Với vai trò là cấp lãnh đạo, nhà quản lý và điều chỉnh mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại, mọi tác động của Ngân hàng Nhà nước đều có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ đồng bộ, sử dụng các công cụ tiền tệ một cách linh hoạt, tối ưu nhằm điều hòa hợp lý lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc hoàn thiện các chính sách liên quan đến hoạt động huy động vốn cũng cần được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng thống nhất tại tất cả các ngân hàng thương mại.
NHNN cần nghiên cứu đưa thêm nhiều loại hàng hóa như trái phiếu, các loại chứng khoán do các tổ chức tín dụng phát hành… có thể sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ thì trường mở. Đây là cơ sở để giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả huy động vốn thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Và hơn hết, NHNN cần tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các NHTM, nhất là giữa các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần để từ đó giúp các ngân hàng phát huy được năng lực vốn có của mình.
89
KẾT LUẬN
Thời gian vừa qua, hoạt động huy động vốn luôn được các ngân hàng quan tâm nhiều nhất vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triẻn của ngân hàng truớc tình hình nguồn vốn khan hiếm và sự hội nhập kinh tế quốc tế. Qua quá trình nghiên cứu “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội- Habubank”, nội dung luận văn đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Phân tích, đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2008 – 6/2011. Qua đó, đưa ra được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.
Trên cơ sở nhìn nhận những mặt hạn chế, luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước và các giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải. Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
3. Ngân hàng Nhà nước, 2009, Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009, Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng
để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà
nước, Hà Nội.
4. Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-2011, Báo cáo thường niên, Hà Nội.
5. Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo kiểm toán, Hà Nội.
6. Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo hoạt động kinh
doanh, Hà Nội.
7. Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo tài chính, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 6/2011, Báo cáo hoạt động thanh toán
quốc tế, Hà Nội.
9. Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo tình hình sử dụng
nguồn vốn, Hà Nội.
10. Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo huy động vốn, Hà Nội.
11. Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo lãi suất bình
91
12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam khoá XII, Luật các
tổ chức tín dụng, ngày 16/06/2010.
13. Trần Thu Trang, Luận văn thạc sỹ, 2010, Tăng cường huy động vốn tại
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Quảng Ninh,
Hà Nội.
14. Nguyễn Tiến Thành, Luận văn thạc sỹ, 2009, Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Vân, Luận văn thạc sỹ, 2010, Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho Chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
16. Peter S. Rose, Quản trị ngân hàng thương mại.
Website:
17. www.habubank.com.vn 18. www.sbv.gov.vn
19. www.vnbaorg.info 20. www.vneconomy.vn