Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đô (Trang 83)

Thứ nhất, Tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh những năm gần đây, phản ánh chất lƣợng tín dụng đang có xu hƣớng bị giảm sút. Đây không chỉ là vấn đề riêng của Agribank Chi nhánh Tây Đô, mà đang là thực trạng chung của hầu hết các NHTM tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể: Theo Thống Đốc Nguyễn Văn Bình thì nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay ở mức khoảng 8,6% (Minh Đức: Nợ xấu ngân hàng: Sau mổ xẻ đến xắn tay. www.vneconomy.vn. Ngày 22/8/2012), Moody’s đƣa ra dự báo con số nợ xấu trên 8,6% (An Huy:

Moody’s đưa ra 5 kịch bảo xử lý nợ xấu tại Việt Nam. www.cafef.vn. Ngày 4/10/2012) trong khi đó tổ chức Fitch Rating lại dự báo nợ xấu lên đến trên 13% (Việt Thắng: Sự thật nợ Bất động sản: Rùng mình những con số. www.dantri.com.vn. Ngày 5/7/2012) và tốc độ tăng trƣởng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam hiện vẫn rất đáng quan ngại. (Hình 2.5)

Hình 2.5: Tốc độ tăng trƣởng nợ xấu trong các NHTM Việt Nam [20]

(Nguồn: Nợ xấu ngân hàng: Sau mổ xẻ, đến xắn tay. www.vneconomy.vn

Ngày 22/8/2012)

Thứ hai, Tỷ lệ dƣ nợ có TSBĐ trên dƣ nợ tín dụng mặc dù đã tăng dần trong một số năm gần đây, song vẫn còn thấp. Cụ thể: Năm 2009 cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm tới 8,47% tổng dƣ nợ tín dụng. Năm 2010 tỷ lệ này có giảm xuống nhƣng vẫn còn tới 6,56% dƣ nợ tín dụng không có tài sản đảm bảo. Đến năm 2011, tỷ lệ các món tín dụng không có tài sản bảo đảm hạ xuống chỉ còn chiếm 5% dƣ nợ tín dụng. Trong điều kiện chất lƣợng tín dụng sụt giảm, thể hiện ở dƣ nợ nhóm 4 và nhóm 5 tăng nhanh trong vài năm trở lại đây, thì với việc vẫn còn một tỷ lệ đáng kể các món tín dụng không có tài sản đảm bảo sẽ khiến Chi nhánh luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Hơn nữa, danh mục các TSBĐ còn hạn chế, chủ yếu là bất động sản, khả năng phát mại TSBĐ khi các xử lý các khoản nợ mất khả năng thu hồi rất khó khăn. Thực tế trong NQH cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhiều khoản vay đƣợc phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) ngân hàng

cần phải xử lý, nhƣng đến khi làm thủ tục phát mại lại có nhiều vƣớng mắc bản thân ngân hàng không giải quyết đƣợc, do đó khoản số dƣ NQH lại cứ tiếp tục tích lũy tăng lên.

Thứ ba, Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với cho vay trung, dài hạn và tăng lên qua các năm. Điều này xét về mặt thanh khoản là khá tốt, nhƣng lại ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập từ cho vay của chi nhánh. Do đó, chi nhánh cần phải có định hƣớng cụ thể trong việc lựa chọn cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, cân nhắc trong việc sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo thu nhập từ cho vay cho ngân hàng.

Thứ tư, Chất lƣợng thẩm định và đánh giá phƣơng án kinh doanh, thực hiện chính sách cho vay, công tác kiểm tra giám sát và thông tin tín dụng, việc định giá TSBĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã có quy trình tín dụng đã đƣợc xây dựng nhƣng khả năng áp dụng và thực hiện chƣa hiệu quả.

Thứ năm, Quy trình tín dụng chƣa thực sự hoàn thiện, sự phối hợp giữa bộ phận cho vay với các bộ phận chức năng khác chƣa đƣợc chặt chẽ, công tác đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng chƣa đƣợc chú ý đúng mức, điều này ít nhiều đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng trong tín dụng tại Chi nhánh những năm qua.

Thứ sáu, Do nợ xấu tăng nhanh trong vài năm gần đây, nhất là nợ xấu thuộc nhóm 4 và nhóm 5, điều này khiến Chi nhánh phải tăng cƣờng công tác trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng nhanh đã ít nhiều tác động bất lợi đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Thứ bảy, Mặc dù về trình độ tỷ lệ cán bộ trong Chi nhánh có trình độ đại học trở lên chiếm xấp xỉ 90% nhƣng năng lực chuyên môn, khả năng thẩm định của một số cán bộ thẩm định còn hạn chế, đặc biệt là về mặt kinh nghiệm thực tế. Đặt trong bối cảnh môi trƣờng tín dụng còn nhiều bất cập, tiềm ẩn rủi

ro cao, thì để phòng ngừa rủi ro, đòi hỏi chất lƣợng nguồn nhân lực luôn phải đƣợc đề cao. Thực tế là một số cán bộ lãnh đạo phòng và CBTD chƣa chủ động trong công việc, chƣa thực sự quan tâm đến tăng trƣởng tín dụng và chất lƣợng tín dụng. Một số CBTD còn thụ động ngồi đợi khách hàng đến với mình, chƣa thực sự tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tốt nhằm san sẻ thị phần với các ngân hàng trên cùng địa bàn. CBTD đa số còn trẻ cả tuổi đời tuổi nghề, kinh nghiêm tiếp thị cũng nhƣ thực thi nghiệp vụ còn non yếu, trình độ chƣa đồng đều.

Về xử lý tác nghiệp: Còn một số CBTD khi cho vay mới hay tăng hạn mức tín dụng không qua thẩm định rủi ro, tờ trình thẩm định còn sơ sài chƣa có cái riêng của mình khi phân tích. Vẫn còn một số hồ sơ tín dụng còn chƣa mang tính logic giữa các hồ sơ (nhƣ tờ trình thẩm định, hợp đồng bảo lãnh, thẩm định giá, phụ lục hợp đồng…). Tác nghiệp về soạn thảo văn bản kể cả cán bộ cũng nhƣ lãnh đạo các phòng còn yếu kém.

Việc theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ của một số CBTD chƣa sát sao, chƣa nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của đơn vị để có biện pháp điều chỉnh quan hệ vay trả kịp thời.

Thứ tám, Thông tin về các khách hàng trong nền kinh tế còn thiếu, ngay cả những ngành đang đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích đầu tƣ. Hoạt động thu thập thông tin, chất lƣợng thông tin thiếu đa dạng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, ngay cả thông tin phòng ngừa rủi ro từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) và của Agribank Việt Nam. Việc nắm bắt thông tin về tình hình tài chính chƣa sâu, công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ đôi lúc còn chƣa đƣợc chặt chẽ, chƣa có giải pháp cần thiết để sàng lọc khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đô (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)