2.2.2.1. Phân tích chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định tính
- Hoạt động tín dụng của Chi nhánh những năm qua về căn bản đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nên ngày càng thu
hút đƣợc nhiều khách hàng không chỉ trên địa bàn, mà còn cả các khách hàng ở các vùng lân cận. Nhờ vốn tín dụng đã giúp các khách hàng của Chi nhánh có đủ vốn kinh doanh giúp họ nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
- Khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà đặc điểm của các các doanh nghiệp vừa và nhỏ là năng lực tài chính yếu, để mở rộng sản xuất kinh doanh thì vốn vay trở nên đặc biệt quan trọng, thậm chí đóng vai trò có tính quyết định bởi tất cả các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất,… họ hầu nhƣ không đƣợc hƣởng bất cứ sự đầu tƣ nào của Nhà nƣớc. Chính vì thế, có thể nói nếu Chi nhánh không cho vay đầy đủ và kịp thời các nhu cầu về vốn thì các doanh nghiệp này không thể mở rộng hoạt động kinh doanh. Sự đáp ứng đầy đủ và kịp thời những nhu cầu về vốn đã và đang tiếp tục có những đóng góp quan trọng để các doanh nghiệp này có thể duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong những năm qua, với những khó khăn nghiêm trọng của nền kinh tế thì vốn tín dụng của Chi nhánh góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp duy trì đƣợc hoạt động, không bị suy sụp hay phá sản. Mặt khác, nhờ có nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh giúp các doanh nghiệp từng bƣớc cải thiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ, qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh. Sự mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các khách hàng những năm qua đã góp phần duy trì và thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế tại địa bàn cũng nhƣ một số địa bàn lân cận.
- Nhờ có đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ và năng lực chuyên môn tốt nên Chi nhánh đã có những tƣ vấn cho khách hàng, cung cấp những thông tin thị trƣờng, qua đó giúp một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng nhƣ một số hộ sản xuất chuyển hƣớng kinh doanh hoặc có những biện pháp phù hợp để vƣợt qua thách thức, tránh đƣợc nguy cơ phá sản.
- Trong hoạt động tín dụng thì mở rộng khách hàng là vấn đề có tính quyết định, nhƣng để đạt đƣợc mục tiêu này trong điều kiện có sự cạnh tranh khá gay gắt trên địa bàn, Chi nhánh đã chú ý tạo sự hài lòng của khách hàng thông qua đơn giản hóa các qui trình, thủ tục về cho vay, nhƣng vẫn tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện tín dụng. Điều này một mặt ngày càng gây đƣợc sự thiện cảm của khách hàng, mặt khác tạo ra sự yên tâm, sự tín nhiệm của khách hàng về một sự an toàn trong hoạt động. Đây là điều kiện rất quan trọng giúp Chi nhánh không chỉ mở rộng đƣợc số lƣợng khách hàng đến vay vốn, mà còn giúp Chi nhánh tăng cƣờng đƣợc công tác huy dộng vốn và mở ra các loại hình dịch vụ mới.
2.2.2.2. Phân tích chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu về dư nợ tín dụng
Bảng 2.5 phản ánh một số chỉ tiêu về dƣ nợ tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô.
