2.3.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan
Mức độ cạnh tranh của nền sản xuất trong nƣớc tăng, tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng xã hội luôn ở mức cao. Các thị trƣờng cơ bản của nền kinh tế nhƣ TTCK, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng vàng và ngoại hối không ổn định. Do tác động của lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN làm cho lãi suất biến động với biên độ cao và khó dự đoán. Những tồn tại này tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó có Agribank Chi nhánh Tây Đô. Do cạnh tranh gay gắt, Chi nhánh muốn duy trì, mở rộng thị phần cho vay nhiều khi sẽ bỏ qua hay nới lỏng các nguyên tắc bảo đảm chất lƣợng. Sự biến động của giá cả, lãi suất, các thị trƣờng nhƣ TTCK, bất động sản sẽ làm gia tăng rủi ro cho các khoản vay tài trợ vào các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các thị trƣờng này. Bất động sản, chứng khoán là các TSBĐ cho các khoản vay của Chi nhánh, thị trƣờng hoạt động không ổn định làm việc định giá tài sản gặp nhiều khó khăn, việc phát mại tài sản khi xử lý các khoản nợ xấu cũng không thuận lợi, đặc biệt khi thị trƣờng thƣờng xuyên bị đóng băng.
Thứ hai, Các nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý
Mặc dù thời gian qua Nhà nƣớc đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các NHTM hoạt động nhƣ: Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, Luật thƣơng mại… Tuy vậy hệ thống luật cho toàn bộ nền kinh tế vẫn chƣa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và tính khả thi trong triển khai thực hiện.
Trong hoạt động tín dụng, tính đến thời điểm hiện hành vẫn chủ yếu cho vay dựa trên thế chấp tài sản là đất đai đƣợc giao quyền sử dụng. Khi các khoản vay không thu hồi đƣợc, ngân hàng sẽ phát mại giá trị quyền sử dụng đất, nhƣng trong điều kiện thị trƣờng địa ốc đang đóng băng nhƣ hiện nay thì sẽ rất khó khăn cho các NHTM nói chung, trong đó có Agribank Chi nhánh Tây Đô xử lý các tài sản bảo đảm để thu hồi về vốn gốc và lãi tín dụng. Điều
đó làm tăng mức độ rủi ro trong cho vay với Chi nhánh, các khoản nợ xấu của Chi nhánh không giải quyết đƣợc cứ tích lũy tăng liên tục qua các năm.
Thứ ba, Nguyên nhân từ sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng
Chất lƣợng tín dụng tùy thuộc chủ yếu vào hiệu quả kinh doanh của khách hàng: Nếu nhƣ khách hàng vay vốn mà kinh doanh hiệu quả thì NHTM có thể thuận lợi trong thu hồi vốn gốc và lãi. Nhƣng ngƣợc lại, nếu nhƣ khách hàng kinh doanh kém hiệu quả thì sẽ gây rủi ro lớn cho NHTM. Hiệu quả kinh doanh của khách hàng lại tùy thuộc phần lớn vào tính chu kỳ trong kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì hiệu quả này lại còn tùy thuộc phần lớn vào thị trƣờng quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với sự trì trệ kéo dài thì các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ gặp nhiều khó khăn và điều này sẽ tác động xấu đến chất lƣợng tín dụng. Đây chính là nguyên nhân giải thích cho tình trạng nợ xấu tăng nhanh trong vài năm trở lại đây tại Chi nhánh Tây Đô.
2.3.2.3 Nhóm nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Sự can thiệp của cơ quan quản lý vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Theo kinh nghiệm của các nƣớc có nền kinh tế kế hoạch hóa hoặc chuyển đổi, hoặc nợ xấu của các NHTM Nhà nƣớc cao thƣờng là do vấn đề các ngân hàng này bị “ràng buộc tài chính mềm”, dẫn tới việc các ngân hàng này không quan tâm đến việc đánh giá sát sao năng lực tài chính của ngƣời vay, gây ra tích đọng nợ xấu.
