hình thức sở hữu do các NHTM, hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính đảm nhiệm.

Ngay sau khi có những pháp lệnh trên và cùng với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực, hệ thống NHTM Việt Nam đã xuất hiện những hình thức sở hữu ngân hàng mới mà trước đó chưa hề có. Đặc biệt, sau khi nhà nước ban hành Luật các TCTD (1997), thị trường tiền tệ xuất hiện ngày càng nhiều hơn loại hình ngân hàng cổ phần và ngân hàng liên doanh. Ngoài ra trên thị trường bắt đầu xuất hiện các ngân hàng nước ngoài đặt văn phòng từng bước thâm nhập thị trường Viêt Nam. Sau sự ra đời của Luật các TCTD, những động thái rất có ý nghĩa đã được cụ thể hoá là việc tách hẳn hoạt động chính sách ra khỏi hệ thống NHTM trong đó có việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội (1998) và Quỹ hỗ trợ Phát triển.

Đến khoảng năm 1998, bên cạnh 6 NHTM quốc doanh là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, thị trường ngân hàng Việt Nam đã có sự xuất hiện của 52 ngân hàng cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, hơn 50 chi nhánh và văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài, 6 công ty tài chính và hàng trăm quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, do hậu quả của nền kinh tế tập trung, bao cấp và tác động không thuận lợi của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới, hoạt động của các ngân hàng (đặc biệt là các NHTM cổ phần và công ty tài chính) gặp rất nhiều khó khăn và ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém: quy mô hoạt động nhỏ, công nghệ lạc hậu, tình hình tài chính không lành mạnh dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp 11, tr.7

Xuất phát từ thực trạng trên và trước yêu cầu của HNKTQT, Chính phủ đã có chủ trương cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm từng bước lành mạnh hoá tình hình tài chính của các NHTM, đưa hệ thống NHTM Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Chủ trương đó được thể hiện cụ thể qua 2 đề án đã được Chính phủ phê duyệt: Đề án chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp

lại Hệ thống các NHTM cổ phần (năm 1998) và Đề án cơ cấu lại các NHTM Nhà nước (năm 2001) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tạo điều kiện cho việc gia nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế đất nước.

Từ đầu năm 2002, nhiều ngân hàng đã thành lập bộ phận chuyên trách để chỉ đạo, theo dõi lộ trình cơ cấu lại mà trọng tâm là xử lý có hiệu quả nợ tồn đọng như: lập hồ sơ trình NHNN báo cáo Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính NHTM để trình Thủ tướng Chính phủ xử lý nợ nhóm II, tổ chức các phiên bán đấu giá tài sản bảo đảm nợ tồn đọng nhóm I... Một số NHTM đã có những kiến nghị Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp thiết thực, phù hợp với thực tế trong việc xử lý những khoản nợ liên quan đến các vụ án lớn.

Từ những chính sách tái cơ cấu nói trên của nhà nước, đến thời đầu năm 2004, hệ thống các TCTD Việt Nam gồm 5 NHTM Nhà nước, 1 Ngân hàng chính sách, 35 NHTM cổ phần (23 NHTM cổ phần đô thị, 12 NHTM cổ phần nông thôn), 26 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 Ngân hàng liên doanh, 5 Công ty tài chính, 8 Công ty cho thuê tài chính, 900 Quỹ tín dụng nhân dân và 41 Văn phòng đại diện của các TCTD nước ngoài 8, 11 .

Tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận qua việc củng cố, sắp xếp lại cơ cấu trong mấy năm gần đây, song hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng; chủng loại sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao. Nhiều ngân hàng chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đại bộ phận cán bộ ngân hàng còn bất cập trong việc tiếp cận với công nghệ ngân hàng hiện đại. Hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tính độc lập; hệ thống thông tin, báo cáo tài chính, kế toán, hệ thống thông tin quản lý còn chưa đạt tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

2.1.2. Vai trò, vị trí của các NHTM trong hệ thống Tài chính Việt Nam

2.1.2.1 Khái quát chung về hệ thống tài chính Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, do nhiều đặc điểm khác nhau, TTCK vẫn còn quá mới mẻ và nhỏ bé khả năng tiếp cận kênh dẫn vốn này của các doanh nghiệp còn rất thấp. Một số trung gian tài chính khác như: Quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư…tuy có lượng vốn huy động khá lớn, mức độ tăng trưởng nhanh song những hạn chế về mặt pháp lý chưa cho phép những trung gian này trở thành nguồn cung ứng vốn đáng kể cho nền kinh tế. Vì thế, hệ thống ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản của hệ thống tài chính Việt nam.

Bảng 2.1: Tỷ trọng tổng tài sản của các trung gian tài chính trong hệ thống tài chính

TT Các định chế trung gian Tỷ trọng năm 2002 Tỷ trọng năm 2003

1 Hệ thống ngân hàng 81,9% 82,3%

2 Các công ty bảo hiểm 2,6% 2,7%

3 Thị trường chứng khoán 3,4% 3,7%

4 Các quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư 10,3% 9,7%

5 Các định chế tài chính khác 1.8% 1.6%

Tổng 100% 100%

Nguồn: Tính toán theo IMF tại Việt Nam và Tài liệu của NHNN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1 cho thấy trong hệ thống tài chính ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, chiếm tới hơn 80% tổng tài sản hệ thống tài chính. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các định chế tài chính và các thị trường như TTCK, bảo hiểm, và các quỹ tương hỗ đầu tư mới được hình thành trong thời gian gần đây và chưa thực sự nhập vai như là trung gian tài chính của với nền kinh tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân đầu tư phát triển.

