Được sự giúp đỡ của các nhà tài trợ nước ngoài, chương trình đào tạo nâng cao (2 năm) đã được bắt đầu. Chương trình này đào tạo các cán bộ bộ phận giám sát của NHNN Việt Nam các kĩ năng như quản lý tín dụng, phân tích tài chính và tiêu chuẩn kế toán quốc tế cho các tố chức tài chính.
Đặc biệt, thông qua MPDF và WB, một trung tâm đào tạo ngân hàng (BTC) đã ra đời tại Hà Nội. Trong những năm qua liên tục đào tạo cho hàng nghìn lượt cán bộ của các NHTM, các khoá đào tạo này được tiến hành do các chuyên gia nước ngoài trực tiếp giảng dạy với những kiến thức mới nhất về Ngân hàng hiện đại đã và đang góp phần cải thiện đáng kể trình độ của nguồn nhân lực của các NHTM.
2.3.2.6. Các chính sách kinh tế vĩ mô khác có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam.
- Cải thiện môi trường kinh doanh và đổi mới DNNN.
Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành và có những bước phát triển rất đáng ghi nhận, môi trường kinh doanh được đánh giá là ngày càng được cải thiện, khung pháp lý ngày càng hoàn
chỉnh và có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã bắt đầu “quen” dần với những ứng xử của cơ chế thị trường và đang có dấu hiệu vượt qua được sức ì của cơ chế bao cấp. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhiều chính sách liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư được cải thiện, trong đó thể hiện rõ nhất ở hai chính sách: khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển và đổi mới sắp xếp hoạt dộng của các DNNN.
Chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển thể hiện rõ nhất là việc ban hành Luật doanh nghiệp với mục tiêu luật hoá hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế. Ngoài ra, theo đại diện của WB tại Việt Nam: “Chính phủ cũng đã tỏ ra bình đẳng hơn trong các ứng xử với các thành phần kinh tế tư nhân, tình trạng phân biệt đối xử trong đã được giảm đáng kể, thủ tục gia nhập thị trường của các tư nhân đã thuận tiện hơn nhiều so với trước đây” 2, tr 6 .
Về chủ trương đẩy mạnh cải cách DNNN, nhà nước cũng đã tiếp tục chính sách đẩy mạnh quá trình đẩy mạnh việc đổi mới, sáp xếp lại DNNN. Tại nghị quyết 9, Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa qua đã chỉ đạo định hướng việc đổi mới DNNN theo những điểm chính sau: (i) Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN kể cả những Tổng công ty lớn; (ii) tích cực thực hiện việc đổi mới cơ chế điều hành hoạt động của DNNN, tách bạch hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích; (iii) Thực hiện cơ chế công ty mẹ con, đẩy nhanh việc bán, khoán, cho thuê đối với một số doanh nghiệp và giải thể những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên kể từ năm 2001 quá trình cải cách DNNN dường như chững lại, số doanh nghiệp được cổ phần hoá, giao bán khoán cho thuê còn ít so với kế hoạch, nhất là việc cổ phần hoá. Như vậy, việc cải cách kém hiệu quả các DNNN lại là một trong những nguyên nhân gây ra lượng nợ quá hạn còn lớn trong các NHTM quốc doanh, gây nên rủi ro tài chính cho hệ thống ngân hàng Việt Nam; kết cục là làm giảm năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính-ngân hàng của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua.
Việt Nam đang từng bước HNKTQT thông qua mở cửa thương mại, đầu tư và tài chính. Để thực hiện các cam kết mở cửa tài chính, trước hết là đối với các nước ASEAN (từ 2001, trên 5 lĩnh vực ngân hàng như huy động tiền gửi, tín dụng, cho thuê tài chính, thanh toán và chuyển tiền và dịch vụ bảo đảm) và sau đó là các cam kết đối với Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kì, Việt Nam phải thực hiện một số chính sách tài chính nhằm chuẩn bị cho mở cửa. Nói chung, việc mở cửa thị trường tài chính đồng nghĩa với việc thực thi nguyên tắc cơ bản của WTO là tối hệ quốc và ưu đãi quốc gia. Do vậy, các chính sách tài chính Việt Nam đã, đang, và sẽ phải thay đổi theo hướng cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các tổ chức tài chính-ngân hàng. Hệ luỵ của việc thực thi các cam kết là mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng sẽ tăng lên, qua đó có thể cải thiện năng lực cạnh tranh của toàn thể hệ thống tài chính-ngân hàng.
- Chính sách kích cầu trong nền kinh tế.
