- Góc phân vai: bàn ghế, tranh ảnh, giấy bút, búp bê, đồ chơi bác sỹ, bát, thìa, nồi, bếp, chậu,các món ăn... phục vụ trò chơi : Cô giáo, gia đình, nấu ăn, bác sỹ, bán hàng...
- Góc xây dựng: Gạch, các khối gỗ, hàng rào, cây hoa, quả, xếp hình...
- Góc học tập - thư viện: Tranh ảnh , sách báo các loại có nội dung về chủ đề gia đình.
- Góc nghệ thuật: Tranh ảnh về các đồ chơi của bé, đồ dùng gia đình ; tranh ảnh về các loại nhà khác nhau; các thành viên tronng gia đình cho trẻ tô, vẽ, xé dán, cát dán...
- Góc thiên nhiên: nước, bình tưới cây, can và dụng cụ đong đo nớc...
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Thỏa thuận chơi
- Trò chuyện gây hứng thú để trẻ nhận góc chơi, vai chơi. - Cô và trẻ cùng hát bài có nội dung về gia đình
- Trong bài hát nói về điều gì nhỉ?
- Cô hớng trẻ đến các góc chơi bằng các hình thức khác nhau (thể đeo, tự chọn trò chơi...)
-Cô giới thiệu các góc chơi, các trò chơi ở các góc chơi.
- Có bạn lại muốn làm những chú kỹ sư xây dựng để xây nên những ngôi nhà thật đẹp để cho gia đình mình chung sống hạnh phúc bên nhau...(trẻ về góc xây dựng).
- Cứ như vậy cô trò chuyện gây hứng thú hướng trẻ vào góc chơi để trẻ tự
trao đổi bàn bạc, phân vai chơi cho nhau rồi về góc chơi.
Hoạt động 2: Trẻ chơi ở các góc:
- Trẻ về góc chơi cô bao quát, gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi
- Cô cùng nhập vai chơi ở các góc để gợi ý, hướng dẫn, tạo tình huống cho trẻ chơi. Nhắc nhở trẻ bố trí sắp sếp ngăn nắp, hợp lí đồ dùng, đồ chơi cho “công trình của mình”
- Bổ xung nguyên vật liệu và khuyến khích trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
Hoạt động 3: Nhận xét quá trình chơi:
- Cô và trẻ cùng nhận xét các vai chơi, góc chơi. - Cô nhận xét chung: khen, động viên trẻ.
- Nhắc trẻ thu dọn đồ dựng đồ chơi gọn gàng về đúng nơi qui định.