Năng lực quản trị điều hành

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67)

Năng lực quản trị điều hành thể hiện khả năng phản ứng của ngân hàng trước những phát sinh xảy ra liên quan đến hoạt động kinh doanh. Năng lực điều hành quản trị phải thể hiện ở chính sách và chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với thị trường và thực trạng của ngân hàng. Trong HNKTQT, năng

lực quản trị điều hành là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM

Một trong những điểm yếu về trình độ của cán bộ ngân hàng nước ta xuất phát từ đặc thù hình thành và phát triển, nguồn nhân lực do chuyển từ hệ thống cũ nên nhiều người chịu ảnh hưởng khá nặng của tư tưởng kinh doanh bao cấp. Phần đông trình độ của cán bộ còn bất cập, nhiều cán bộ chưa qua đào tạo cơ bản và trong số đó không ít người khó có khả năng đào tạo lại, số khác tuy được đào tạo song hiểu biết rất hạn chế về kinh tế thị trường. Ngay cả trong số cán bộ có trình độ cao vẫn còn một số bất cập như: Có một bộ phận lớn cán bộ lãnh đạo các NHTM có trình độ đại học và trên đại học được đào tạo ở nước ngoài, nhưng chủ yếu dưới thời thời bao cấp nên chịu ảnh hưởng của quan điểm đào tạo cũ. Bộ phận lớn khác có trình độ trên đại học hiện nay được đào tạo trong cơ chế mới nhưng do việc đào tạo được thực hiện ồ ạt, ngắn hạn nên đã bộc lộ những vấn đề về chất lượng đào tạo. Một số ít được đào tạo tại một số quốc gia phương Tây, được trang bị kiến thức thị trường và phương pháp luận khá tốt. Tuy nhiên khả năng ứng dụng lý luận vào thục tế còn hạn chế.

Năng lực quản trị điều hành yếu kém thể hiện ở nhiều NHTM nhất là các NHTM quốc doanh, bởi cơ chế tuyển dụng và đề bạt của các ngân hàng này vẫn hầu như chưa thế thoát ly khỏi hẳn cơ chế cũ. Việc đề bạt bổ nhiệm vẫn phải qua nhiều cấp nhiều nấc, ít sự đột biến chính vì vậy khi trở thành cán bộ quản lý thì đã nhiều tuổi. Cơ chế lương bổng chịu nhiều ràng buộc nên đã xảy ra tình trạng chảy máu chất xám ở nhiều NHTMQD sang các ngân hàng nước ngoài. Ở các NHTM cổ phần, thực trạng này có đỡ hơn nhưng nhóm ngân hàng này lại chiếm thị phần nhỏ nên nhìn chung không cải thiện được hình ảnh của toàn hệ thống.

Năng lực quản trị điều hành của các NHTM của Việt Nam nhìn chung còn thấp do phần lớn các NHTM Việt Nam đều mới thành lập, hoặc thực sự hoạt động theo nguyên tắc thị trường trên dưới 10 năm. Năng lực yếu kém trong quản lý được thể hiện qua một số mặt chủ yếu như: (i) Đội ngũ cán bộ

quản lý và viên chức ngân hàng phần lớn chưa được đào tạo một cách cơ bản, chưa được trang bị những kiến thức, nghiệp vụ cần thiết của kinh tế thị trường, ngân hàng hiện đại. Trong nhiều trường hợp, do mức cạnh tranh thấp nên chưa tạo ra được sức ép nâng cao trình độ quản lý và năng lực kinh doanh; (ii) Cơ cấu quyền lực và quan hệ lợi ích chưa rõ ràng kể cả trong NHTM quốc doanh lẫn trong ngân hàng cổ phần. Điều này có liên quan đến mối quan hệ cơ bản trong khoa học quản lý, đó là quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý. Chính sự thiếu rõ ràng trong quan hệ cơ bản trên đã làm mất đi sự liên kết có tính nguyên tắc của cấu trúc tổ chức khiến cho cấu trúc này bị biến dạng và nguyên nhân chính gây ra những yếu kém về quản lý trong hầu hết các NHTM Việt Nam; và (iii) Tình trạng công nghệ lạc hậu, đặc biệt là công nghệ thông tin quản lý, giám sát... trong hoạt động ngân hàng. Điều đáng lưu ý là do mức cạnh tranh kém nên sức ép đổi mới công nghệ cũng không lớn.