“Ràng buộc tài chính mềm” là thuật ngữ chuyên môn chỉ tình trạng một khách hàng và ngân hàng không quan tâm nghiêm túc đến thua lỗ tài chính và thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà luôn luôn kỳ vọng rằng Chính phủ hay một bên thứ 3 sẽ ra tay cứu vớt khi doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán hay phá sản. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu diễn biến
phức tạp những năm qua ở một số NHTM Nhà nƣớc, trong đó có Agribank Chi nhánh Tây Đô.
Thông lệ can thiệp và cứu vớt nhƣ trên đã làm giảm nhu cầu cải thiện tính hiệu quả ở các doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng, tăng rủi ro đạo đức với ngân hàng, đồng thời cũng ngầm định khuyến khích ngân hàng cho vay mà không quan tâm tới tính hiệu quả sử dụng vốn vay và TSBĐ. Nguy hiểm hơn nữa là sự kỳ vọng của ngân hàng, các doanh nghiệp càng có rủi ro cao thì ngân hàng càng muốn cho vay vì: các doanh nghiệp này là mối bận tâm của các cơ quan quản lý, buộc các cơ quan phải tăng cƣờng chỉ đạo ngân hàng cho vay để cứu vớt, cải tổ lại chúng; bản thân ngân hàng cũng muốn tiếp tục cho các doanh nghiệp này vay vì nếu rút lui thì các doanh nghiệp này sẽ phá sản, ngân hàng sẽ mất khả năng thu hồi các khoản vay trƣớc đó. Nhƣ vậy, vấn đề nợ xấu càng trở nên trầm trọng, sẽ tiếp tục phát sinh và ứ đọng dần lên trong danh mục các khoản vay của ngân hàng.
Thứ hai, Chưa chú trọng đúng mức chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng thể hiện đƣờng lối tín dụng mà ngân hàng sẽ thực hiện, thể hiện và có tác dụng hƣớng dẫn cán bộ ngân hàng về mục tiêu, phạm vi và cách thức sử dụng vốn huy động dƣới hình thức cho vay, đƣợc xây dựng căn cứ vào môi trƣờng kinh doanh cụ thể của ngân hàng.
Tạo ra các khoản cho vay lành mạnh, đảm bảo chất lƣợng là một trong 3 mục tiêu cơ bản của chính sách tín dụng. Để thực hiện mục tiêu này, chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng phải đƣợc xây dựng bao gồm đầy đủ nội dung, quá trình thực hiện phải nghiêm túc.
Với Agribank Chi nhánh Tây Đô, chính sách tín dụng đã đƣợc xây dựng và phổ biến từ ban lãnh đạo tới các cán bộ có thẩm quyền quyết định và cán bộ thẩm định, đƣợc thực hiện khá nghiêm ngặt. Tuy nhiên, do đối tƣợng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ gia đình và
cá nhân, vốn dĩ các nhóm đối tƣợng khách hàng này có những nhu cầu tín dụng khá đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, chính sách tín dụng tại Chi nhánh chƣa thực sự thích ứng hiệu quả với thực tế này. Cụ thể:
- Xây dựng các phƣơng thức cho vay chƣa đa dạng và các khoản vay chủ yếu đƣợc thực hiện bằng hình thức cho vay theo món.
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính, khả năng thanh toán và các điều kiện cần thiết về năng lực tài chính của đơn vị xin vay chƣa đƣợc xây dựng rõ ràng và đầy đủ.
- Công tác bảo đảm, thế chấp và bảo lãnh trong cho vay dù đã có quy định cụ thể từ NHNN và Agribank trung ƣơng, nhƣng thực hiện các quy định này trong cho vay khách hàng chƣa nghiêm túc kể cả về các quy định điều kiện cho vay tín chấp và việc lựa chọn TSBĐ cho khoản vay. Nói cách khác các tài sản này chƣa đủ điều kiện làm TSBĐ, nhƣng để mở rộng cho vay ngân hàng vẫn chấp nhận làm bảo đảm cho các khoản vay.
