Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động - luận văn ths. kinh doanh và quản lý (Trang 69)

3.3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến công tác đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động cho xuất khẩu lao động

3.3.1.1. Bối cảnh trong nước

Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, năm 2009 lực lượng lao động cả nước là 56,512,803 người. Nông thôn chiếm 71,75%, thành thị là 28,25%, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng (21,57%) và Đồng bằng sông Cửu Long (20,65%). Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng liên tục, đạt khoảng 30% năm 2009.

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông – lâm nghiệp.

Đối với nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài: kỹ năng nghề cao, ngoại ngữ khá chưa có đủ để tuyển chọn cho cả thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, với thị trường ngoài nước, người lao động không những cần đạt yêu cầu về kỹ năng nghề, ngoại ngữ mà còn phải hội đủ nhiều yếu tố khác như: sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, tiền vốn… mới có thể tham gia vào thị trường ngoài nước, nên việc tìm kiếm, tuyển chọn lại càng khó hơn. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp không thiếu thị trường và hợp cao về thu nhập, điều kiện làm việc và đãi ngộ, mà lại thiếu chính cái mình phải có - nguồn lao động chất lượng tốt.

Cơ hội lựa chọn việc làm của người lao động được mở rộng, kéo theo đó, là tâm lý kén chọn thị trường cao hơn khả năng thực sự của người lao động. Nền kinh tế đất nước phát triển với tốc độ cao, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới. Thêm vào đó, một số thị trường có thu nhập cao hơn vừa hé mở, một số lượng nhất định lao động ta đã vào được những thị trường này. Tuy nhiên cũng chính trong hoàn cảnh đó, một bộ phận đáng kể người lao động, do nhiều nguyên nhân, trong đó một phần chưa nắm bắt đầy đủ thông tin, đã nảy sinh “tâm lý kén chọn” thị trường thu nhập cao mà không tính đến điều kiện cụ thể của mình có đáp ứng được yêu cầu hay không. Đây chính là khó khăn lớn cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lâu nay chủ yếu cung ứng cho thị trường phù hợp với lao động phổ thông hoặc có tay nghề thấp – thị trường xoá đói, giảm nghèo.

Không chỉ vậy, chất lượng tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động của một bộ phận doanh nghiệp còn rất yếu, giáo dục định hướng cho người lao động còn sơ sài, nặng về hướng dẫn các thủ tục. Nhiều doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết đào tạo với các Trung tâm giới thiệu việc làm địa phương nhưng thiếu sự kiểm tra, giám sát nên việc đào tạo chỉ mang tính hình thức, đối phó, thậm chí có doanh nghiệp hầu như không tổ chức đào tạo, do vậy chất lượng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu.

Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng cuối khoá đào tạo chưa được các doanh nghiệp triển khai triệt để. Một số doanh nghiệp không cấp chứng chỉ đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đối với một số thị trường như Trung Đông, Malaysia.,.

Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động chưa chủ động hợp tác, liên kết với các cơ sở dạy nghề để chuẩn bị nguồn lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài.

Cơ sở vật chất của nhiều cơ sở đào tạo thuộc doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ giáo viên còn hạn chế về trình độ, năng lực và kinh nghiệm.

3.3.1.2. Bối cảnh quốc tế

Thị trường lao động thế giới giai đoạn 2011-2020 sẽ chịu ảnh hưởng của hai vấn đề: Toàn cầu hoá kinh tế và sự thay đổi về nhân khẩu học.

Thứ nhất, quá trình toàn cầu hoá dân số khiến cho lao động dễ dàng di chuyển giữa các quốc gia. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực có số lượng lao động lớn nhất trên thế giới do quy mô dân số lớn. Chính vì vậy, nguồn nhân lực dôì dào tiếp tục là một trong những lợi thế chính giúp các nền kinh tế trong khu vực thu hút đầu tư. Trên thị trường lao động thế giới giai đoạn 2011 – 2020, cầu về lao động có tay nghề và trình độ cao và lao động trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng.