3.2.5. Khả năng giám sát và điều tiết hoạt động trên thị trường

Giám sát tài chính hàm ý là các NHTM không chỉ đơn thuần thu thập thông tin về các công ty và phân bổ vốn vay hay đầu tư cho chúng mà còn phải liên tục theo dõi các hoạt động của bên nhận vốn và tận dụng quyền kiểm soát công ty bằng cách thực hiện các thoả thuận hợp đồng hay bằng cách rút vốn hoặc không tái tài trợ/cho vay. Các NHTM được coi là "những giám sát viên được chỉ định". Việc giám sát, điều tiết có liên quan đến tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Kinh nghiệm khủng hoảng ở Đông Nam Á cho thấy rằng, việc kiểm soát, điều hành các khoản nợ yếu kém đã dẫn đến tình trạng sai lệch

kép hay vênh gép tiền tệ (double mismatch), qua đó làm tăng rủi ro hối đoái,

rủi ro tỷ giá.

Đối với Việt Nam, cho đến nay trên thực tế vẫn còn một số hạn chế trong việc điều tiết, giám sát hoạt động của các NHTM.

- Thứ nhất, việc thanh tra giám sát nội bộ và cơ chế giám sát hiệu quả

còn thấp, còn mang nặng về hình thức, thiếu những tiêu chuẩn khách quan về quản lý tín dụng. Sự can thiệp của Nhà nước, sự thiếu minh bạch về pháp lí, sự

không bình đẳng về luật chơi đã khiến cho vấn đề rủi ro đạo đức rất lớn và khó khắc phục trong ngắn hạn và trung hạn.

- Thứ hai, các hoạt động thanh tra, giám sát vẫn còn chồng chéo và

thiếu độc lập, do vậy các vi phạm trong hoạt động ngân hàng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Ngoài ra, sự thiếu vắng các bộ phận chuyên môn hoá trong việc phân tích, đánh giá tình trạng tài chính của các NHTM và dự báo xu hướng phát triển các ngân hàng đã khiến việc sửa đổi các quy định không kịp thời.

- Thứ ba, khuôn khổ điều tiết các nghiệp vụ ngân hàng vẫn còn một số

hạn chế. Nguyên nhân là do việc điều tiết, giám sát vẫn còn bị cản trở do thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng về độ an toàn, lành mạnh của nghiệp vụ, hệ thống kế toán không tương thích và nghiệp vụ của các thanh tra viên còn chưa cao.

Ngoài ra, các quy định về phân loại nợ, dự phòng rủi ro (trốn/vỡ nợ) (loan loss provision) và quy định về vốn bắt buộc còn lỏng hơn các nước trong khu vực. Hiệu lực của việc giám sát các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào hệ thống kiểm toán và kế toán ngân hàng; song cơ sở dữ liệu về các hoạt động của ngân hàng thường không đầy đủ và không nhất quán.

Bảng 2.13 : Xếp hạng năng lực điều tiết, giám sát tài chính Việt Nam và một số nước chọn lọc năm 2001 và năm 2003

Chỉ số Việt Nam Trung Quốc Singa- pore Malai- xia Thái Lan Indone -xia Phillip-pin

Điều tiết giám sát tài chính (2001)

52 49 7 33 53 53 45

Điều tiết và giám sát tài chính (2003)

50 46 6 32 51 53 34

Nguồn: IMF(2003); WEF.

Bảng 2.13 cho thấy: hệ thống ngân hàng Việt Nam còn yếu kém về quản lý, điều tiết giám sát. Đối với các nước khác trong khu vực, mặc dù có sự cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng sau khủng hoảng, song hiệu quả điều tiết và giám sát tài chính vẫn chưa thực sự là cao.

Cơ sở hạ tầng và mạng lưói là yếu tố quan trọng trong khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong tiến trình hội nhập. Cơ sở hạ tầng càng hiện đại và hệ thống mạng lưới càng rộng sẽ tạo ra những lợi thế nhất định trong việc cung cấp dịch vụ phục vụ khách hàng. Các nghiên cứu thị trường của một số Ngân hàng cho thấy có tới 53% trả lời yếu tố lựa chọn lý do để chọn sản phầm dịch vụ của ngân hàng là bởi yếu tố gần nhà và gần cơ quan. 17, tr .9-12 .

