Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - HABUBANK (Trang 91)

Ở bất kỳ một vị trí nào, con người vẫn luôn là yếu tố hàng đầu, quyết định sự thành bại của mọi hoạt động. Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu về nghiệp vụ, năng lực cao, có phẩm chất đạo đức tốt sẽ không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn mà còn tạo ra sự phát triển bền vững cho ngân hàng.

Vì vậy cần phải có một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa trình độ nguồn nhân lực. Đó là các biện pháp sau:

- Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng tại Hội sở chính và các chi nhánh nhằm tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng giải đáp hướng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng trong việc khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng. Xây dựng văn hoá giao dịch của nhân viên thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự.

- Tập trung đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ truyền thống, đồng thời cập nhật thêm các kiến thức mới về những sản phẩm và công nghệ của một ngân hàng hiện đại. Ngân hàng cần xây dựng chiến lược đào tạo cụ thể cho từng giai đoạn, chiến lược này phải xác định rõ đối tượng đào tạo, nội dung và thời gian đào tạo cho thích hợp. Đào tạo cần được tập trung theo những

84

chuyên ngành nhất định, đào tạo một cách toàn diện, tránh đào tạo tràn lan, không xác định, tránh lãng phí thời gian, nhân lực và tiền bạc.

- Trong thời đại ngày nay, các hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển rất phong phú và đa dạng. Trên thế giới, khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin cũng đang ngày càng phát triển với tốc độ rất nhanh và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Vì vậy, trình độ của một đội ngũ cán bộ ngân hàng cũng cần phải được chú trọng đào tạo để có thể bắt kịp với sự phát triển này. Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn tuyển dụng, ngân hàng cũng cần chú ý đến những ứng viên không chỉ đáp ứng đủ về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt mà cần có hiểu biết về xã hội, có khả năng thích ứng và tiếp thu nhanh những công nghệ mới, kiến thức mới.

- Ngân hàng cần tìm hiểu, bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức vào những vị trí công việc phù hợp nhằm đảm bảo đúng người đúng việc, khai thác tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân, phát huy thế mạnh và năng lực của họ.

- Ngân hàng xây dựng chế độ khen thưởng phù hợp, thực hiện chế độ khuyến khích cả về mặt vật chất và tinh thần, phát động phong trào thi đua giữa các cán bộ nhằm kích thích tinh thần làm việc. Trong công tác huy động vốn, ngân hàng đưa ra chỉ tiêu, kế hoạch huy động đối với từng chi nhánh, các chi nhánh đưa kế hoạch đối với từng cán bộ và áp dụng các chế độ khen thưởng đối với các cán bộ hoàn thành kế hoạch, đồng thời cắt thi đua đối với những cán bộ không hoàn thành kế hoạch để từ đó tạo ra sự thi đua trong công việc. Đồng thời phải có chế độ kỷ luật và phê bình thích đáng đối với những cán bộ làm sai nguyên tắc ngân hàng, những cán bộ tha hoá biến chất gây tổn thất cho ngân hàng. Ngân hàng có thể đưa ra một số chương trình thi đua giữa các các bộ như Nhà huy động tài ba theo tháng, theo quý, theo năm và có mức thưởng xứng đáng đối với các nhà huy động tài ba này. Điều này sẽ giúp kích thích sự phát triển, thúc đẩy phong trào thi đua giữa các cán bộ,

85

và quan trọng nhất là giúp Habubank tăng doanh số huy động tiền gửi trong điều kiện gặp nhiều khó khăn trong vấn đề huy động vốn.

Mặt khác, định kỳ ngân hàng nên có những buổi thảo luận giữa cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn để có thể cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Có như thế mới tạo ra môi trường làm việc và cạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ.

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - HABUBANK (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)