2.3.1.1 Nhu cầu của các nước tiếp nhận lao động
Trước khi tìm hiểu nhu cầu lao động có nghề của các nước tiếp nhận lao động, tác giả nghiên cứu đặc điểm các khu vực thị trường chính tiếp
nhận lao động Việt Nam, cụ thể như sau:
Một là, chủ sử dụng lao động đòi hỏi rất cao về các phẩm chất và năng lực của người lao động (tư cách đạo đức, thái độ, tác phong làm việc, khả năng hòa nhập với tập thể lao động, ý thức tổ chức kỹ luật, tay nghề…).
Hai là, người lao động phải chấp nhận mức lương thấp: Tại tất cả các thị trường, tiền công của người lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng rất thấp so với mặt bằng chung tại đó.
Ba là, sự canh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu lao động: chỉ riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã phải cạnh tranh với Philipines, Thái Lan, Indonesia… là những nước có truyền thống, có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong các thị trường hiện mới bắt đầu nhận lao động Việt Nam.
Xuất phát từ một số đặc điểm trên, ta có thể nhận thấy nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam ở một số thị trường chính như sau:
Ở Đông Nam Á, thị trường trọng điểm là thị trường Malaysia – thị trường có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động với chi phí thấp. Phần lớn lao động Việt Nam có nhu cầu than gia xuất khẩu lao động để có việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Với nhu cầu đó, Malaysia vẫn là thị trường phù hợp nhất với số lao động phổ thông, không nghề, cần việc làm.
Ở Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan) cần nhiều lao động có nghề. Nền kinh tế Đài Loan đang hồi phục nhanh. Những ngành nghề truyền thống như dệt may đang thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc. Các ngành sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, xe đạp cũng gia tăng trở lại việc tiếp nhận lao động. Ở lĩnh vực điện tử - lĩnh vực thu hút đông lao động Việt Nam, người lao động bắt đầu phải tăng ca nhiều. Đối với thị trường Hàn Quốc, Luật Việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc được Quốc Hội Hàn Quốc thông qua ngày 16/8/2003, quy định Chương trình cấp phép việc
làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là EPS) và có hiệu lực từ tháng 8/2004. Theo quy định của Luật này, các doanh nghiệp Hàn Quốc khi không tuyển dụng được lao động trong nước sẽ được phép tuyển dụng lao động nước ngoài với số lượng nhất định. Bộ Lao động Hàn Quốc được phép ký Bản ghi nhớ với các nước để phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc. Chương trình EPS là chương trình hợp tác quốc gia giữa Hàn Quốc và các nước phái cử để lao động nước ngoài sang làm việc tại Hàn Quốc. Hiện nay, Bộ Lao động Hàn Quốc đã lựa chọn và ký Bản ghi nhớ với 15 quốc gia, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Mông cổ, Sri Lanka, Trung Quốc, Campuchia, Nêpal, Uzbekistan, Pakistan, Bangladesh, Kyrgystan, Mianma, Đông Timo. Nhu cầu tiếp nhận lao động của Nhật Bản cũng sẽ tăng. Năm 2010, theo kế hoạch của Hiệp hội phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) các công ty của Nhật Bản sẽ tiếp nhận khoảng 1000 tu nghiệp sinh Việt Nam. Theo đó, người lao động sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với chương trình này. Tuy nhiên với Nhật Bản, người lao động muốn được hưởng lương cao ngay từ tháng thứ 3 thì cần được đào tạo tay nghề, ngoại ngữ ở trong nước.
Khu vực Trung Đông, châu Phi có nhu cầu nhận lao động chưa có nghề nhưng thu nhập rất thấp. Lao động có kỹ năng nghề làm việc trong xây dựng và công xưởng đang có nhu cầu lớn và được trả lương cao hơn hẳn.
Úc, Canada, Mỹ là thị trường cao nhất cả về thu nhập và điều kiện nhập cảnh, tay nghề và ngoại ngữ. Muốn có visa vào Úc, người lao động phải có kỹ năng nghề cao, kinh nghiệm làm việc, được tổ chức đào tạo của Úc kiểm tra, cấp chứng chỉ nghề và phải đạt 4,5 điểm IELTS trở lên.
Như vậy, qua nghiên cứu nhu cầu chung của các nước tiếp nhận lao động, cần quan tâm đến một số thị trường truyền thống như: Malaysia, UAE, Đài Loan, Libya, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các thị trường truyền thống này
cũng không yêu cầu quá khắt khe về ngoại ngữ và tay nghề nhưng lao động Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh về chất lượng lao động của các quốc gia xuất khẩu lao động khác như Indonesia, Philipinne, Thái Lan.,.
