Xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động xuất khẩu

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động - luận văn ths. kinh doanh và quản lý (Trang 88)

3.4.4.1. Cục Quản lý lao động ngoài nước là đơn vị đầu mối trong việc thông tin về thị trường lao động xuất khẩu

Để giúp cho công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt hiệu quả, nước ta cần có một hệ thống thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động quốc tế và dự báo nguồn nhân lực của các ngành nghề trong hiện tại và tương lai một cách thống nhất , đầy đủ. Theo quyết định số 159/QĐ-LĐTBXH ngày 02/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc quy đi ̣nh chức năng , nhiê ̣m vụ, quyền ha ̣n và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý lao động ngoài nước , Cục Quản lý lao động ngoài nước là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hô ̣i, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo quy đi ̣nh của ph áp luâ ̣t. Là đơn vị thực hiện việc tìm hiểu, khai thác thị trường lao động ngoài nước, quản lý các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động xuất khẩu lao động.,. Với chức năng đó, Cục quản lý lao động ngoài nước phải là đơn vị đầu mối trong việc thông tin về thị trường lao động xuất khẩu, làm được điều này thì mới quản lý chặt chẽ được hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời sẽ phát hiện kịp thời các điểm chưa phù hợp với nhu cầu thực tế nói chung và đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động nói riêng để có biện pháp khắc phục hoặc đề xuất về cơ chế chính sách có liên quan với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đề xuất phối hợp với các Bộ, ban, ngành chức năng có liên quan để cùng tháo gỡ, giải quyết, thực hiện xã hội hoá trong đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 3.4.4.2. Kết nối điện tử giữa các chủ thể có liên quan

Việc kết nối điện tử giữa các chủ thể có liên quan trong quy trình xuất khẩu lao động là giải pháp hiệu quả cho đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động. Đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động xuất khẩu: tổ chức, đầu tư phát triển thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, tạo cơ hội cho người lao động, đặc biệt là thanh niên tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề… theo hướng nâng cao năng lực các Trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về thị trường lao động ngoài nước, tiến hành thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, tổ chức các hội thảo tư vấn nghề nghiệp và thị trường tham gia xuất khẩu lao động cho người lao động tại các địa phương, hoạt động thường xuyên định kỳ.

Việc kết nối thông tin điện tử giữa các trường dạy nghề nòng cốt, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Sở Lao động Thương binh và Xã hội của các địa phương, các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài thực sự có ý nghĩa. Các cơ quan ngoại giao, các

văn phòng đại diện quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài sẽ cung cấp thông tin về tình hình việc làm, thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện khai thác thị trường và tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động nước ngoài cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và hệ thống trường đào tạo nghề. Các chủ thể có liên quan trong hoạt động xuất khẩu lao động cần cập nhật nội dung chương trình dạy nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng áp dụng cho toàn hệ thống. Sở Lao động Thương binh – Xã hội cung cấp thông tin về nguồn lao động cho các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp xuất khẩu lao động hợp tác tuyển chọn. Người lao động chủ động đăng ký học nghề để tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, giải pháp này ở tầm vĩ mô, cần được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động - luận văn ths. kinh doanh và quản lý (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)