Tùy theo từng mục đích nghiên cứu khác nhau, ta có thể chia huy động vốn theo các hình thức khác nhau, như theo phương thức huy động, theo loại thị trường, theo kỳ hạn, theo loại tiền…
1.2.2.1 Theo thời gian
Phân loại vốn huy động theo thời gian luôn có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn cũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng. Phân theo thời gian thì có thể được chia ra thành ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Huy động vốn ngắn hạn:
Đây là hình thức huy động chủ yếu của ngân hàng thông qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn và các nghiệp vụ nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội. Thời gian huy động tối đa là một năm. Khoản huy động này thường được ngân hàng sử dụng để cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung dài hạn. Đặc điểm của nguồn huy động ngắn hạn là chi phí huy động thấp do thời hạn huy động ngắn nhưng tính ổn định kém.
Huy động vốn trung hạn
Ngân hàng huy động nguồn vốn trung hạn thông qua việc phát hành các công cụ nợ trung hạn trên thị trường tài chính, nhận tiền gửi trung hạn (chủ yếu của tổ chức). Nguồn vốn này có thời gian huy động từ một đến ba năm. Nguồn vốn này được sử dụng khá ổn định, các NHTM thường sử dụng
19
nguồn vốn này để cho các doanh nghiệp vay trung hạn đối với các dự án đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất, mua sắm tài sản cố định, đầu tư thay đổi công nghệ, máy móc … Tuy chi phí huy động cho nguồn này cao hơn nguồn ngắn hạn, nhưng nguồn vốn trung hạn rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, cho vay trung với lãi suất cao.
Huy động vốn dài hạn
Nguồn vốn này có thời gian huy động từ ba năm trở lên và được NHTM sử dụng vào nhiệm vụ đầu tư phát triển theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước: đầu tư vào các dự án phục vụ xã hội, các dự án đổi mới thiết bị công nghệ, xây mới các nhà máy…Đây là nguồn vốn mà ngân hàng phải trả chi phí huy động cao nhất. Với nguồn huy động này, ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao.
1.2.2.2 Theo đối tượng
Khách hàng là nhân tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên lại bao gồm nhiều đối tượng khách nhau, rất đa dạng. Chính vì vậy trong hoạt động của ngân hàng sẽ được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đối thượng sử dụng. Đối với hoạt động huy động vốn, dựa theo đối tượng khách hàng thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng được chia thành các hình thức sau: Tiền gửi của cá nhân; Tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Tiền gửi của cá nhân
Khách hàng cá nhân chiếm phần lớn đa số trong đối tượng hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, các hoạt động dịch vụ của ngân hàng với đối tượng khách hàng này cũng rất đa dạng, đặc biệt đối với hoạt động huy động vốn. Với mục đích gửi tiền chủ yếu là tiết kiệm, bảo quản, đem lại khả năng sinh lời cho mình thì khách hàng cá nhân đã đem lại một lượng vốn huy động đáng kể cho ngân hàng với số tiền nhãn rỗi của mình. Đồng thời lượng vốn
20
huy động được thì rất ổn định góp phần làm cho ngân hàng có thể dễ dàng sử dụng lượng vốn này để thực hiện các hoạt động đầu tư của rmình một cách hiệu quả nhất.
Tiền gửi của doanh nghiệp
Không chỉ khách hàng cá nhân mới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng mà các doanh nghiệp cũng như các tố chức kinh tế khác cũng góp phần tạo nên sự đa dạng trong hoạt động của ngân hàng.
Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, lượng vốn huy động từ khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác cũng chiếm phần lớn.
Tuy nhiên mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này là khác so với khách hàng cá nhân nên ngân hàng chỉ dử dụng được một phần nhỏ trong lượng vốn huy động được đó là số dư trên tài khoản của các doanh nghiệp cũng như của các tổ chức kinh tế. Bởi vì mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này là dùng để thanh toán cũng như tiến hàng các giao dịch khác nên lượng vốn huy động sẽ không có thời gian cố định gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đem vốn đi đầu tư sinh lời. Tuy nhiên không phải lúc nào các doanh nghiệp gửi tiền với mục đích thanh toán, bởi với số tiền nhãn rỗi sẽ được hưởng lãi nếu doanh nghiệp gửi tiền gửi có kỳ hạn.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
Trên thực tế tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác là vốn vay của ngân hàng thương mại đối với các tổ chức đó nhằm tạo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, với những ngân hàng có một lượng vốn huy động lớn có thể đem gửi tại các ngân hàng khác nhằm mục đích hưởng một phần lãi hoặc được hưởng lãi điều hoà từ hội sở chính của các ngân hàng đó. Điều này giúp ngân hàng thương mại giảm bớt được một phần chi phí, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.