Chính phủ Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách kích cầu từ năm 1999 đến nay. Một trong những hướng kích cầu là tăng mạnh chi đầu tư ngân sách thông qua DNNN cũng như tăng cung tiền tệ và tín dụng. Tuy đạt được một số mục đích đặt ra, song trong một chừng mực nhất định chính sách này hiện tác động tiêu cực, làm hạn chế qua trình “làm sạch” bảng cân đối tài sản của các NHTM. Và lẽ dĩ nhiên chính sách này sẽ làm giảm khả năng cho vay và méo mó tình trạng tài chính của nhiều doanh nghiệp gây khó khăn cho hoạt động của các NHTM
- Các yếu tố vĩ mô khác
Chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và lãi suất của Việt Nam trong một vài năm gần đây chứa đựng rủi ro tài chính. Thứ nhất, do chính sách tiền tệ và lãi suất không nhất quán nên đã gây ra một hiện tượng đô la hoá và chênh lệch kép trong nền kinh tế. Hiện tượng đô la hoá khiến chính sách tiền tệ, đặc biệt là chính sách huy động tiền gửi và chính sách tín dụng ít/không có tác dụng. Hiện tượng chênh lệch kép trong bảng cân đối tài sản của các doanh nghiệp Việt Nam có thể gây ra khủng hoảng trong điều kiện tỷ giá
thay đổi đột ngột. Thứ hai, tỷ trọng các khoản vay thương mại trong khu vực FDI (liên doanh giữa DNNN và công ty nước ngoài) ngày càng gia tăng cũng làm gánh nợ nước ngoài ngày càng gia tăng.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.
Hệ thống pháp luật đã liên tục được bổ sung và đang hưóng tới hoàn thiện. Môi trường pháp luật nhìn chung là có sự cải thiện đáng kể so với trước đây. Nhà nước đã ban hành thêm nhiều luật và bộ luật và rất nhiều trong số đó có liên quan trực tiếp đến hoạt động của các NHTM. Các bộ luật như: Luật NHNN và Luật các tổ chức tính dụng, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật dân sự và Luật lao động sửa đổi… Sắp tới một số bộ luật mới như: Luật cạnh tranh và chống độc quyền, Luật tổ chức tín dụng sửa đổi… sẽ được ban hành khiến cho hành lang pháp lý hoạt động của các NHTM ngày càng hoàn thiện hơn.
Kết luận chương hai: Những phân tích nói trên tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đưa ra một bức tranh khá tổng thể về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM nói chung và hệ thống tài chính-ngân hàng nước ta nói riêng. Năng lực cạnh tranh của khu vực tài chính-ngân hàng Việt Nam xét trên tổng thể còn quá thấp, ngay cả so với Trung Quốc và các nước ASEAN. Nguyên nhân của yếu kém này chủ yếu do hậu quả của nền kinh tế kế hoạch tập trung để lại, cũng như xuất phát điểm còn thấp của nền kinh tế Việt Nam. Mức độ rủi ro tài chính của hệ thống ngân hàng vẫn còn quá cao, do vậy tính lành mạnh của cácNHTM vẫn còn thấp. Điều này đòi hỏi phải có sự cải thiện thực trạng này bằng một hệ giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM nước ta.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NHTM TRONG QUÁ TRÌNH HNKTQT.
3.1. NHỮNG CAM KẾT CĂN BẢN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam phải ký kết hàng loạt hiệp định song phương và đa phương với hầu hết các nước thành viên WTO, theo nguyên tắc cơ bản và lộ trình mở cửa được quy định trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO như chế độ đối xử quốc gia, quy chế tối huệ quốc, tính minh bạch của các chính sách liên quan đến hoạt động thưong mại dịch vụ. Về vấn đề này, Hiệp định thương mại Việt–Mỹ và Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN cũng chứa đựng những nội dung chủ yêú của GATS, chỉ khác về thời điểm có hiệu lực (thời gian bắt đầu thực hiện cam kết). Vì thế, việc thực thi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ là thử thách đầu tiên và có tầm quan trọng nhất đối với quá trình hội nhập quốc tế 20.
Theo hiệp định thương mại Việt-Mỹ, các cam kết mở cửa dịch vụ ngân hàng đựợc thực hiện theo lộ trình 9 năm trước khi mọi hạn chế đối với các ngân hàng Hoa Kỳ được bãi bỏ. Cho đến tháng 12/2004, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ (trừ ngân hàng và công ty thuê mua tài chính) chỉ được hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh với các đối tác Việt Nam, sau thời gian đó những hạn chế này sẽ bị bãi bỏ. Sau 9 năm, tức là từ tháng 12/2010, các ngân hàng Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trong thời gian 9 năm đó, các ngân hàng Hoa Kỳ có thể thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Việt Nam theo tỉ lệ góp vốn 30-49% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh 20
Các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng theo lộ trình 7 mốc về hội nhập đã được xác định. Lộ trình này xác định rõ mức độ tham gia các loại hình dịch vụ ngân hàng và hình thức pháp lí mà các nhà cung cấp dịch vụ Hoa kì được phép hoạt động tại Việt Nam, điều này cũng đồng nghĩa với yêu cầu cắt giảm bảo hộ đối với NHTM trong nước. Theo lộ trình này, Việt Nam phải loại bỏ dần những hạn chế đối với các ngân hàng Hoa Kì, cho phép họ được tham gia với mức độ tăng dần vào mọi hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Sức ép cạnh tranh đối với các NHTM nước ta sẽ tăng lên cùng với việc nới lỏng các quy định về hoạt động của các ngân hàng Hoa Kì, nhất là các ràng buộc về việc nhận tiền gửi VND, phát hành thẻ tín dụng, hoạt động thanh toán và triển khai các máy rút tiền tự động… Thị phần của các NHTM Việt Nam sẽ bị thu hẹp dần, nhất là tại các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm. Điều này đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lí, hiện đại hoá hệ thống thanh toán nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh
Việc cho phép các ngân hàng Hoa Kì trong việc tham gia thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối sẽ có sức ép nhất định đối với hoạt động quản lí của NHTM. Nhất là khi các ngân hàng Hoa kì được phép tiếp cận nghiệp vụ tái chiết khấu của NHNN. Việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn của những biến động về kinh tế xã hội quốc tế, đặc biệt là những biến động của đồng Đôla Mỹ.
Vấn đề cần dặc biệt lưu ý, không phải chờ đến năm 2010 chúng ta mới phải chịu sức ép từ các ngân hàng Hoa Kỳ, mà là ngay trong thời gian từ nay đến năm các ngân hàng Hoa kì được phép thàmh lập ngân hàng liên doanh với NHTM Việt Nam, tỷ lệ góp vốn tối thiểu là 30% nhưng không vượt quá 49% vốn quy định của liên doanh làm tăng áp lực cạnh tranh lên các NHTM Việt Nam. Điều này bắt buộc phía Việt Nam phải cân nhắc cổ phần hoá ít nhất một NHTMQD nhằm nâng cao chất lượng quản lí, tăng nhanh lợi nhuận, tránh lãng phí nguồn vốn, thậm chí tạo ra nguồn vốn tiềm năng riêng rẽ mà không phải trông cậy vào vốn ngân sách, qua đó tăng sức cạnh tranh và đảm bảo an toàn
cho hệ thống NHTM Việt Nam. Ngoài ra, cạnh tranh sẽ tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực sau:
- Đối với thị trường tín dụng (kể cả bán sĩ và bán lẻ). Cạnh tranh về cho vay sẽ trở nên gay gắt khi các ngân hàng nước ngoài đã hiểu rõ thị trường Việt Nam và môi trường pháp lí đảm bảo cho họ xử lí rủi ro để thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết. Trong đó việc cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia hoạt động tái cấp vốn, tái chiết khấu, Swap, forward từ NHNN ( sau 3 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực) sẽ giúp họ bù đắp một phần vốn huy động còn bị hạn chế bởi lộ trình .
- Giao dịch thanh toán và chuyển tiền . Đây là lĩnh vực có ưu thế của các ngân hàng nước ngoài cả về loại hình lẫn chất lượng dịch vụ. Sau khi có uy tín, các ngân hàng náy sẽ thu hút một lượng đáng kể khách hàng từ các NHTM Việt Nam.
- Dịch vụ tư vấn, môi giới kinh doanh tiền tệ và phát triển doanh nghiệp. Lĩnh vực hoạt động này cũng thu hút sự quan tâm của khách hàng Việt Nam, Đặc biệt là dịch vụ liên quan đến chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.
- Theo Hiệp Định thương mại Việt – Mỹ, các ngân hàng Hoa Kì không bị hạn chế về hình thức hiện diện ( bao gồm cả mua cổ phần của NHTMQD và mở rộng lắp đặt hệ thống ATM như NHTM Việt Nam).
- Các đối tác cũng luôn đòi hỏi cho phép các ngân hàng của họ được tăng vốn VND thông qua huy động tiết kiệm dân cư và nhàn rỗi tạm thời của tổ chức phi kinh tế. Mở rộng hoạt động mới nhất, nhất là dịch vụ thu phí như thanh toán, chuyển tiền, tư vấn, môi giới lưu kí, quản lí danh mục đầu tư của khách hàng.
Bên cạnh hiệp định thương mại Việt Mỹ, chúng ta cũng phải thực hiện các cam kết của hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS ) của ASEAN cũng là nhiệm vụ cấp bách do các nước ASEAN cam kết dành cho nhau những ưu đãi cao hơn WTO trong những lĩnh vực có thể vì mục đích thành lập khu vực mậu dich tự do đối với dịch vụ, mặc dù thời gian thực hiện các cam kết có thể được điều chỉnh linh hoạt hơn ( so với hiệp định thương
mại Việt – Mỹ ) theo yêu cầu của phía Việt Nam. Một vấn đề cần lưu ý là nhiều ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng đang đòi hỏi phải được đối xử bình đẳng như đối với các ngân hàng Hoa Kỳ.
3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
3.2.1. Cơ hội cho hệ thống NHTM.
3.2.1.1. Tranh thủ công nghệ, kinh nghiệm và vốn nước ngoài
Đối với các ngân hàng, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đội, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng như hoạch định chính sách tiền tệ, đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế.
- Ngành ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ các Ngân hàng nước ngoài về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ…nhắm bắt kịp yêu cầu phát triển của thị trường và tài chính trong nước và nước ngoài.
- Các NHTM Việt Nam bắt buộc phải chuyên môn hoá sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Qua đó, khai thác và áp dụng hiệu quả hơn ưu thế của các loại hình ngân hàng nhằm mở rộng thị phần trên thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Các NHTM Việt Nam có thể phát huy