Định hướng phát triển đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động - luận văn ths. kinh doanh và quản lý (Trang 73)

3.3.2.1. Cơ chế đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, bên cạnh sự hợp tác là sự cạnh tranh và ngày càng quyết liệt; việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế; chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia.Việc mở cửa thị trường lao động tạo ra sự dịch chuyển lao động giữa các nước, đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.

Từ thực trạng đào tạo nghề cho người lao động tham gia xuất khẩu lao động còn nhiều bất cập như đã nêu ở trên, vấn đề đặt ra là đào tạo nghề theo nhu cầu lao động ngoài nước cần được gắn kết chặt chẽ với ngành nghề đào tạo, trình độ, kỹ năng nghề và thời gian đào tạo phải phù hợp với yêu cầu và tiến độ tiếp nhận theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài, phải từng bước khắc phục tình trạng bị động nguồn lao động xuất khẩu có chất lượng và tiến tới chủ động trong việc đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phê duyệt Đề án thí điểm đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu giai đoạn 2008-2010. Theo bản đề án này, trong năm 2008, Cục Quản lý lao động ngoài nước cùng với Tổng cục Dạy nghề sẽ xây dựng mô hình, cơ chế gắn kết giữa dạy nghề với xuất khẩu lao động, tạo ra nguồn lao động có trình độ tay nghề cao theo nhu cầu của thị trường. Cụ thể, để đảm bảo chất lượng đầu ra, tùy theo đối tượng người lao động, cơ sở đào tạo sẽ tiến hành đào tạo theo các hình thức sau: Đào tạo từ đầu; bồi dượng; nâng cao tay nghề; bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ.,. Đây là một chu trình khép kín từ đào tạo nghề đến khâu đầu ra là lao động được đi làm việc ở nước ngoài.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chính sách khá cụ thể nhằm thúc đẩy mục tiêu xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, để chủ trương và chính sách đó đi vào cuộc sống thì người lao động cũng như các doanh nghiệp không thể trông chờ vào các chủ trương mang tầm vĩ mô ấy. Doanh nghiệp, trường nghề, cơ sở đào tạo nghề và người lao động – chủ thể của hoạt động đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải nắm bắt cơ hội, định hướng chiến lược và thực thi các công việc cụ thể nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về chất lượng, số lượng lao động trong đào tạo nghề để cung ứng cho các thị trường lao động ngoài nước.

3.3.2.2. Nhận thức của người lao động

Tại Điều 61 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã xác định mục đích của dạy nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết là: “nhằm tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và kiến thức cần

thiết khác phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động”.

Với quan điểm xã hội hoá công tác đào tạo, tăng tính chủ động của người lao động khi có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, tại Điều 62 Luật

người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

Người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài phải chủ động

học nghề, ngoại ngữ, tìm hiểu pháp luật có liên quan...” do vậy, trách nhiệm học nghề, ngoại ngữ trước hết là của người lao động, người lao động phải chủ động tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề, học ngoại ngữ tại các cơ sở dạy nghề (trong thời gian học nghề) hoặc tại các cơ sở đào tạo (trung tâm dạy ngoại ngữ...). Trong giai đoạn hiện nay, khi đa số người lao động chưa chủ động trong việc học nghề, ngoại ngữ, các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải tổ chức bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài.

Điều 63 Luật số 72/2006/QH11 đã quy định các “doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Điểm này khác với quy định trong Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ là chỉ cho phép các đơn vị hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo – giáo dục định hướng tại cơ sở đào tạo của doanh nghiệp.

Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài là trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 27; khoản 1, Điều 30; khoản 1 Điều 33; điểm b, khoản 2, Điều 38; điểm d, khoản 2 Điều 41 và khoản 1 Điều 65 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo các quy định này, tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi

đi làm việc ở nước ngoài là nhiệm vụ trực tiếp của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Những người lao động đi làm việc ở nước ngoài phần lớn xuất thân là nông dân. Họ được gọi là những lao động “3 không” - không nghề, không ngoại ngữ, không tác phong công nghiệp. Hầu hết những người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài đều muốn đi làm việc trong thời gian sớm nhất. Đặc biệt, là những người nghèo. Họ không đủ kinh phí để theo học khoá dạy nghề chính quy 12 - 24 tháng; thậm chí ngay cả khóa đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng kéo dài 2-3 tháng cũng là một khó khăn không nhỏ về tài chính đối với họ. Do đó, người lao động đã lựa chọn các khóa đào tạo nghề ngắn hạn tại địa phương. Vì vậy, đa số lao động đã không đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của thị trường tiếp nhận lao động.

Trên thực tế, trình độ kiến thức, kỹ năng nghề các doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu lao động Việt Nam không chỉ căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ các cơ sở đào tạo trong nước cấp mà thông qua kiểm tra, đánh giá bằng việc làm. Nhiều lao động luôn được đánh giá là có tay nghề nhưng thực tế vẫn chưa đạt tiêu chuẩn với nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Kiểm tra lại tay nghề là yêu cầu bắt buộc khi người lao động bước chân vào thị trường lao động ở nước ngoài, nếu trình độ không đạt sẽ bị đánh tụt bậc thợ. Khi ấy mức lương thấp là chuyện đương nhiên, nhưng nhiều lao động không hiểu. Đặc biệt khi gặp “khó khăn”, nhiều người tỏ thái độ bằng những hành động thiếu văn hóa, không hợp tác như bỏ làm, khiếu kiện...

Ngoài ra, người lao động trong nước tuy không có việc làm hoặc có thu nhập thấp, nhưng nếu đi làm việc ở nước ngoài lại thường lựa chọn những thị trường trả tiền lương cao hơn ở những thị trường trả lương thấp như thị

trường Malaysia, Trung Đông... Vì thế, việc đáp ứng đủ số lượng và chất lượng lao động hiện vẫn còn là một vấn đề cần phải quan tâm và phấn đấu của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.

Chính vì vậy, người lao động cần nhìn nhận lại tay nghề của chính bản thân mình để có hướng đi đúng đắn và lựa chọn thị trường lao động ngoài nước phù hợp với bản thân để có thu nhập tướng xứng với sức lao động mình đã bỏ ra.

3.3.2.3. Nâng cao tỷ trọng lao động có nghề trong tổng số lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Nguồn lao động đưa đi hiện nay của Việt Nam ước tính khoảng 5-6 triệu người song cũng không đủ đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài về số lượng lao động có tay nghề cao trong các ngành: Điện tử, Công nghệ thông tin, thợ hàn, thủy thủ, chuyên gia nông nghiệp…đối với các thị trường yêu cầu lao động kỹ thuật như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc…

Chất lượng nguồn lao động đã từng bước được cải thiện nhưng chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và trước những thay đổi nhanh của khoa học công nghệ. Lực lượng lao động đã qua đào tạo theo các loại hình và trình độ khác nhau, năm 2001 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 16,8%, năm 2005 là 25%, năm 2006 nâng lên 29% và mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt 50% trên tổng số lao động cả nước. Mặt khác, người lao động Việt Nam lại yếu ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về luật pháp, kiến thức công nghệ thông tin, yếu sức khỏe, điều này làm cho chất lượng nguồn lao động cung ứng giảm. Bất lợi này đang dẫn đến xu hướng bị ép giảm giá trị lao động Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện nay, tỷ lệ lao động có nghề chiếm khoảng 30% số lao động xuất cảnh hàng năm. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu lao động như đã nêu ở trên, không có cách nào khác, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề phải gắn kết chặt chẽ trong việc đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các chương trình cụ thể đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động - luận văn ths. kinh doanh và quản lý (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)