21
1.2.2.3 Theo mục đích huy động
Nếu phân loại theo mục đích huy động thì bao gồm các hình thức sau:
Tiền gửi thanh toán
Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng khi họ có yêu cầu. Nhìn chung lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp nhưng thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng những dịch vụ ngân hàng với mức chi phí thấp.
Tiền gửi có kỳ hạn
Nguồn vốn này thường có kỳ hạn xác định trước với một lãi suất cao hơn so với lãi suất của tiền gửi thanh toán. Có thể nói đây là nguồn vốn có chi phí cao nhất của ngân hàng. Đồng thời do tính ổn định cao trong kỳ hạn bởi mục đích gửi tiền của doanh nghiệp hay các cá nhân là để hưởng lãi nên các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn này.
Tiền gửi tiết kiệm
Các tầng lớp dân cư đều có khoản tiền nhàn rỗi, khoản thu nhập chưa sử dụng đến. Trong điều kiện có thể tiếp cận ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời. Do lượng tiền nhàn rỗi này của dân cư được gửi với thời gian cố định nên đây là lượng vốn chủ yếu cho ngân hàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiền tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động vốn đa dang với lãi suất hấp dẫn. Đây cũng là một dạng của tiền gửi có kỳ hạn nhưng tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt theo quy định của văn bản pháp luật mà ngân hàng Nhà nước quy định.
22
Phát hành giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá là công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường.
Các giấy tờ có giá do ngân hàng thương mại phát hàng bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá.
1.2.2.4 Theo loại tiền
Có thể chia huy động vốn theo loại tiền tệ: nội tệ và ngoại tệ (đồng tiền của các quốc gia khác như USD, GBP, ..) Ở từng các quốc gia khác nhau thì có quy định riêng về việc huy động ngoại tệ và việc huy động còn phụ thuộc vào tỷ giá giữa các đồng tiền, tình hình kinh tế của các thời kỳ. Mức phí huy động sẽ được xem xét giữa trên sự biến động của tỷ giá.
Vốn huy động bằng nội tệ
Ngân hàng huy động vốn bằng nội tệ thông qua các hình thức huy động vốn khác nhau. Trong tổng nguồn vốn ngân hàng huy động được thì nguồn vốn huy động bằng nội tệ thường chiếm tỷ trọng cao.
Vốn huy động bằng ngoại tệ
Ngoài việc huy động vốn bằng VND thì các ngân hàng còn huy động vốn bằng ngoại tệ như USD, EUR…Mục đích huy động vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng vốn bằng ngoại tệ.
1.3 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn
Đế đánh giá xem hoạt động huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả hay không, các ngân hàng không chỉ quan tâm đến việc đã huy động được bao nhiêu vốn mà còn quan tâm đến nhiều vấn đề khác chẳng hạn như : ngân hàng đã sử dụng những cách nào để huy động được số vốn đó? Chi phí huy động
23
vốn là bao nhiêu? Khả năng khai thác số vốn này để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thế nào? Tỷ trọng các loại vốn có hợp lý không, có phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng không ? Lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng khi tiến hành huy động ra sao?
Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại chính là kết quả huy động mà ngân hàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lợi cao cho ngân hàng trong từng thời kỳ.
Vì vậy, muốn đạt hiệu quả huy động vốn cao, ngân hàng cần phải bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn không những đáp ứng đủ nhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn và loại tiền và với chi phí huy động thấp nhất. Đồng thời, phải duy trì được tính ổn định cao của các nguồn tiền huy động. Có như vậy mới hạn chế được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Đánh giá hiệu quả huy động vốn là việc làm cần thiết và quan trọng đối với mỗi ngân hàng, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt như hiện nay.
