Nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đô (Trang 111)

CBTD là yếu tố trung tâm và quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lƣợng tín dụng ở ngân hàng. CBTD có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ, thông thƣờng đều có những đánh giá chính xác và quản lý vốn vay chặt chẽ và hiệu quả.

Vì vậy, để nâng cao trình độ CBTD cần quan tâm một số giải pháp sau: - Ngân hàng cần tiếp tục chuẩn hoá CBTD và quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chế độ thƣởng phạt rõ ràng đối với CBTD. Từ việc chuẩn

hoá CBTD, ngân hàng cần phải phân loại CBTD, kiên quyết loại bỏ hay chuyển công tác đối với cán bộ không đủ tiêu chuẩn quy định.

- Song song với việc chuẩn hoá CBTD, ngân hàng cần xây dựng kế hoạch đào tạo có tầm nhìn dài hạn hơn. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, ngân hàng cũng cần tổ chức cho CBTD học hỏi thêm những kiến thức đa ngành về xây dựng, kỹ thuật… để trợ giúp cho công tác thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn của khách hàng.

Trong kế hoạch đào tạo cán bộ, Agribank Chi nhánh Tây Đô cũng cần chú ý đến hiệu quả và chất lƣợng đào tạo, đào tạo phải phù hợp với từng cán bộ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Chƣơng trình đào tạo phải phù hợp với công việc và nhiệm vụ đƣợc giao, bố trí sử dụng hợp lý và có hiệu quả cán bộ tuỳ theo năng lực chuyên môn và trình độ của mỗi ngƣời.

- Bên cạnh việc tăng cƣờng trình độ chuyên môn cho cán bộ, ngân hàng cũng cần hết sức coi trọng việc bồi dƣỡng đạo đức, phẩm chất để CBTD có ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm. Bảo vệ lợi ích chung của đơn vị, đề cao lƣơng tâm trách nhiệm của ngƣời làm công tác tín dụng. Ngân hàng cần thƣờng xuyên hƣớng dẫn CBTD bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm vững kịp thời những biến động từ phía khách hàng, trên cơ sở đó giúp ngân hàng chủ động trong việc quản lý và điều tiết các hoạt động tín dụng.

- Công tác đào tạo cán bộ cũng cần chú ý đến mặt tƣ tƣởng của CBTD. Cần tránh tối đa tâm lý chủ quan hoặc quá tin tƣởng vào mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng mà không thực hiện tuân thủ đúng trình tự, quy trình cho vay. Trong việc xét duyệt cho vay, ngân hàng cần hƣớng dẫn CBTD không nên chạy theo số lƣợng mà lơ là chất lƣợng của khoản vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đô (Trang 111)