Thực trạng hiện nay cho thấy, cùng với quá trình phát triển chung của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng như mạng lưới của các NHTM nước ta đang ngày càng được cải thiện. Theo đánh giá của IMF, cơ sở hạ tầng và mạng lưới là yếu tố sẽ tạo ra lợi thế rất lớn cho các NHTM nước ta trong việc cạnh tranh với các Ngân hàng và định chế tài chính nước ngoài. Đây cũng là lợi thế nhờ những rào cản gia nhập thị trường mà chính phủ và NHNN đã áp dụng trong suốt thời gian vừa qua đối với các Ngân hàng nước ngoài. Bởi các định chế Ngân hàng nước ngoài bị ràng buộc bởi nhiều quy định và hạn chế khá nhiều trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các NHTM nước ta trong việc mở rộng mạng lưới và “chiếm đất” chiếm thị phần hoạt động.

Mạng lưới hoạt động của hệ thống NHTM hiện tại rõ ràng là một lợi thế trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Bởi các ngân hàng nước ngoài, khi thâm nhập và hoạt động tại thị trường Việt Nam cũng cần phải mất nhiều thời gian mới có thể tạo ra được mạng lưới rộng để hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, cơ sở mạng lưới của các NHTM nước ta là rộng nhưng thực chất là phân bố không đều và chủ yếu tập trung ở các NHTMQD, còn ngân hàng cổ phần vẫn có mạng lưới nhỏ hẹp và chủ yếu tập trung tại các thành phố và thị xã, còn khu vực nông thôn chủ yếu là các NHTMQD một mình một sân hoạt động. Ngoài ra việc duy trì mạng lưới rộng nếu không có các giải pháp khai thác hiệu quản sẽ đội thêm những chi phí đáng kể, ảnh hưỏng đến hiệu quả hoạt động của chính các NHTM.

Yếu tố hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tác động đáng kể lên mức độ rủi ro ngân hàng và khả năng cạnh tranh chung của hệ thống. Trước hết, khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam rất thấp và có xu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hướng giảm, dần đến các chỉ số đánh giá hiệu quả như ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) là thấp. Mặc dù các NHTM đã có nhiều cố gắng phát triển các dịch vụ phi tín dụng như đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán v.v. nhưng lợi nhuận từ các hoạt động hầu như không bù đắp nổi việc suy giảm nhanh chóng của lợi nhuận từ khu vực tín dụng do: 1) nợ quá hạn lớn; chênh lệch lãi suất tiền gởi và cho vay thu hẹp nhanh ; và 2) công nghệ ngân hàng còn lạc hậu. Hơn nữa, tỉ lệ chi phí nghiệp vụ trên tài sản có của các NHTM vẫn còn cao (từ 5% đến 7,5% (2002) cao hơn nhiều so với các ngân hàng trong khu vực từ: 2,5% đến 3,0% (năm 1999). Điều này cho thấy trình độ quản lý và công nghệ ngân hàng lạc hậu là vấn đề cấp bách của hệ thống ngân hàng 9, 12, 20 .

Yếu tố quan trọng gây rủi ro tài chính cho các ngân hàng Việt Nam hiện nay là hiện tượng đôla hoá trong nền kinh tế. Được đo bằng tỷ lệ giữa tiền gởi ngoại tệ và tiền rộng (M2), mức độ đôla hoá ngày càng thể hiện rõ nét kể từ cuối năm 1999 (27%) và tăng mạnh lên cho đến nay (33%, 8/2001) và hiện nay vẫn ở mức khoảng 30% 22 . Hiện tượng này chủ yếu là hệ quả của quá trình tiền tệ hoá khá nhanh và HNKTQT sâu hơn (chủ yếu qua mở cửa thương mại làm tăng mức xuất khẩu) của Việt Nam, nhất trong những năm gần đây. Thách thức lớn nhất của hiện tượng đô la hoá là đe dọa đến an toàn và giám sát ngân hàng, đẩy ngân hàng vào thế dễ bị tổn thương do (nó) gây ra tình trạng chênh lệch tiền tệ (currency mismatch) trong hoạt động cho vay và huy động tiền gửi; làm tăng rủi ro hối đoái và rủi ro tín dụng. Một rủi ro khác là nợ quá hạn bằng ngoại tệ có tỷ trọng gấp đôi nợ quá hạn bằng VND trong tổng nợ quá hạn. Đối với các NHTMQD, tính dễ thay đổi của tiền gửi ngoại tệ có thể làm trầm trọng vấn đề thanh khoản và có khả năng làm giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia của Việt Nam.