Bảng 2.5. Dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2009 - 2011 tại Agribank Chi nhánh Tây Đô
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ 486.400 869.210 861.297 1. Dƣ nợ ngắn hạn 198.910 493.452 498.289 Tỷ trọng Dư nợ NH (%) 40,89 56,8 57,9 2. Dƣ nợ trung hạn 68.290 124.226 111.566 Tỷ trọng Dư nợ TH (%) 14,04 14,3 13,0 3. Dƣ nợ dài hạn 219.200 251.531 251.441 Tỷ trọng Dư nợ DH (%) 45,07 28,9 29,2
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011 của Agribank Chi nhánh Tây Đô)
Về tổng dư nợ
Dƣ nợ tín dụng có sự tăng giảm khá thất thƣờng. Cụ thể: Nếu nhƣ tăng trƣởng dƣ nợ năm 2010 tới trên 78,7% thì sang năm 2011 lại ngƣợc lại, sụt giảm 0,91% so dƣ nợ của năm 2010. Sở dĩ có sự thiếu ổn định trong tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng nhƣ trên là do Chi nhánh Tây Đô mới đƣợc thành lập (năm 2008) trên cơ sở nâng cấp từ Phòng Giao dịch, do vậy mức độ tăng trƣởng tín dụng và dƣ nợ tín dụng là rất cao. Tuy nhiên, bƣớc sang năm 2011 cho đến hiện nay (cuối năm 2012), do tính hình kinh tế - xã hội có nhiều bất ổn nên đã tác động xấu tới sự hoạt động của hệ thống các TCTD nói chung, trong đó đặc biệt là tới hoạt động tín dụng. Có thể nói là hoạt động ngân hàng luôn chịu sự tác động trực tiếp của môi trƣờng kinh tế vĩ mô, song hoạt động tín dụng luôn là khu vực chịu sự tác động mạnh nhất và rủi ro tiềm ẩn diễn biến phức tạp nhất. Nguyên nhân khác dẫn đến dƣ nợ tín dụng của năm 2011 có sự sụt giảm còn bởi do cơ chế tín dụng thay đổi, nhiều khách hàng không đủ điều kiện vay vốn nên Chi nhánh tạm ngừng cho vay.
Nhƣ vậy, tuy dƣ nợ tín dụng có giảm nhẹ trong năm 2011 nhƣng xét một cách tổng thể trong tình hình nền kinh tế khó khăn chung thì hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh Tây Đô vẫn duy trì ở mức tƣơng đối ổn định.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 2009 2010 2011 tri ệu đồ ng Dư nợ tín dụng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011 của Agribank Chi nhánh Tây Đô)
Về cơ cấu kỳ hạn của dư nợ tín dụng
Bảng 2.5 cho thấy:
Trong tổng dƣ nợ tín dụng qua 3 năm 2009 - 2011 thì dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Cụ thể: Nếu nhƣ năm 2009, dƣ nợ ngắn hạn chỉ chiếm trên 40% trong tổng dƣ nợ, thì đến năm 2010 đã tăng lên và chiếm tới trên 56% tổng dƣ nợ và sang năm 2011 thì loại dƣ nợ này đã chiếm xấp xỉ 58% tổng dƣ nợ của Chi nhánh. Trong khi đó dƣ nợ tín dụng trung, dài hạn đang có xu hƣớng giảm dần, nhất là tín dụng trung hạn. Cụ thể: Năm 2009, dƣ nợ tín dụng trung hạn chỉ chiếm 14,04%, còn dƣ nợ dài hạn chiếm trên 45%, nhƣng đến năm 2010 thì dƣ nợ trung hạn có tăng lên đôi chút và chiếm 14,3%, trong khi đó dƣ nợ dài hạn giảm rất mạnh với tỷ trọng chỉ còn chiếm xấp xỉ 29% và sang năm 2011 thì dƣ nợ trung hạn giảm xuống chỉ còn chiếm 13% trong khi dƣ nợ dài hạn tăng đôi chút với mức 29,2%.
Sự thay đổi khá mạnh trong cơ cấu kỳ hạn của tín dụng phản ánh sự tác động rất mạnh của môi trƣờng kinh tế vĩ mô bất ổn thời gian gần đây tới hoạt động tín dụng và do mức độ rủi ro tiềm ẩn gia tăng khó kiểm soát nên để phòng ngừa rủi ro, các NHTM nói chung có xu hƣớng rút ngắn kỳ hạn tín dụng. Một lý do quan trọng khác giải thích cho sự thay đổi mạnh về cơ cấu kỳ hạn nhƣ trên của Chi nhánh Tây Đô là bởi nguồn vốn huy động của Chi nhánh những năm qua chủ yếu vẫn là nguồn vốn kỳ hạn ngắn và theo qui định về hoạt động tín dụng của các cấp có thẩm quyền cũng nhƣ nhằm phòng ngừa nguy cơ rủi ro kỳ hạn, nên Chi nhánh đã có những điều chỉnh về chính sách cho vay cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Vẫn biết rằng, cho vay trung, dài hạn sẽ mang lại cho Chi nhánh nguồn thu lớn vì lãi suất cho vay trung, dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, lợi nhuận cao hơn cũng đi kèm với rủi ro lớn
hơn và việc sử dụng nhiều nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng thanh khoản của Chi nhánh.
