Những nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - HABUBANK (Trang 39)

1.4.2.1 Tâm lý, thói quen của khách hàng

Thói quen cất trữ, chi tiêu thanh toán, sử dụng tiền mặt của khách hàng có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Khi mà người dân vẫn còn giữ thói quen chi tiêu bằng tiền mặt, cất giữ tiền tại nhà thì sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ngược lại khi người dân đã quen với việc cất trữ tiền tại ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt thì sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động huy động vốn.

Tâm lý khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng. Khách hàng khá nhạy cảm với các thông tin trên thị trường. Khi có một tin đồn không tốt về một ngân hàng thì có thể tạo ra cho khách hàng tâm lý lo lắng và họ sẽ rút tiền khỏi ngân hàng, kéo theo những khách hàng khác cũng rút tiền. Kết quả là khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ kém, và có thể ngân hàng bị phá sản.

1.4.2.2 Môi trường kinh tế

Bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu tác động của môi trường kinh doanh và các chính sách của chính phủ trong từng thời kỳ và hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đặc biệt hơn nữa, hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp…tác động trực tiếp. Do tính chất đặc biệt của nó, hoạt động ngân hàng bị hàng loạt các quy định, chính sách của chính phủ điều chỉnh. Một yếu tố rất quan trọng tác động đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng là lạm phát. Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Trong khi đó, người gửi tiền vào ngân hàng đều mong muốn nhận được lãi suất thực dương nghĩa là ít nhất bù đắp được

32

lạm phát. Nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, người dân sẽ không gửi tiền tiết kiệm nữa mà sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác như mua ngoại tệ, cất trữ vàng. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại luôn phải đưa ra các chính sách huy động phù hợp với môi trường kinh tế xã hội và các chính sách của chính phủ.

1.4.2.3 Môi trường pháp lý

Cũng như các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại phải chịu sự điều chỉnh pháp luật. Ở Việt Nam đó là: Luật các tổ chức tín dụng, các quyết định, chỉ thị, thông tư trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ bắt buộc... Sự thay đổi chính sách của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà Nước về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM.

1.4.2.4 Đối thủ cạnh tranh

Trước hết ngân hàng thương mại trong nước cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với các ngân hàng thương mại nước ngoài. Ngày càng có nhiều NHTM nước ngoài vào Việt Nam hoạt động kinh doanh. Ngân hàng nước ngoài với công nghệ hiện đại, trình độ cao, nếu các NHTM trong nước không cải thiện tình hình hoạt động sẽ bị xâm chiếm thị phần, giảm sức cạnh tranh. Hiện nay Việt Nam có một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài như HSBC, Standard Chartered Bank, ANZ, Hong Leong và Ngân hàng China Construction (CCB). HSBC đã mua 15% cổ phần của Techcombank (đạt mức tối đa), Standard Chartered Bank mua 10% cổ phần của ACB, May bank mua 15% cổ phần của An Bình Bank.

Ngoài sự canh tranh giữa các NHTM với nhau, đối thủ cạnh tranh của ngân hàng còn là các TCTD phi ngân hàng như: các công ty chứng khoán, các quỹ tín dụng, các công ty bảo hiểm. Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, sự tăng trưởng quá nóng của thị trường chứng khoán cũng là lý do

33

khiến khách hàng đồng loạt rút tiền gửi ở ngân hàng để đầu tư vào chứng khoán. Việt Nam cũng chứng kiến tình trạng này vào những năm trước đây khi thị trường chứng khoán phát triển quá nóng đã xảy ra hiện tượng khách hàng rút tiền gửi tại ngân hàng để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Ngân hàng không thể cạnh tranh bằng lãi suất với thị trường chứng khoán hay thị trường bất động sản, thị trường vàng vì lợi nhuận thu được khi đầu tư vào thị trường này là rất lớn. Ngân hàng chỉ có thể cạnh tranh được bằng sự an toàn, chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa hình thức huy động và kết hợp tiện ích… Còn các công ty bảo hiểm cạnh tranh với ngân hàng qua hình thức cung cấp các gói dịch vụ bảo hiểm đối với khách hàng về tính mạng, tài sản, sức khỏe…Hiện nay, do sự phát triển của thị trường tài chính, thường có sự kết hợp giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên.

34

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - HABUBANK (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)