- Thực lực của hệ thống tài chính

Các nghiên cứu của IMF và WB trong mấy năm gần đây cho thấy, trong thời gian gần đây, thực lực của hệ thống tài chính nước ta vẫn ở trong tình trạng thấp kém. Hệ thống NHTM tuy chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc tài sản của hệ thống tài chính nhưng do hoạt động quá lâu trong cơ chế cũ, nên kỹ năng thị trường yếu và tình hình tài chính xấu. Đối với các kênh dẫn vốn khác, do hoạt động đang ở giai đoạn sơ khai, chưa có môi trường để có thể hoạt động đúng chức năng (công cụ tài chính còn quá ít, đơn điệu, cơ sở hạ tầng yếu

kém, hành lang pháp lý và cơ chế thực thi còn nhiều bất cập). Vì thế thực lực chung của các kênh dẫn vốn này là yếu. Tỷ trọng tài sản trong hệ thống tài chính là thấp (dưới 10%), các định chế trung gian như: TTCK, bảo hiểm, quỹ đầu tư…chiếm tỷ lệ nhỏ và đang hoạt động ở mức sơ khai.

Do đặc điểm lịch sử, hệ thống tài chính Việt Nam trong cơ chế kinh tế tập trung trước đây có quy mô nhỏ bé và và cấu trúc thiếu đồng bộ. Với hệ thống ngân hàng là bộ phần cấu thành duy nhất thực hiện chức năng dẫn vốn. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng ban đầu lại thuộc sở hữu của Nhà nước. Điều này dẫn đến một thực trạng cơ bản của hệ thống ngân hàng tài chính nước ta là sự phân bổ vốn một cách méo mó, kém hiệu quả và vốn được phân bổ không thông qua sự hoạt động của thị trường tài chính mà chủ yếu theo chỉ định của chính phủ và NHNN theo một cơ chế tập trung. Hệ quả là Việt Nam có một hệ thống tài chính - ngân hàng kém phát triển, hoạt động của các trung gian tài chính thiếu chuyên nghiệp, không phải ánh đúng các nguyên tắc vận hành theo quy luật kinh tế.

2.1.2.2. Vai trò vị trí của hệ thống NHTM trong hệ thống Tài chính.

Bắt đầu từ khoảng đầu thập niên 90, hệ thống tài chính-ngân hàng và các nhân tố cơ bản cấu tạo nên thị trường tài chính-ngân hàng đã dần được hình thành và cải thiện đáng kể về trình độ phát triển của hệ thống Tài chính Việt Nam. Các chính sách cải cách trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đặc biệt là những cải cách hoạt động của các NHTM đã nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của lĩnh vực tài chính - ngân hàng nước ta trong thời gian qua. Cùng với quá trình này, hệ thống tài chính Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện các định chế mới như: TTCK, Quỹ đầu tư, Công ty Bảo hiểm…cho dù mới ở giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển

Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính nhìn chung vẫn thấp thể hiện ở sự phát triển của các định chế trung gian tài chính còn yếu và thiếu. Ngoại trừ các NHTM và phần nào đó là các công ty bảo hiểm đã định hình phát triển tương đối lâu, còn lại các Quỹ tương hỗ, Quỹ đầu tư…mới chỉ ở dạng sơ khai nhất. Điều này dẫn đến các cấp độ thị trường hình thành nên thị

trường tài chính bao gồm: Thị trường tiền tệ, Thị trường vốn và TTCK còn nhiều bất cập.

Thông thường một hệ thống tài chính phát triển đồng bộ cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, do nhiều đặc điểm khác nhau, hệ thống tài chính vẫn dựa chủ yếu vào hoạt động của hệ thống các NHTM (kênh gián tiếp), thị trường tiền tệ (nơi phát hành và giao dịch các công cụ nợ ngắn hạn) và TTCK vẫn còn quá mới mẻ và nhỏ bé khả năng tiếp cận kênh dẫn vốn này của các doanh nghiệp còn rất thấp. Một số trung gian tài chính khác như: Quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư…tuy có lượng vốn huy động khá lớn, mức độ tăng trưởng nhanh song những hạn chế về mặt pháp lý chưa cho phép những trung gian này trở thành nguồn cung ứng vốn đáng kể cho nền kinh tế.

Bảng 2.2: Tỷ trọng tổng tài sản của các trung gian tài chính/GDP

TT Các định chế trung gian Tỷ trọng Tổng tài sản/GDP năm 2002

Tỷ trọng Tổng tài sản/GDP năm 2003

1 Hệ thống NHTM 43% 52%

2 Các công ty bảo hiểm 1,3% 1,35%

3 Thị trường chứng khoán 1,65% 2,3%

4 Các quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư

5,3% 6%

Nguồn: Bộ tài chính(2003),Báo cáo Hội thảo NHKTQT ngành Tài chính.

Bảng 2.2 cho thấy trong hệ thống tài chính ở Việt Nam, lượng vốn tín dụng từ các NHTM chiếm một tỷ trọng đầu tư áp đảo so với lượng vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước, vốn ODA và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Còn vốn từ các kênh dẫn vốn khác như: thị trường chứng khoán, bảo hiểm chiếm không đáng kể. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các định chế tài chính và các thị trường như thị trường chứng khoán, bảo hiểm, và các quỹ tương hỗ đầu tư mới được hình thành trong thời gian gần đây và chưa thực sự

nhập vai như là trung gian tài chính của với nền kinh tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Tóm lại thực trạng phát triển như thời gian vừa qua cho thấy, nhìn chung các định chế trung gian tài chính khác đều đang có những bước phát triển nhanh chóng. Về lâu về dài các định chế như TTCK, các công ty bảo hiểm… sẽ phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển của hệ thống tài chính. Tuy nhiên do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố lịch sử, hệ thống NHTM đã và sẽ vẫn đóng vai trò chủ đạo và sẽ tiếp tục là

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)