Trong những năm qua, Agribank Chi nhánh Tây Đô rất thận trọng trong việc sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn do đó dƣ nợ cho vay trung, dài hạn giảm dần và chiếm tỷ trọng nhỏ. Hơn nữa, khách hàng chủ yếu của Agribank Chi nhánh Tây Đô là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất và cá thể, không có các tập đoàn nhà nƣớc, nên nhu cầu vốn dài hạn cho các dự án lớn không nhiều. Đấy cũng là lý do giúp giải thích dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn, nhất là dƣ nợ dài hạn, những năm qua của Agribank Chi nhánh Tây Đô chiếm tỷ trọng không lớn.
Cơ cấu dư nợ theo thời hạn qua các năm
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2009 2010 2011 Tri ệu đồ ng Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Hình 2.4. Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn cho vay giai đoạn 2009 - 2011 tại Agribank Chi nhánh Tây Đô
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011 của Agribank Chi nhánh Tây Đô)
Về cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền
Những năm qua, dƣ nợ tín dụng bằng ngoại tệ tại Agribank Chi nhánh Tây Đô luôn chiếm tỷ trọng khá thấp và đang có xu hƣớng giảm dần qua từng năm. Bảng 2.6 dƣới đây phản ánh thực trạng này.
Bảng 2.6. Dƣ nợ tín dụng phân theo loại tiền vay giai đoạn 2009 - 2011 tại Agribank Chi nhánh Tây Đô
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 486,400 100 869,210 100 861,297 100 VND 447,000 92 808,961 93 829,661 96 Ngoại tệ quy VND 39,400 8 60,249 7 31,636 4
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011 của Agribank Chi nhánh Tây Đô)
Bảng 2.6 cho thấy:
Trong tổng dƣ nợ những năm qua, thì dƣ nợ bằng VND tại Agribank Chi nhánh Tây Đô luôn chiếm tỷ trọng áp đảo và xu hƣớng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: Năm 2009 dƣ nợ cho vay bằng VND là 447.000 triệu đồng, chiếm 92% tổng dƣ nợ. Năm 2010, dƣ nợ cho vay bằng VND là 808.961 triệu đồng chiếm 93% tổng dƣ nợ. Năm 2011, dƣ nợ cho vay bằng VND là 829.661 triệu đồng chiếm 96% tổng dƣ nợ.
Cho vay bằng ngoại tệ tại chi nhánh chiếm tỷ lệ rất nhỏ và xu hƣớng giảm dần qua từng năm. Cụ thể: Năm 2009 là 8% trên tổng dƣ nợ, năm 2010 là 7% trên tổng dƣ nợ và năm 2011 chỉ còn chiếm 4% trên tổng dƣ nợ.
Sở dĩ có thực trạng cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ là do nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tại chi nhánh qua các năm không nhiều do chính sách lãi
suất huy động bằng ngoại tệ không hấp dẫn ngƣời gửi tiền bằng ngoại tệ (Xem thêm mục 2.1.3 của Chƣơng 2). Nhƣng lý do quan trọng hơn để giải thích cho tình hình trên đây là bởi nhu cầu vay bằng ngoại tệ của khách hàng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô những năm qua là không nhiều. Hơn nữa, tín dụng bằng ngoại tệ cũng tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với tín dụng bằng nội tệ, bởi vì bên cạnh những rủi ro chung thì NHTM còn phải đối mặt với rủi ro về trạng thái ngoại tệ (từ những khoản lãi huy động và cho vay bằng ngoại tệ gây ra).
Về cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Nếu xét theo thành phần kinh tế của dƣ nợ tín dụng thì dƣ nợ tập trung chủ yếu vào loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảng 2.7 cho thấy rõ thực trạng này.
