Phát triển mạng lưới Trường nghề, Trung tâm dạy nghề cho ngườ

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động - luận văn ths. kinh doanh và quản lý (Trang 78)

các chương trình cụ thể đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tới.

3.4. Một số giải pháp đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động

3.4.1. Phát triển mạng lưới Trường nghề, Trung tâm dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài lao động đi làm việc ở nước ngoài

3.4.1.1. Khuyến khích doanh nghiệp phát triển các Trường nghề, Trung tâm đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động

Đào tạo nghề để cung cấp cho thị trường lao động ngoài nước là một đòi hỏi và cũng là một xu thế khách quan. Muốn đào tạo thành công, trước hết cần phải nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội về dạy nghề; phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của dạy nghề trong giải quyết việc làm, trong đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực, về yếu tố có tính quyết định để phát triển kinh tế xã hội bền vững ; nhận thức đúng thang giá trị về dạy nghề để thay đổi hành vi , thu hút phần lớn thanh niên vào học nghề . Nâng cao nhận thức của các doanh nhân về lợi ích của dạy nghề đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp , từ đó chủ động tham gia , đóng góp chính và tích cực vào dạy nghề. Việc khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân phát triển các trường nghề, trung tâm đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động là một nội dung quan trọng. Bao gồm, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, các ngành nghề đào tạo, các chương trình đào tạo và đội ngũ giáo viên dạy nghề để đào tạo nhân lực kỹ thuật các nghề mà thị trường nước ngoài có nhu cầu.

lao động, ngoài việc xác định kế hoạch đào tạo, ngành nghề đào tạo, thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo.,. cũng cần phải lồng ghép đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, bởi lẽ, chất lượng của nguồn lao động phục vụ xuất khẩu không chỉ thể hiện bằng tay nghề mà còn thể hiện sự hiểu biết về môi trường làm việc, về pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại. Khả năng đó cần thể hiện thông qua ngoại ngữ.

Làm được điều này, Việt Nam sẽ kịp thời đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động đảm bảo tiến độ yêu cầu tiếp nhận của chủ sử dụng lao động, khắc phục được tình trạng bị động về nguồn lao động có tay nghề đồng thời, còn có thể xây dựng kế hoạch dài hơn để tạo nguồn lao động có chất lượng dự trữ phục vụ các đơn hàng, các thị trường tiềm năng.

3.4.1.2. Xây dựng thí điểm các trường đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động Các trường đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu trong chương trình này là các trường dạy nghề trọng điểm đã được Nhà nước đầu tư lớn bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước làm nòng cốt trong việc tạo nguồn, đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Các trường dạy nghề nòng cốt cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được đầu tư đầy đủ hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đào tạo lao động có chất lượng phục vụ xuất khẩu lao động, có vị trí, chức năng chính là:

Đóng vai trò chủ lực trong công tác tạo nguồn, đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động xuất khẩu lao động, bởi nếu có đơn hàng nhưng không có

nguồn lao động để đáp ứng đơn hàng thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng không thể tồn tại được. Chức năng này được giao cho các trường dạy nghề nòng cốt có ý nghĩa thiết thực, vừa đảm bảo nguồn cung lao động phục vụ các đơn hàng mà doanh nghiệp đã khai thác được, vừa đảm bảo đầu vào cho nhiệm vụ đào tạo của trường. Sau khi đã tuyển chọn được đầu vào của quá trình đào tạo, các trường nòng cốt sẽ thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động theo yêu cầu của từng ngành nghề và từng đối tác cụ thể. Tại đây, người lao động có thể được dạy hoàn chỉnh một nghề hoặc được đào tạo thích ứng với chỗ làm việc ở nước ngoài. Song song với nhiệm vụ học nghề, người lao động còn được học ngoại ngữ để có thể đảm nhận công việc tại nước ngoài với điều kiện tốt nhất có thể. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và đạt yêu cầu theo quy định, chúng ta sẽ có đủ nguồn lao động đảm bảo vể cả số lượng lẫn chất lượng để cung ứng cho thị trường lao động quốc tế.

Hiện nay số lượng các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ta khá lớn nên rất thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực để khai thác thị trường lao động quốc tế, tạo đầu ra cho lao động xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp này đều chủ động tạo nguồn lao động để cung ứng cho các đơn hàng do doanh nghiệp mình khai thác nhưng phần lớn nguồn lao động khai thác được đều là lao động phổ thông chưa qua đào tạo hoặc tay nghề thấp. Do vậy, để đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cho xuất khẩu lao động thì các doanh nghiệp cũng phải chủ động trong việc bổ túc tay nghề, đào tạo ngoại ngữ, định hướng cho người lao động. Tuy nhiên, khả năng đào tạo của từng doanh nghiệp này lại rất khác nhau (do quy mô doanh nghiệp khác nhau) nên không phải tất cả các doanh nghiệp này đều có khả năng đào tạo chuẩn hoá. Chính vì vậy, các trường dạy nghề nòng cốt còn có chức năng dạy nghề, bổ túc tay nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo nhiệm vụ được giao.

