3.1.1.1 Thuận lợi
Nhìn chung, Habubank có những thuận lợi về mặt khách quan và sức mạnh nội tại giúp Habubank tận dụng những thời cơ do hội nhập mang lại, đó là:
Mặt chủ quan: Habubank có đội ngũ lãnh đạo trẻ, có năng lực, nhạy
bén, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy linh hoạt và đã tạo dựng được uy tín tốt trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, trẻ trung, được đào tạo bài bản, làm việc chuyên nghiệp. Mạng lưới hoạt động của Habubank chủ yếu tại các tỉnh thành lớn trong cả nước. Các chỉ tiêu cơ bản như vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng, ROA, ROE đều đạt mức tăng trưởng cao và bền vững. “Habubank đang tái cơ cấu mạnh mẽ, toàn diện hướng tới mục tiêu phát triển Habubank thành một Tập đoàn tài chính đa năng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới” Quyết tâm đó càng được thể hiện rõ nét hơn kể từ khi Ngân hàng Deutsche Bank của Cộng hòa Liên bang Đức trở thành cổ đông chiến lược của Habubank vào năm 2007.
Trong bối cảnh hội nhập, để đạt được các mục tiêu đã định, Habubank cần phải thực thi đồng bộ các biện pháp nhằm phát huy tốt nhất nội lực, lợi thế của mình để chớp cơ hội và khắc phục những điểm yếu để vươn lên phát triển bền vững. Phát triển hoạt động kinh doanh phải gắn liền với quản trị rủi
69
ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác. Các biện pháp bao gồm:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao năng lực tài chính đưa Habubank hoạt động
kinh doanh có hiệu quả, bền vững. Mục tiêu cần hướng đến là các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và hiệu quả kinh doanh luôn đảm bảo theo các quy định của NHNN và đạt từ mức trung bình đến cao hơn so với toàn ngành.
Thứ hai, tiếp tục tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ, kiến thức
với cổ đông chiến lược - Ngân hàng Deutsche Bank; đổi mới cơ cấu tổ chức để hướng tới quản trị điều hành và hoạt động theo thông lệ quốc tế. Nhanh chóng hoàn thiện và phát huy tốt hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin (corebanking) mà Habubank mới đầu tư.
Thứ ba, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh về mọi mặt, sẵn sàng
đáp ứng với tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế nước nhà. Xác định rõ khách hàng và thị trường mục tiêu, để từ đó đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phù hợp, chất lượng cao dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Tiếp tục rà soát và hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực để thu hút và “giữ chân” được các nhân lực chất lượng cao làm việc lâu dài cho Habubank.
Mặt khách quan: Môi trường chính trị của Việt Nam thuận lợi, ổn định;
nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm liền cũng phát triển ổn định. Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù có chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, song vẫn phát triển ở mức khá. Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt 5,57%, thấp hơn một chút so với con số tương ứng của năm 2010 là 6,16%.
3.1.1.2 Khó khăn
Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập đầu tiên vào năm 1989, tuy nhiên đến nay quy mô vẫn còn nhỏ. Mạng lưới hoạt động của Habubank chưa thực sự rộng rãi, mới phát triển chủ yếu ở khu vực phía Bắc, còn khu vực phía Nam mới chỉ có một lương nhỏ chi nhánh, văn phòng
70
giao dịch tập trung ở các thành phố lớn. Số lượng điểm giao dịch của Habubank đến nay chỉ là 70 chi nhánh và phòng giao dịch. Con số này chưa đủ cạnh tranh với một số ngân hàng TMCP khác như Sacombank, Techcombank,…
Ngoài ra, cơ sở vật chất của Habubank còn đơn giản, chưa hiện đại. Hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng còn nhiều bất cập tồn tại, phần mềm sử dụng còn đơn giản, chưa có nhiều ứng dụng cùng tích hợp trong hệ thống, chưa được nâng cấp thường xuyên, gây một số cản trở trong việc vận hành hoạt động giao dịch phụ thuộc vào các phần mềm.
3.1.1.3 Cơ hội
Trong giai đoạn tới, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu đầu tư công dự kiến sẽ diễn ra mạnh mẽ. Quá trình này vừa là thách thức nhưng cũng tạo ra không ít cơ hội cho việc thâu tóm tài sản giá rẻ, đa dạng hóa đầu tư của các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh. Thách thức bị mua bán sáp nhập của ngân hàng yếu kém cũng chính là cơ hội cho các ngân hàng có tiềm lực tài chính tốt trong nước tham gia thâu tóm các ngân hàng khác để nâng cao năng lực tài chính và nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động, quy mô khách hàng.
Mặt khác, quá trình tái cơ cấu cũng có thể là yếu tố tích cực với các ngân hàng nhỏ nếu xét trên khía cạnh NHNN đưa họ trở về đúng thị trường và lĩnh vực kinh doanh mà họ có vốn lợi thế. Thị trường hiện nay ít có sự phân biệt rõ ràng giữa các ngân hàng yếu kém và ngân hàng nhỏ. Do đó, khi các ngân hàng nhỏ thực sự phát huy được thế mạnh trong đúng lĩnh vực kinh doanh của mình thay vì đầu tư dàn trải chạy đua phát triển những sản phẩm tương tự nhau như trên thị trường, thì đây chính là cơ hội để khẳng định tên tuổi và trụ vững trong cuộc chiến tái cơ cấu toàn hệ thống của các ngân hàng này.