Để đánh giá chính xác hiệu quả huy động vốn, các NHTM cần đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
1.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, ngưởi ta dùng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng vốn HĐ =
Tổng vốn HĐ năm sau – Tổng vốn HĐ năm trước
*100%
Tổng vốn HĐ năm trước
Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động để so sánh xem vốn huy động năm sau có tăng trưởng so với năm trước, tốc độ tăng
24
trưởng vốn huy động luôn dương và tương đối ổn định hay không, ngân hàng cũng cần đánh giá quy mô vốn huy động của ngân hàng như thế nào.
Quy mô vốn huy động có ảnh hưởng quyết định đến quy mô sử dụng vốn cũng như việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng cần phải huy động được quy mô vốn nhất định theo các mục tiêu đã đề ra cho từng thời kỳ. Mục tiêu này được xác định trên cơ sở xem xét nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Quy mô vốn huy động đáp ứng mục tiêu thể hiện như sau:
Số vốn ngân hàng huy động được đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng, không quá thừa hoặc quá thiếu so với nhu cầu sử dụng vốn.
Thông thường, ngay từ đầu năm tài chính các ngân hàng đều lập kế hoạch huy động vốn, và tiến hành huy động trong năm dựa trên kế hoạch đặt ra. Các NHTM thường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn (TLHTKHHĐV) để đánh giá quy mô huy động vốn.
TLHTKHHĐV =
Tổng vốn huy động Kế hoạch huy động vốn
Quy mô nguồn vốn huy động cần được xây dựng cho từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể, bao gồm: kế hoạch gia tăng nguồn, khả năng thay đổi cơ cấu nguồn, khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới. Kế hoạch huy động vốn phải được đặt trong mối liên hệ với kế hoạch sử dụng vốn và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng.
1.3.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng
Một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn là ngân hàng cần xem xét tỷ trọng của các loại vốn ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ, ngoại tệ với nhu cầu sử dụng vốn. Tỷ trọng này ở mức hợp lý, phù hợp với
25
nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng thì hiệu quả huy động vốn của ngân hàng mới cao.
1.3.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Huy động vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của một ngân hàng. Huy động vốn đã khó nhưng làm thế nào để sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Số vốn ngân hàng huy động về được sử dụng chủ yếu cho hoạt động tín dụng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ…
Huy động và sử dụng vốn là hai hoạt động có mối liên hệ qua lại, tác động chặt chẽ với nhau, hoạt động huy động vốn là cơ sở, tiền đề cho hoạt động sử dụng vốn, ngược lại, có sử dụng được vốn hiệu quả mới thúc đẩy hoạt động huy động vốn.
Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí huy động.
Thứ nhất thường các khoản huy động với thời hạn nào sẽ cho vay với thời hạn đó: ngắn hạn sẽ được ngân hàng cho vay ngắn hạn , các khoản huy động trung - dài hạn dành cho việc cho vay trung - dài hạn. Phần lớn các khoản huy động của ngân hàng thường là ngắn hạn còn các khoản cho vay là dài hạn. Vì vậy, việc các ngân hàng thường sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn điều đó gây ra rủi ro thanh khoản rất lớn cho các ngân hàng. Do vậy, ngân hàng phải xác định được tỷ lệ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình diễn ra hiệu quả và an toàn. (Ở Việt Nam quy định tỷ lệ nguồn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn là 30% - Theo thông tư số15/2009/TT-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD).
Thứ hai là chi phí huy động (quan trọng nhất là lãi suất): chi phí huy động là cơ sở để ngân hàng xác định lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay bao giờ cũng phải lớn hơn lãi suất huy động. Để huy động được nhiều vốn, các ngân hàng thương mại thường tăng lãi suất để thu hút người gửi tiền, nhưng
26
nếu lãi suất huy động cao thì ngân hàng sẽ phải cho vay với lãi suất cao tương ứng, điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng, còn nếu ngân hàng cho vay với lãi suất thấp thì lợi tức thu được từ cho vay không thể bù đắp chi phí huy động vốn nên lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm.
Thứ ba là theo loại tiền huy động, ngân hàng dựa trên nhu cầu sử dụng vốn theo loại tiền để làm căn cứ huy động vốn theo loại tiền. Tùy từng thời kỳ, ngân hàng có thể tăng cường huy động loại tiền này hay giảm huy động loại tiền kia. Như vậy, hiểu được mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng