Tổng quan về những tác động của HNKTQT

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

Ngân hàng-tài chính đối của các thị trường đang nổi

Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những cơ hội mới cho tất cả các nước. Tuy vậy, để có khả năng tiếp cận và nắm bắt được những cơ hội đó đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực, chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực cũng như thế giới.

Xét trên diện rộng, HNKTQT sẽ mang lại lợi ích kinh tế lâu dài và đồng thời nâng cao phúc lợi xã hội. Trước hết, hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí nhờ mở rộng quy mô sản xuất, chuyển giao vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý, phát triển nguồn nhân lực, loại bỏ những hạn chế của thị trường nội địa. Tự do hoá thương mại thể hiện quá trình cắt giảm các hàng rào thương mại (hàng hoá, dịch vụ), tiến tới xoá bỏ bảo hộ công nghiệp, giảm dần những hỗ trợ sai lệch cho xuất khẩu, sẽ góp phần hạn chế những sai lệch trong đầu tư và phân bổ các nguồn lực trong nước, giúp doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao hơn. Đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi, hội nhập kinh tế là phương thức hiệu quả giúp cho nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong đó các NHTM với tư cách là trung gian tài chính sẽ đóng vai trò sát với chức năng của nó. Đã có không ít nước đã giảm được khá nhanh khoảng cách, thậm chí đuổi kịp các nước tiên tiến về trình độ phát triển, trong khi nhiều nước đang phát triển vẫn chưa thể thoát ra khỏi ngưỡng đói nghèo, mà một trong những nguyên nhân đó chính là sự yếu kém của hệ thống Ngân hàng tài chính quốc gia.

Đối với các nước đang phát triển và chuyển đổi, hội nhập kinh tế có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, sa vào khủng hoảng kinh tế nếu các nước này không tạo ra được một hệ thống NHTM hoạt động lành mạnh, đủ năng lực đáp ứng với những đòi hỏi của hội nhập và khả năng thực hiện những sự hỗ trợ cho

các doanh nghiệp. Hầu hết các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi có cơ cấu kinh tế mất cân đối, hệ thống tài chính-ngân hàng thường yếu kém, dễ bị tổn thương trước sự dịch chuyển ồ ạt và đột ngột của các giao dịch kinh tế toàn cầu, nhất là của các luồng vốn và sự thâm nhập của các ngân hàng và định chế tài chính nước ngoài.

Trong độ hai thập kỷ trở lại đây, hội nhập kinh tế đã làm không ít nước đang phát triển và chuyển đổi sa vào khủng hoảng với mức độ nghiêm trọng khác nhau và chính các vấn đề tài chính đã được chứng minh là một trong

những điểm yếu trong một nền kinh tế mở toàn cầu, là căn nguyên chính gây ra khủng hoảng tài chính, tiền tệ, nhất là vào những năm 1990. Do vậy, vấn đề bảo đảm an ninh tài chính ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM là quốc gia là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế các nước trên thế giới.

Bài học kinh nghiệm từ các nước Mêhicô và ASEAN cho thấy rằng, một trong những nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính là do tính yếu kém của hệ thống tài chính ở các nước này. Việc giám sát lỏng lẻo và điều tiết các định chế tài chính không tương thích với tiến trình tự do hoá tài chính ở trong và ngoài nước đã gây khủng hoảng với mức lây nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, chính tính yếu kém của hệ thống tài chính làm giảm khả năng của Ngân hàng Trung ương vận dụng lãi suất trong nước như một dụng cụ điều tiết vĩ mô và ngược lại, làm cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng (Mackinnon và Pill, 2000). Một định chế tài chính có tính dễ bị tổn thương cao có thể tạo nên hiệu ứng vòng xoáy sang các định chế khác thông qua hiệu ứng lây nhiễm và kết quả làm cả hệ thống tài chính dễ tổn thương. Do vậy, việc xây dựng hệ thống tài chính lành mạnh là một yêu cầu thiết yếu, nhất là trong điều kiện tự do hoá cán cân vốn, nhằm hội nhập kinh tế một cách an toàn, hiệu quả”25.

Tóm lại, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt cùng với xu thế này thì sự tác động đến hệ thống Ngân hàng tài chính là hết sức to lớn. Xét trong bối cảnh chung đây là cơ hội đối với các nước đang phát triển và chuyển

đổi trong việc tận dụng cơ sở của hội nhập để nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM nội địa trước sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài, tránh nguy cơ khả năng dễ bị sa vào khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Để đảm bảo hội nhập thành công, các quốc gia phải có một lộ trình hội nhập hợp lý, chu đáo; trên cơ sở chuẩn bị tốt những cải cách cơ cấu bên trong nhất quán theo hướng thị trường, phù hợp với các thông lệ, quy định với các cam kết quốc tế. Đặc biệt lộ trình mở của đối với hệ thống ngân hàng tài chính phải được thiết lập một cách có tính toán. Với mục đích đó, trước hết việc xác định các yếu tố tác động đến an ninh tài chính và sự tương tác giữa chúng có ý nghĩa hết sức thiết thực, góp phần quan trọng trong việc xây dựng chiến lược hội nhập thành công cho mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)