Thứ hai, dân số thế giới trong giai đoạn 2011-2020 tăng chậm lại, đến năm 2020 tăng 1 tỷ dân so với hiện nay, trong đó chủ yếu là dân số ở các nước đang phát triển. Trong khi đó, có một thực tế là trong cơ cấu dân số ở các nước phát triển tỷ lệ người già chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Thậm chí hiện tượng này cũng bắt đầu xuất hiện ở một số nước đang phát triển đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ... Điều này có nghĩa là lực lượng lao động thế giới trong giai đoạn 2011-2020 chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển, từ đó làm gia tăng tình trạng di dân từ các nền kinh tế có trình độ phát triển thấp sang các nền kinh tế có trình độ phát triển cao hơn; nhưng có điều nghịch lý là ở các nước có trình độ phát triển thấp, tỷ lệ lao động có tay nghề cao chiếm không đáng kể, nên dòng di chuyển dân cư sẽ tạo ra sức ép lớn đối với các nước phát triển. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ người già trong cơ cấu dân số tăng lên làm tăng sức ép đối với nền kinh tế, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn không giảm do việc làm được chuyển sang các nước đang phát triển và

lực lượng lao động là dân nhập cư đông. Trong khi đó, đối với các nước đang phát triển, trình độ của người lao động chưa cao cũng đặt ra những thách thức cho nền kinh tế.

Việc làm ở các nước phát triển sẽ tăng trưởng tốt từ nay đến năm 2010 với 1,2 triệu việc làm mới mỗi năm, sau đó sẽ giảm. Trong giai đoạn 2010- 2015 và 2015-2020, các nước phát triển trung bình mỗi năm mất lần lượt khoảng 700.000 việc làm và 1,2 triệu việc làm.

Việc làm ở các nước phát triển giảm trung bình khoảng 1%/năm, ở đa số các nước đang phát triển đều tăng nhanh. Các nước đang phát triển ở khu vực Nam Á có tốc độ tăng mạnh nhất: số việc làm tăng thêm trung bình hàng năm của khu vực là 13,5 triệu việc làm. Những khu vực khác có số việc làm tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2020 là Đông Á (11 triệu việc làm), khu vực Xahara (9 triệu việc làm) và khu vực Mỹ Latinh (4 triệu việc làm). Chỉ có duy nhất các nước đang phát triển ở Châu Âu và Trung Á có số việc làm giảm, nguyên nhân là do cơ cấu dân số của các nước này tương đối giống cơ cấu dân số của các nước trong Liên minh Châu Âu, khác với các nước đang phát triển khác.

Việc làm tăng trưởng tốt ở các nước đang phát triển sẽ góp phần đáng kể thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, với xu hướng tỷ lệ sinh trên thế giới giảm nhanh chóng cả ở các nước phát triển và đang phát triển, khi thế hệ dân số trẻ hiện nay đã tham gia vào thị trường lao động, lực lượng lao động tiềm năng sẽ giảm đi đáng kể. Đây là một rủi ro đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế các nước nói riêng trong những năm cuối của thế kỷ 21.

Cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn giữa các công ty của các nước cung ứng lao động khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản và lâu dài vẫn là sự cạnh tranh về chất lượng, thể hiện ở hai khía cạnh:

động ngày càng cao. Doanh nghiệp nào, quốc gia nào có được người lao động chất lượng cao hơn sẽ có nhiều hợp đồng hơn, chi phí môi giới rẻ hơn và thu nhập của người lao động cao hơn.

Hai là, tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, tâm huyết, trách nhiệm cao của họ trong công việc đem lại chất lượng dịch vụ tốt của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài.

Cả hai yếu tố trên đều không thể thiếu. Chúng bổ sung cho nhau, và trên thực tế, đang là những thách thức từ thị trường ngoài nước đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua.

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động - luận văn ths. kinh doanh và quản lý (Trang 69)