Khả năng cạnh tranh của Công nghệ và lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63)

2..2.3.1. Công nghệ

Khó có ai phủ nhận vai trò của công nghệ trong thời đại toàn cầu hoá. Đặc biệt đối với các thiết chế kinh tế cao cấp như NHTM thì công nghệ còn đóng vai trò quan trọng hơn. Một ngân hàng có công nghệ tiên tiến, một hệ thống NHTM nội địa có sự hiện đại về công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ tốt sẽ tạo ra những ưu thế đang kể trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng nhất là nhưng sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ cao. Để đánh giá về công nghệ và khoa học, chúng ta đánh giá trình độ của khoa học và khả năng ứng dụng công nghệ của hệ thống NHTM nước ta so với các

NHTM của các nước trong khu vực và so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Có nhiều cách đánh giá, tuy nhiên người ta thường xét đến các chỉ số: số sáng chế, giải pháp ứng dụng, khả năng đầu tư nâng cấp và đổi mới công nghệ, khả năng thu hút và tiếp thu công nghệ qua các kênh khác nhau, khả năng tích hợp của hệ thống trong việc phục vụ các chức năng quản trị kinh doanh…

Trong thời gian qua, các NHTM đều nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin đối với kịnh doanh ngân hàng. Công nghệ ảnh hưởng quyết định tới việc phát triển sản phẩm-dịch vụ, chất lượng sản phẩm-dịch vụ và phương thức phân phối sản phẩm-dịch vụ đến khách hàng. Khả năng quản lý ngân hàng, khả năng quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công nghệ cuả ngân hàng. Chính vì thế, các NHTM đã không ngừng củng cố và hoàn thiện để thích ứng vứi nền kinh tế thị trường, nỗ lực đổi mới công nghệ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới và đào tạo đội ngũ nhân viên.

Bảng 2.12: Mức độ hiện đại hệ thống phần mềm tin học của một số Ngân hàng điển hình

TT Tên Ngân hàng Tên Phần mềm Thời điểm ứng dụng

Tình trạng ứng dụng

1 Techcombank Globus-Thuỹ Sỹ 2003 Online toàn hệ thống

2 Á Châu TBCS-ấn độ 2002 Online toàn hệ thống

3 Ngoại thương Hyundai-Hàn Quốc 2003 Online toàn bộ 4 Đầu tư Phát triển Silver Lake-Mãlaisia Chưa Online từng phần 5 Công thương Silver Lake-Malaisia 2003 Online từng phần 6 Nông nghiệp Hyundai-HànQuốc Chưa Online từng phần 7 Nhà Hà nội Smartbank-Singgapor Chưa Online từng phần 8 Eximbank Silver Lake-Malaisia Chưa Online từng phần 9 Sài gòn Thương tín Glubus –Thuỹ Sĩ Chưa Bắt đầu triển khai

Nguồn: NHNN Việt Nam (2004), Báo cáo của Cục công nghệ tại Banking 2004.

Bảng 2.12 cho thấy: Hiện nay đã có khả nhiều NHTM đang thực hiện triển khai chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo hướng trực tuyến-online. Trong số các ngân hàng nói trên có ba ngân hàng đã thực hiện triển khai xong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá là Vietcombank, ACB và Techcombank. Hầu hết các ngân hàng còn lại đều đang giai đoạn triển khai chương trình này. Trong khi đó, cũng có nhiều ngân hàng khác nhất là các ngân hàng nhỏ hầu như chưa thực hiện được nâng cấp hệ thống công nghệ của mình.

Theo đánh giá của các chuyên gia WB, công nghệ ngân hàng của nước ta tuy phát triển hơn các loại hình doanh nghiệp khác nhưng vẫn còn ở mức thấp kém và không hề là điểm mạnh của hệ thống NHTM. Trong những năm vừa qua, tuy đã có nhiều nỗ lực và đặc biệt là sự hỗ trợ của WB trong chương trình tái cơ cấu, nhiều NHTM đã đầu tư triển khai ứng dụng các phần mềm ngân hàng hiện đại nhằm phát triển dịch vụ nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng nhìn chung, chỉ số công nghệ của NHTM nước ta vẫn ở trình độ thấp. Do vậy khả năng ứng dụng công nghệ nhanh chóng để phục vụ kinh doanh vẫn còn cần một khoảng thời gian nhất định.

Những yếu tố hạn chế về tài chính, thể chế và môi trường kinh doanh đã dẫn đến năng lực cạnh tranh của hệ thống công nghệ nước ta nói chung và hệ thống công nghệ ngân hàng nói riêng còn ở mức thấp. Nước ta vẫn bị tụt hậu ở một khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và thế giới. Chỉ số công nghệ Ngân hàng của nước ta chỉ là -0.47 trong khi đó của Trung Quốc là -0.35, Thái Lan là -0.07, Indonesia là -066, của Mailaisia là 1.08 và của Singapore là 1.95…Do vậy công nghệ cũng là một thách thức cho hệ thống ngân hàng nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế 12.