2.3.1.2. Các tổ chức đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày nay không còn là việc làm của một cá nhân riêng lẻ vì quy mô của việc cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng lớn. Nhiều nước tiếp nhận lao động đều đưa ra những đòi hỏi khá khắt khe đối với người lao động, đòi hỏi người lao động làm thuê phải phù hợp với yêu cầu của họ, đặc biệt là yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của người lao động. Cho nên việc hình thành đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động để đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một đòi hỏi mang tính khách quan. Việc đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài được giao cho trường hoặc trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu trực thuộc doanh nghiệp – một bộ phận cấu thành và không thể thiếu của Bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần được tổ chức tốt với một cơ chế quản lý phù hợp với yêu cầu của thị trường sức lao động thế giới, đặc biệt là khả năng đáp ứng chất lượng của người lao động cho đối tác nước ngoài thì mới có thể tồn tại được.
Bên cạnh hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, trong quá trình đào tạo nghề cho người lao động còn có sự tham gia của hệ thống các trường nghề, các trung tâm đào tạo nghề và cả các cơ sở sản xuất. Hoạt động đào tạo theo kênh này phần lớn do người lao động tự trang bị tay nghề hoặc do sự liên kết đào tạo giữa các đơn vị này với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhằm trang bị những kỹ năng cơ bản của công việc theo yêu cầu của đối tác nước ngoài.
Những chính sách khuyến khích và thể chế hóa hoạt động đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta đã tạo môi trường tương đối thuận lợi cho việc mở mang thị trường và phát triển dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đó tăng lên nhanh chóng và đa dạng về mặt sở hữu. Năm 1992, có 9 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tất cả là các doanh nghiệp của Nhà nước; năm 2008, tăng lên 156 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Đến nay, đã có 166 doanh nghiệp được cấp: “Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Chính phủ và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều đã tích cực tìm kiếm thị trường. Từ đầu những năm 1990, thông qua các thỏa thuận Chính phủ, Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt Nam dưới hình thức tu nghiệp sinh và cung ứng lao động làm việc xen ghép trong các dây chuyền công nghiệp. Sau đó, từ giữa những năm 1990, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là tác nhân chính tìm kiếm đối tác nước ngoài, ký kết hợp đồng và tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số lượng lao động bắt đầu tăng lên kể từ 1993, tới năm 1997 gặp khủng hoảng tài chính Châu Á nên đột ngột dừng, sau một năm lại tăng nhanh chóng.
Kể từ năm 2002, số lao động tăng vọt nhờ mở ra thị trường Malaysia. Trong năm này, 40 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đó gửi sang Malaysia trên 20.000 lao động. Một số nước ở Trung Đông cũng có nhu cầu lớn về lao động và đang là điểm đến cho nhiều lao động Việt Nam. Kết quả số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài qua các năm được thể hiện trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số lƣợng lao động đƣa đi phân theo thị trƣờng trọng điểm (2000-2009)
(Đơn vị tính: lượt người)
TT Năm Tổng số Nƣớc tiếp nhận Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia Nƣớc khác 1 2000 31.500 8.099 1.497 7.316 239 14.349 2 2001 36.168 7.782 3.249 3.910 23 21.204 3 2002 46.122 13.191 2.202 1.190 19.965 9.574 4 2003 75.000 29.069 2.256 4.336 38.227 1.112 5 2004 67.447 37.144 2.752 4.779 14.567 8.205 6 2005 70.594 22.784 2.955 12.102 24.605 8.148 7 2006 78.855 14.127 5.360 10.577 37.941 10.850 8 2007 85.020 23.640 5.517 12.187 26.704 16.972 9 2008 86.990 31.631 6.142 18.141 7.810 23.266 10 2009 75.000 21.667 5.456 7.578 2.792 37.507 Tổng 652.696 209.134 37.386 82.116 172.873 151.187 % tổng số 100 % 32 % 5.7 % 12.6 % 26.5 % 23.2 %
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Cục Quản lý lao động ngoài nước) Kết quả thực hiện qua một số thị trường chính:
Thị trƣờng Malaysia
Là một trong những thị trường có khả năng tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Năm 2007, Malaysia tiếp nhận 26.704 lao động Việt Nam, mặc dù vẫn chiếm số lượng cao nhất so với các thị trường khác, nhưng chỉ bằng trên 70%
so với số lao động đưa đi năm 2006 ( 37.941 người). Sở dĩ như vậy là do hiện nay tâm lý người lao động muốn lựa chọn những thị trường có thu nhập cao hơn, nên các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khó tuyển được lao động đáp ứng cho các hợp đồng của Malaysia.
Biểu 2.1: Số lao động đi làm việc tại Malaysia (2000-2009)
239 23 19,965 38,227 14,567 24,605 37,941 26,704 7,810 2,792 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số lao động ( Nguồn: Cục QLLĐNN )
Hiện nay có khoảng trên 100.000 người lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia, tình hình việc làm, thu nhập nhìn chung ổn định và phù hợp với lao động của ta. Lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành nghề: sản xuất chế tạo 84%, xây dựng 9,4%, lắp ráp điện tử 2%, dệt may 4%, 0,6% trong lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp.