Bảng 2.7. Dƣ nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009 – 2011 tại Agribank Chi nhánh Tây Đô
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dƣ nợ 486,400 100.00 869,210 100.00 861,297 100.00 DNNN 0 0.00 0 0.00 0 0.00 DN ngoài quốc doanh 448,010 92.11 790,180 90.91 775,167 90.00 HSX, tƣ nhân, cá thể 38,390 7.89 79,030 9.09 86,130 10.00
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011 của Agribank Chi nhánh Tây Đô)
Bảng 2.7 cho thấy: Trong tổng dƣ nợ tín dụng hàng năm trong giai đoạn 2009 – 2011, thì dƣ nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng rất cao, mặc dù thực tế cũng cho thấy rằng tỷ trọng đang có xu hƣớng giảm dần qua từng năm. Cụ thể: Nếu nhƣ năm 2009, tỷ trọng dƣ nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tới trên 92% tổng dƣ nợ tín dụng, năm 2010 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn chiếm xấp xỉ 91% và đến năm 2011 thì giảm xuống chỉ còn chiếm 90%. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay đối tƣợng là các hộ sản xuất, tƣ nhân và cá thể đang có xu hƣớng tăng dần về tỷ trọng. Đặc biệt là trong những năm qua, tại Chi nhánh Tây Đô không phát sinh tín dụng đối với bất kỳ doanh nghiệp Nhà nƣớc nào. Nhiều ý kiến cho rằng, cho vay doanh nghiệp nhà nƣớc sẽ an toàn hơn về vốn. Trong các trƣờng hợp rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ phần nào vẫn an toàn về vốn. Tuy nhiên, định hƣớng của Ban giám đốc Agribank Chi nhánh Tây Đô thì lại tập trung cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì một số nguyên nhân:
- Xét về mặt hiệu quả thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năng động và hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nƣớc. Đây là những khách hàng có tiềm năng lớn đối với Chi nhánh, cả về hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.
- Chi nhánh Tây Đô cũng cho vay các thành phần kinh tế khác nhƣ hộ sản xuất, tƣ nhân, cá thể và tỷ trọng cho vay các thành phần này tăng lên qua các năm, tuy nhiên so với tỷ trọng trên tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh thì dƣ nợ cho vay thành phần kinh tế này vẫn còn khá khiêm tốn.
- Chi nhánh Tây Đô mới thành lập nên khả năng tiếp cận các doanh nghiệp Nhà nƣớc là khó khăn. Nhƣng mặt khác cũng phải nhìn nhận một thực tế là những năm qua khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc đang bộc lộ sự kinh doanh rất kém hiệu quả, điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực tới chất lƣợng
các món tín dụng và để tránh rủi ro thì những năm qua, Chi nhánh cũng không thực sự mặn mà với loại đối tƣợng này.
2.2.2.3. Phân tích chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu về tài sản đảm bảo
Hoạt động tín dụng là loại hoạt động luôn tiềm ẩm rủi ro rất cao mà khi rủi ro thực sự xảy ra thì có nguy cơ NHTM không thu hồi về vốn gốc và lãi cho vay hoặc có thu hồi đƣợc thì cũng không đúng kỳ hạn. Để phòng ngừa rủi ro thì các NHTM có nhiều biện pháp, nhƣng biện pháp chủ đạo vẫn là tuân thủ điều kiện về tài sản đảm bảo cho các món tín dụng. Nói cách khác, để phòng ngừa rủi ro thì các NHTM chủ yếu cho vay trên cơ sở phải có tài sản bảo đảm. Bảng 2.8 dƣới đây phản ánh thực trạng về dƣ nợ theo tài sản bảo đảm tại Agribank Chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn 2009 – 2011.
Bảng 2.8. Dƣ nợ tín dụng phân theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2009 – 2011 tại Agribank Chi nhánh Tây Đô
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dƣ nợ 486,400 100.00 869,210 100.00 861,297 100.00 Dƣ nợ có TSĐB 445,190 91.53 812,210 93.44 818,232 95.00 Dƣ nợ không có TSĐB 41,210 8.47 57,000 6.56 43,065 5.00
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011 của Agribank Chi nhánh Tây Đô)
Bảng 2.8 cho thấy: Trong tổng dƣ nợ tín dụng tại Chi nhánh những năm qua thì dƣ nợ có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hƣớng