Bảng 2.14: So sánh chất lượng hệ thống ngân hàng Việt Nam với một số nước chọn lọc năm 2002. Chỉ số Việt Nam Trung Quốc Singa- pore Malai-xia Thái Lan Indone- xia Phillip- pin Mức độ rủi ro tài chính 47 5 3 9 21 45 28 Tính lành mạnh 52 50 13 41 55 56 34

Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2003), tài liệu hội thảo khoa học.

Như vậy, xét chung theo tình trạng nợ, tiền gửi ngoại tệ trong các bảng cân đối tài sản các ngân hàng và hiệu quả điều tiết, giám sát tài chính thì các mức độ rủi ro tài chính vẫn còn cao, tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn còn yếu kém so với các nước đang khảo sát. Và trên thực tế hệ thống NHTM Việt Nam chỉ nhỉnh hơn được các ngân hàng Indonesia và Thái Lan nếu xét về tính lành mạnh và độ rủi ro thì đúng ở mức cao nhất trong những nước được khảo sát.

2.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN NĂNG LỰC CẠNH TRANH YẾU KÉM VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN QUA.

2.3.1. Nguyên nhân cạnh tranh yếu của hệ thống NHTM. 2.3.1.1. Môi trường kinh doanh còn nhiều khiếm khuyết

Môi trường kinh doanh hiện nay dù có được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyến làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, yếu tố môi trường kinh doanh trong thời gian qua làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM ở những khía cạnh sau đây:

- Hiện nay, trong nền kinh tế, thành phần kinh tế tư nhân đang được khuyến khích phát triển mạnh. Tuy nhiên do các doanh nghiệp tư nhân này chủ yếu lại vừa mới thành lập, lại nhỏ bé quản lý kinh doanh theo kiểu ứng xử gia đình, phi chính thức. Ngoài ra, hoạt động của các tư nhân nước ta vẫn còn mang nặng tính chụp giật, theo mùa vụ, thiếu hẳn tính bài bản và chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp tu nhân có nhu cầu vốn là lớn nhưng khó khăn về tài

sản đảm bảo và thiếu kế hoạch kinh doanh khả thi lại thích hoạt đọng theo kiểu đánh quả, chụp giật nên ngân hàng đã và đang gặp khá nhiều rủi ro khi tiếp cận.

- Tiến trình đổi mới DNNN chậm và thiếu kiên quyết đã gây ra những khó khăn nhất định cho những NHTMQD vốn đang là chủ nợ của các DNNN sẽ gặp những rủi ro nhất định trong quá trình hoạt động của mình. Do các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thường là những doanh nghiệp con nợ của các NHTM quốc doanh. Vì vậy, tiến trình cổ phần hoá gắn liền với việc chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp, việc thu hồi các khoản vay, nhất là các khoản vay không có tài sản đảm bảo sẽ gặp nhiều khó khăn,

Dù có sự cải thiện đáng kể nhưng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, môi trường kinh doanh của nước ta vẫn còn nhiều bất bình đẳng, trong đó hê thống DNNN vẫn được nhiều ưu đãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, chính điều này tạo ra một thực tế: một số hàng hoá đã chuyển từ độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt nam cũng được đánh giá là có kỷ luật tài chính thấp, thiếu minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

- Ngay trong nội bộ hệ thống các NHTM, do việc các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước vẫn còn được hưởng nhiêu ưu đãi dẫn đến tình trạng độc quyền nhóm thể hiện khá rõ. Tại thời điểm giữa năm 2004, tỷ lệ huy động tiền gửi cũng như tỷ lệ cho vay tín dụng của các NHTMQD thuộc sở hữu của nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo. Tỷ trọng các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Bởi vì, sở hữu Nhà nước càng lớn, thì sự phát triển của khu

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67)