Thứ ba, Năng lực chuyên môn của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế
Yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh là yếu tố con ngƣời. Trong kinh doanh tiền tệ, lực lƣợng cán bộ tín dụng có trình độ là nhân tố quyết định để nâng cao chất lƣợng cho vay. Những năm qua, Chi nhánh cũng đã chú trọng công tác đào tạo và bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ/nhân viên trong Chi nhánh, nhất là các cán bộ làm công tác tín dụng bằng việc mở một số khóa đào tạo, bồi dƣỡng hay các buổi tọa đàm chuyên môn, cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, điểm hạn chế là các nội dung đào tạo chƣa thực sự gắn với nhu cầu trong thực tế kinh doanh của Chi nhánh nhƣ kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, khả năng đánh giá rủi ro. Để nâng cao đƣợc những năng lực cần thiết này cần phải gắn với kinh nghiệm thực tiễn. Vấn đề là kinh nghiệm là yếu tố còn thiếu đối với một số cán bộ tín dụng, đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn trong thẩm định
các hồ sơ xin vay, kỹ năng đọc báo cáo tài chính và đánh giá rủi ro. Ngoài ra, quá trình mở rộng hoạt động của Chi nhánh mới chỉ diễn ra trong hơn 3 năm gần đây, số lƣợng nhân viên mới khá nhiều, tuổi đời còn trẻ, thời gian cho thực tiễn công việc cho đến nay mới chỉ đƣợc 1 hoặc 2 năm. Ngoài ra, việc quy hoạch cán bộ cũng chƣa đƣợc bố trí hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra hạn chế năng lực của cán bộ tín dụng.
Thứ tƣ, Hệ thống thông tin để phân tích và giám sát tín dụng chưa hiệu quả
Hệ thống thông tin là kênh chuyền tải các dữ liệu mà nhờ vào đó ngân hàng có thể thu nhận thông tin phân tích để đƣa ra những nhận định đúng đắn liên quan đến lợi tức và rủi ro của khoản tín dụng mà ngân hàng có thể cấp cho khách hàng. Tính hiệu quả của hệ thống thông tin, hay chất lƣợng thông tin có ý nghĩa quyết định tới các quyết định cho vay, quá trình phân loại nợ và theo dõi các khoản vay.
Các quyết định cho vay đƣợc dựa trên phân tích các thông tin mà cán bộ tín dụng thu nhận đƣợc. Nguồn thu nhận thông tin này cũng khá đa dạng, nhƣ nguồn thông tin từ bộ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng viếng thăm và phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp, hay từ các cơ quan quản lý hoạt động các doanh nghiệp. Tuy nhiên chất lƣợng thông tin chƣa đảm bảo, ngay cả trong các hồ sơ vay vốn tính đầy đủ của thông tin theo quy định và hƣớng dẫn của cán bộ tín dụng trong quá trình lập hồ sơ vẫn thấp do nhiều thông tin không đƣợc cung cấp theo quan điểm bảo mật hoặc do trình độ thấp của cơ quan lập báo cáo tại doanh nghiệp. Các nguồn khác nhƣ khai thác từ các trung tâm thông tin tín dụng, các cơ quan quản lý cũng ở tình trạng tƣơng tự. Ngoài những nguồn này, các thông tin các doanh nghiệp cung cấp định kỳ từ quá trình hoạt động hay sử dụng vốn vay có ý nghĩa quan trọng trong công tác phân loại và theo dõi khoản vay, nhƣng ở Chi nhánh, nguồn thông tin này ít nhiều vẫn còn bị hạn chế.
Thứ năm, Phân loại các khoản vay theo rủi ro và theo dõi còn nhiều hạn chế
Tất cả các NHTM đều sử dụng hệ thống phân loại nợ, xếp hạng rủi ro để đo lƣờng các khoản cho vay của họ. Việc xếp hạng buộc các cán bộ tín dụng phải đánh giá, định lƣợng đƣợc rủi ro có thể xảy ra với những khoản vay. Có khá nhiều các tiêu thức hiện nay đang sử dụng, đƣợc chia thành 2 nhóm: các chỉ tiêu định lƣợng và các chỉ tiêu định tính. Dù sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu thì hệ thống xếp hạng vẫn chƣa phải hoàn hảo do ngoài phản ánh mức độ rủi ro bản thân khoản vay chúng vẫn phản ánh khá lớn yếu tố chủ quan của ngƣời xếp hạng.