Malaysia là thị trường không yêu cầu cao về chất lượng lao động, chi phí trước khi đi thấp, phù hợp với lao động ở các vùng nông thôn. Thu nhập của lao động tại Malaysia vào khoảng 3,5 - 5 triệu VND/tháng. Tuy nhiên, đầu năm 2008, một số báo đã đưa tin một chiều về thị trường Malaysia, làm người lao động hoang mang, không muốn đi làm việc tại Malaysia, do đó trong năm 2008 chỉ có 7.810 lao động đi làm việc tại Malaysia (so với tổng số 26.704 lao động trong năm 2007).
Thị trường lao động Malaysia vẫn đang là thị trường ổn định, thu nhập chấp nhận được. Đưa được nhiều lao động sang Malaysia sẽ góp phần tạo
việc làm, xoá đói, giảm nghèo cho nhiều gia đình và cho nhiều địa phương đang có khó khăn. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường khai thác các hợp đồng có điều kiện tốt, phối hợp với các địa phương tuyển chọn lao động đưa đi.
Thị trƣờng Đài Loan:
Đài Loan là một trong những thị trường truyền thống tiếp nhận số lượng lớn lao động của Việt Nam. Hiện đang có hơn 70.000 lao động hợp pháp đang làm việc tại Đài Loan. Trong đó lao động chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình chiếm khoảng 75 đến 80%, còn lại là lao động sản xuất chế tạo, xây dựng và thuyền viên. Thu nhập của người lao động khoảng 700USD/tháng.
Năm 2007, Việt Nam đã đưa được 23.646 lao động sang Đài Loan, bằng 167% so với năm 2006, trong đó có một bộ phận đáng kể là lao động đã hết hạn hợp đồng được người sử dụng lao động ký hợp đồng trực tiếp đi lại.
Năm 2009, số lao động đi làm việc tại Đài Loan là 21.667 lượt người, bằng 68,5% số lao động đưa đi của năm 2008. Do Đài Loan vẫn tiếp tục tạm dừng nhận lao động Việt Nam làm việc trong các gia đình, nên lao động đưa sang Đài Loan chủ yếu là lao động công nghiệp, xây dựng và thuyền viên đánh cá. Nguyên nhân là do tỷ lệ lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc tương đối cao ở mức 10,13%.
Trong năm qua, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có các giải pháp cụ thể tạo điều kiện cho người lao động đã hết hợp đồng được đi lại theo hợp đồng trực tiếp với người sử dụng lao động; đồng thời tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp quản lý lao động, ngăn chặn tình trạng người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, vận động phía Đài Loan tiếp nhận trở lại lao động làm việc trong các gia đình.
Biểu 2.2: Số lao động đi làm việc tại Đài Loan (2000-2009) 8,099 7,782 13,191 29,069 37,144 22,784 14,127 23,640 31,631 21,667 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số lao động ( Nguồn: Cục QLLĐNN )
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, trong đó quy định một số biện pháp nhằm giảm thiểu số lao động bỏ hợp đồng, ra ngoài làm ăn, cư trú bất hợp pháp, người lao động nếu bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn cư trú bất hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu cố tình vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu thực hiện tốt Nghị định này, chúng ta có thể tiếp tục ổn đinh và phát triển thị trường Đài Loan, song trong quá trình thực hiện cũng có nhiều vướng mắc trong thủ tục xử lý.
Thị trƣờng Hàn Quốc:
Hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1993 và được thực hiện theo 4 hình thức sau:
- Cung ứng tu nghiệp sinh gồm ngành nghề: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thuỷ sản;
- Cung ứng thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc; - Cung ứng lao động cho tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở Li-Bi - Cung ứng lao động theo Luật tiếp nhận lao động nước ngoài (EPS).
Biểu 2.3: Số lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (2000-2009) 7,316 3,910 1,190 4,336 4,779 12,102 10,577 12,187 18,141 7,578 0 5,000 10,000 15,000 20,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số lao động ( Nguồn: Cục QLLĐNN )
Năm 2004, theo Luật cấp phép cho người lao động , Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Thoả thuận về đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo hình thức phi lợi nhuận, người lao động chỉ phải chi phí 700 USD trước khi đi. Để đảm bảo chất lượng lao động gửi sang cho người sử dụng lao động lựa chọn, nhằm đưa đi nhiều lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo giao cho Bộ quốc phòng, một số Bộ, ngành có trường dạy nghề và các địa phương tập trung tuyển chọn lao động là học sinh học nghề. Kết quả là có 85% hồ sơ dự tuyển của người lao động Việt Nam gửi đi được người sử dụng lao động lựa chọn tiếp nhận. Đây là tỷ lệ tiếp nhận cao nhất trong số 15 nước đưa lao động sang Hàn Quốc. Tính đến nay, đã có trên 37.000 lao động Việt Nam được đưa sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình này. Hiện nay có khoảng 50.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc, hàng năm gửi về nước trên 700 triệu Đô la Mỹ.
Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc chủ yếu trong các nhà máy công nghiệp (khoảng 87%), số còn lại làm việc trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và thuỷ sản. Người lao động làm việc tại Hàn Quốc có điều kiện đảm bảo, việc làm ổn định và có thu nhập cao, bình quân khoảng 1.500