2.2.3.2. Lao động

Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ và sự xuất hiện tri thức trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21 không làm giảm đi vai trò của lao động, không những thế nó còn làm cho vai trò của lao động nhất là lao động bậc cao ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt đối với thiết chế

kinh tế bậc cao như các NHTM, lao động và chất xám càng có vai trò quan trọng hơn, bởi trí tuệ và kỹ năng của lao động chính là yếu tố không thể thiếu đưa việc ứng dụng các công nghệ hiện đại ứng dụng vào sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thông qua người lao động, các ứng dụng mới nhất của công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới được áp dụng ngày càng nhiều hơn vào nước ta.

Trong những năm vừa qua, cùng với chính sách đổi mới chung của nền kinh tế đất nước, nhiều NHTM đã rất tích cực chủ động trong việc nâng cao chất lượng lao động. Trình độ chuyên môn của lao động trong các NHTM đã được nâng lên đáng kể. Theo thống kê sơ bộ của NHNN hiện nay đã có khoảng 54% lao động có trình độ đại học, và hàng trăm người có trình độ trên đại học. Đặc biệt ngành ngân hàng là một trong những ngành có nhiều ưu thế trong việc thu hút chất xám, kể cả đối với những người học tập tại các cơ sở đào tạo nước ngoài. Vì thế trình độ tiếp cận của lao động ở các NHTM trong các vấn đề nổi cộm như quản trị rủi ro, khả năng giám sát khoản vay, giám sát tiền tệ… đã có sự cải thiện đáng kể so với trước. Các kỹ năng về ngoại ngữ và tin học đối với lao động làm việc trong các NHTM là cao hơn lao động trong nhiều ngành khác và có sự xích lại gần hơn so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên cũng theo đánh giá gần đây của các chuyên gia IMF và trung tâm đào tạo Ngân hàng (BTC), bên cạnh những sự cải thiện nói trên thì lao động của các NHTM cũng còn khá nhiều tồn tại, thậm chí một số yếu điểm của lao động xuất hiện từ cơ chế cũ vẫn chậm được khắc phục đang cản trở đến tiến trình hộ nhập kinh tế quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM:

- Thứ nhất: Đội ngũ nhân sự có trình độ cao, đặc biệt là những nhà quản trị cấp chiến lược trong các NHTM còn thiếu và còn yếu, chất lượng lao động nhìn chung là còn yếu về số lượng và kém về chất lượng so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới. Hầu hết các NHTM hiện tại đang thiếu lực lượng lao động có thể ứng dụng các công nghệ cao và công nghệ ngân hàng mới vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy tiến trình hiện đại hoá công

nghệ của các ngân hàng dù đã cố gắng nhiều vẫn diễn ra rất chậm chạp do thiếu nhân lực triển khai hoặc có nhân lực nhưng thiếu người triển khai hiệu quả.

- Thứ hai: Tác phong làm việc và kỷ luật lao động trong ngành ngân

hàng chưa cao. Tuy là thiết chế kinh tế bậc cao, thu hút lao động có trình độ nhưng nhìn chung kỷ luật lao động của các ngân hàng trong nước ta là vẫn rất yếu, kém xa tính kỷ luật và chuyên nghiệp của lao động trong các ngân hàng nước ngoài. Cũng có một bộ phận lớn lao động xuất phát từ khu vực nông thôn hoặc làm việc tại các chi nhánh, phòng giao dịch ở khu vực nông thôn do thiếu tính kỷ luật nên còn mang nặng tính phi chuyên nghiệp, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động hầu như ít được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm (Teamwork) chưa có khả năng hợp tác và cùng chịu rủi ro. Ngoài ra cùng tình trạng chung với nền kinh tế, lao động trong ngành ngân hàng vẫn ở trong tình trạng “ngại” phát huy sáng kiến cá nhân và chia sẻ các kinh nghiệm làm việc, dẫn đến khó áp dụng ứng dụng các công nghệ và quy trình kinh doanh theo chuẩn quốc tế bởi tính thiếu chuyên nghiệp của lao động. - Thứ ba: Lao động trong ngành ngân hàng cũng được đánh giá là cùng một tình trạng chung với các ngành khác là yếu về thể lực và có khá nhiều người bị mặc bệnh nghề nghiệp. Các chỉ số phát triển theo báo cáo của UNDP cho thấy về thể trạng người lao động nước ta là kém hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Do vậy khả năng làm việc với cường độ cao trong nhiều trường hợp lác kém hơn so với người ngước ngoài. Đó là chưa kể đến những hạn chế do những quy định của Bộ luật lao động cũng như sự chậm phát triển của thị trường lao động cũng là yếu tố hạn chế độ linh hoạt của NHTM trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)