Phân loại các khoản tín dụng hiện nay tại Chi nhánh còn có những hạn chế nhất định. Đây là tình trạng chung trong hệ thống NHTM Việt Nam vì việc xếp hạng theo các chỉ tiêu định tính đòi hỏi trình độ cán bộ tính dụng có năng lực cao, ngân hàng phải xây dựng đƣợc hệ thống phân loại nội bộ, kênh thông tin trao đổi trực tiếp với khách hàng phải chất lƣợng, đặc biệt là các thông tin định kỳ phản ánh tình trạng hoạt động của khách hàng.
Việc phân loại đánh giá chƣa chính xác mức độ rủi ro sẽ khiến đánh giá không chính xác chất lƣợng của các khoản vay, phục vụ cho công tác theo dõi và giám sát tín dụng. Vì rủi ro của các khoản vay phải đƣợc đánh giá và xếp hạng vào thời điểm mà khoản tín dụng đƣợc thực hiện và sau đó kiểm tra lại trong suốt vòng đời của chúng. Ngoài ra, xếp hạng theo thời hạn, có nhiều khoản tín dụng chƣa đến hạn nhƣng khách hàng đã suy giảm khả năng thanh toán hoặc làm ăn thua lỗ, trong khi có khoản tín dụng đƣợc xếp vào nợ nhóm 2 hoặc 3 nhƣng doanh nghiệp chỉ mất khả năng thanh toán tạm thời mà hoạt động kinh doanh vẫn đảm bảo tính hiệu quả.
Về hoạt động kiểm tra, giám sát danh mục cho vay, tại Chi nhánh đã thành lập Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập, có chức năng cùng với cán bộ tín dụng kiểm tra, đánh giá, theo dõi chất lƣợng các khoản
vay. Tuy nhiên do kết quả phân loại chƣa phản ánh chính xác chất lƣợng, mức độ rủi ro các khoản vay nên công tác theo dõi, kiểm tra cũng không thể thực hiện đầy đủ, đặc biệt là với các khoản vay trong hạn. Các nội dung kiểm tra, giám sát vẫn chƣa đầy đủ, chủ yếu về tình trạng tài chính của doanh nghiệp mà chƣa theo dõi sự biến động về thị trƣờng, vị thế kinh doanh của khách hàng cũng nhƣ chất lƣợng quản lý. Ngoài ra, lịch trình kiểm tra các khoản vay cũng không rõ ràng, thông thƣờng Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ mới chỉ thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên, không có định kỳ thời gian rõ ràng. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra, sự kết hợp giữa Phòng kiểm tra và cán bộ tín dụng chƣa đƣợc chắc chắn. Với các khoản vay có dƣ nợ thấp, trong hạn thì cán bộ tín dụng chủ yếu là ngƣời kiểm tra, bộ phận kiểm tra độc lập chủ yếu tập trung vào những khoản vay bị xếp vào chất lƣợng xấu hoặc có dƣ nợ cao.
Phƣơng hƣớng giải quyết các khoản nợ khó đòi, hay khi phát hiện các khoản vay có vấn đề, dù có sự tham mƣu của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, nhƣng Chi nhánh vẫn chƣa chủ động mà vẫn có xu hƣớng chờ đợi sự giải quyết của các cơ quan chủ quản. Hoặc hƣớng giải quyết không dứt điểm, rất nhiều các khoản nợ xấu tại Chi nhánh lại tiếp tục gia hạn thay vì nhanh chóng sử dụng các biện pháp thu hồi vốn cho vay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Từ kết quả hoạt động của Agribank Chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2009 – 2011, chƣơng 2 của luận văn đã phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động cơ bản của Chi nhánh, bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng với khách hàng và kết quả hoạt động của Chi nhánh. Nhìn chung hoạt động huy động vốn và cho vay đều đạt đƣợc kết quả khả quan thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng hàng năm rất cao. Tuy nhiên, hoạt động cho vay xét về quy mô vẫn chƣa tận dụng hết các lợi thế về nguồn vốn huy động lớn dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao.
Về thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô, nội dung chƣơng này đã đi sâu phân tích về thực trạng tín dụng về quy mô, cơ cấu tín dụng và thông qua các chỉ tiêu để đánh giá cụ thể chất lƣợng tín dụng, từ đó rút ra những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Nhìn chung, chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh chƣa cao, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu đang có xu hƣớng tăng lên, cơ cấu cho vay chƣa hợp lý và