Mục tiêu số lượng

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động - luận văn ths. kinh doanh và quản lý (Trang 67)

Trước khi tìm hiểu mục tiêu xuất khẩu lao động, ta tìm hiểu Mục tiêu phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2007-2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Về mục tiêu chung: Đảm bảo và tạo việc làm cho 49,5 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%, phát triển đồng bộ thị trường lao động, từng bước cân đối cung – cầu lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống NLĐ.

Mục tiêu cụ thể:

- Tạo việc làm trong nước: giai đoạn 2007-2010 giải quyết việc làm trong nước cho 6- 6,4 triệu lao động (trong đó tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm khoảng 350 nghìn lao động/năm).

- Tạo việc làm ngoài nước: đưa khoảng 32 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài; tăng tỷ lệ lao động có nghề trong số lao động xuất khẩu lên 65% vào năm 2010.

làm, xây dựng cơ sở dữ liệu và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động.

Tại Quyết định số 33/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015”, mục tiêu số lượng cụ thể như sau:

Hình thành một số trường dạy nghề nòng cốt để dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm đạt mục tiêu hàng năm đưa trên 10 vạn lao động đã được đào tạo nghề đi làm việc ở nước ngoài.

Đến năm 2010, tỷ trọng lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề đạt 70%; trong đó, lao động lành nghề và trình độ cao trở lên đạt 30%. Đến năm 2015, 100% lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề, trong đó 40% có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động - luận văn ths. kinh doanh và quản lý (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)