Các chức năng nêu trên của trường dạy nghề nòng cốt mới dừng lại ở việc đảm bảo chất lượng lao động theo các đơn hàng đã có sẵn trong thời điểm hiện tại. Thực chất, các chức năng này vẫn chỉ dừng lại ở việc giải quyết bước đầu theo nhu cầu của thị trường chứ chưa có chức năng phục vụ chiến lược phát triển lâu dài mang tính hệ thống của hoạt động xuất khẩu lao động, đó chính là việc đảm bảo sẵn sàng nguồn lao động dự trữ đảm bảo chẩt lượng để có thể cung ứng mỗi khi thị trường cần. Để giải quyết vấn đề này, về lâu dài, các trường đào tạo nghề nòng cốt không những đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài mà còn có chức năng sát hạch tay nghề và các điều kiện cần thiết khác cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

3.4.1.3. Phổ biến và nhân rộng mô hình đào tạo có hiệu quả

Qua những phân tích nêu trên, để nâng cao hiệu quả đào tạo, việc tổ chức các khoá học với các mô hình dạy nghề khác nhau đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài rất quan trọng, bởi khi được nhân rộng các mô hình đào tạo sẽ huy động được nhiều nguồn lực đào tạo nghề phục vụ hoạt động xuất khẩu lao động . Dạy nghề cho lao đô ̣ng đi làm việc ở nước ngoài có thể đươ ̣c thực hiê ̣n dưới nhiều hình thức khác nhau như dạy tại các cơ sở da ̣y nghề; dạy nghề theo đơn đặt hàng của các tập đoàn , Tổng công ty ; dạy nghề lưu đô ̣ng (tại xã, thôn, bản); dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh , dịch vụ ; dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh , làng nghề;...Phương thức đào tạo cũng cần phải đa dạng hoá, phù hợp với từng loại ngành nghề theo yêu cầu của đối tác nước ngoài và điều kiện của từng địa phương...,

Dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp đang là mô hình phổ biến. Tham gia học nghề theo mô hình này, người lao động thường phải dời quê hương, tập trung tại các cơ sở đào tạo của các trường dạy nghề hoặc doanh nghiệp để tham gia chương trình đào tạo. Đây là mô hình truyền thống

trong đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có ưu điểm là: tận dụng được toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật và giáo viên cho quá trình đào tạo; tập trung tối đa thời gian để người lao động có thể đầu tư vào học tập, nâng cao tay nghề mà ít bị chi phối bởi các yếu tố xã hội khác tuy nhiên, cách làm này sẽ gây tốn kém chi phí ăn ở, đi lại của người lao động trong quá trình học tập.

Dạy nghề lưu động là việc người lao động được đào tạo ngay tại địa phương nơi mình sinh sống. Mô hình này chủ yếu được các doanh nghiệp áp dụng để phục vụ đào tạo nguồn lao động tại chỗ. Ưu điểm của mô hình này là tiết kiệm tối đa chi phí ăn ở, đi lại cho người lao động (đặc biệt là những lao động ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.,.) nhưng lại có nhược điểm là: người lao động sẽ không tập trung toàn thời gian vào việc học tập do bị chi phối bởi các mối quan hệ xã hội, việc thông tin giữa doanh nghiệp và người lao động sẽ bị chậm vì có thể phải nhận thông tin thông qua các cấp chính quyền địa phương. Mô hình này chỉ phù hợp với việc đào tạo cơ bản hoặc các ngành nghề đòi hỏi độ phức tạp không cao.

Dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề là việc người lao động được đưa đến các vùng chuyên canh, làng nghề để thực hành các công việc theo yêu cầu của đối tác. Mô hình này phù hợp với đào tạo các nghề mộc, nề, cơ khí và các nhóm ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, hình thức này cũng chưa phổ biến ở nước ta bời việc áp dụng công nghệ tại các làng nghề hoặc các vùng chuyên canh còn rất hạn chế.

Sau khi đánh giá được các mô hình đào tạo có hiệu quả trên thực tiễn, cần có chính sách linh hoạt để nhân rộng các mô hình đó theo từng ngành nghề và điều kiện cụ thể.

Theo tác giả, trước mắt cần phải tổ chức đào tạo thí điểm cho các nhóm nghề, với hình thức và phương thức đào tạo khác nhau để tìm ra được những

mô hình đào tạo phù hợp nhất đối với các đối tượng lao động có ngành nghề khác nhau để từ đó nhân rộng ra tất cả các vùng, miền trong cả nước.

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động - luận văn ths. kinh doanh và quản lý (Trang 78)