71
Bên cạnh đó, các ngân hàng và công ty tài chính Việt Nam cũng có những cơ hội thuận lợi về tài chính như: thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực, tỷ giá dần ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. Hoạt động mua bán ngoại tệ và kinh doanh vàng được kiểm soát mà đã mang lại kết quả bước đầu. Mặt khác, nợ công được giữ ở mức an toàn (nợ công ước tính cuối năm 2011 là 54,6% GDP, cuối năm 2012 khoảng 58,4% GDP). An ninh lương thực và an ninh năng lượng được đảm bảo. Dự trữ xăng dầu trước đây là 7, đã tăng lên 40 ngày. Quy mô nền kinh tế đang tăng lên, nhiều ngành kinh tế - xã hội có bước phát triển mới. Việt Nam cũng đã ký kết thêm được nhiều hiệp định và thoả thuận quan trọng về hợp tác toàn diện và mang tầm chiến lược với các đối tác lớn. Việt Nam vẫn được cộng đồng quốc tế và nhiều tổ chức quốc tế tin tưởng vào triển vọng cả về trung hạn và dài hạn. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã đưa ra những dự báo khá lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam. Theo IMF, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 là 6,3%, năm 2013 là 7,5%...
3.1.1.4 Thách thức
Trong nửa cuối năm 2011 và 2012, nền kinh tế tiếp tục phải giải quyết bài toán tăng trưởng thiếu bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư thấp,.. Đặc biệt giá cả nhiều mặt hàng sẽ tăng nhanh do sự khởi đầu chuỗi điều chỉnh giá cả một loạt các mặt hàng và sản phẩm đầu vào quan trọng của nền kinh tế, điều này tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng cao trong giai đoạn tới. Nợ công vẫn ở mức cao và đi liền với sự gia tăng sức ép tín dụng quá hạn do cho vay lãi suất cao trong năm 2010 và nửa đầu năm 2011.
Chính sách tiền tệ cuối năm 2011, năm 2012 sẽ tiếp tục được định hướng chặt chẽ nhưng sẽ giảm dần lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Việc sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các ngân hàng chỉ được huy động với lãi suất không vượt quá trần có lẽ chỉ là giải pháp mang tính
72
tình thế, khó có thể duy trì được lâu dài. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, NHNN vẫn cần thiết phải sử dụng giải pháp mạnh tay này để đạt được những mục tiêu về kinh tế lớn hơn. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi VND. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thận trọng cũng khiến nguồn cung tiền ra thị trường hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của các ngân hàng. Bên cạnh đó, một loạt các thách thức khác như quy mô được phép tăng trưởng tín dụng hạn hẹp, áp lực phải nâng cao năng lực tài chính, giải quyết bài toán nợ xấu,.. Với định hướng này, các chỉ tiêu chính trong nửa cuối năm 2011 và 2012 sẽ được điều chỉnh theo xu hướng giảm so với giai đoạn trước.
Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành có xu hướng đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại, hướng tới việc phát triển các mảng dịch vụ phi tín dụng nhằm thu về cho Ngân hàng các nguồn lợi nhuận ít rủi ro hơn. Cùng với đó, là đẩy mạnh các biện pháp để tăng cường quản trị rủi ro để tránh khủng hoảng, và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh theo xu hướng mở rộng phạm vi sang nhiều lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro, phát triển theo xu hướng chuyên môn hóa cao, góp phần tăng thu nhập.
Qua đây, có thể thấy triển vọng phát triển của ngành nói chung và Habubank là rất lớn, tuy nhiên các yếu tố cạnh tranh cũng sẽ ngày càng khốc liệt vì hiện nay đã có sự góp mặt thêm của các định chế tài chính lớn mạnh nước ngoài bên cạnh các định chế tài chính trong nước.
3.1.1.5 Định hướng phát triển chiến lược của Habubank trong thời gian tới
Trên cơ sở dự báo những cơ hội và thách thức về môi trường kinh tế trong và ngoài nước, cùng với việc nhận định được những thuận lợi và khó khăn của mình, Habubank đã đưa ra những định hướng phát triển cho năm 2012 một cách phù hợp.
73
triển ngân hàng với 3 nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời với việc tiếp tục nâng cao các nguồn lực cần có hỗ trợ thực hiện các mục tiêu này.
- Kiểm soát hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, hoàn thiện hạ tầng quản lý rủi ro tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế tốt nhất, đảm bảo cho Ngân hàng vượt qua các thử thách và khó khăn của giai đoạn khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới hiện nay.
- Tiếp tục nắm bắt các cơ hội và tận dụng thời cơ có thể để thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng mạng lưới hoạt động nhanh chóng nhưng phải đảm bảo an toàn để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh trạnh và phát triển của HBB.
- Liên tục và linh hoạt bổ sung các công cụ kinh doanh cho ngân hàng thương mại, có thể hỗ trợ hạn chế rủi ro pháp lý và tài chính cũng như tận dụng và phát huy vai trò và hệ thống của HBB trong các công ty liên kết và trong các công ty con để đa dạng hoá nguồn thu nhập, đảm bảo khả năng mang lại thu nhập cổ tức đều và bền vững cho các cổ đông HBB.
74
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Giá trị (Đến 31-12-2012) Tăng trƣởng (%)
1. Tổng tài sản 46.000 – 50.000 10-20
2. Tổng vốn huy động 40.000 – 44.000 10-22
trong đó : Huy động thị trường 1 33.000 – 35.000 53-63
3.Tổng dư nợ 24.000 – 25.000 7-9
4. Thu từ phí và dịch vụ (% tổng
thu) 15-18%
5. Lợi nhuận trước thuế 250 - 350
6. ROAE trước thuế 7-10 %
7. ROAA trước thuế 0.6 - 1%
8. Tỷ lệ nợ quá hạn (NPL) <5%
9. Cổ tức dự kiến 5 %
10. Mạng lưới 80 điểm giao dịch
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011)