Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 90)

2.3.1 Hoạt động của thị trƣờng vàng Việt Nam

Thị trường vàng Việt Nam hiện nay là một thị trường nhỏ với các hình thức giao dịch lạc hậu so với thế giới. Từ năm 2006 đến 2010, kinh doanh vàng qua tài khoản diễn ra rất sôi động với mức ký quỹ thấp (7%) trên các sàn giao dịch đơn lẻ trong nước, do một số ngân hàng, công ty hoặc tổ chức kinh doanh vàng thành lập, quản lý; một số ngân hàng thương mại cũng được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Từ năm 2010 đến nay, khi Chính phủ cấm sàn giao dịch và kinh doanh vàng qua tài khoản, các giao dịch trên thị trường vàng trong nước hiện nay là mua – bán kinh doanh vàng vật chất và

86

huy động dưới hình thức phát hành các giấy tờ có giá. Các giao dịch diễn ra đơn lẻ, không có sàn giao dịch tập trung.

Thời gian qua, dưới tác động của chính sách quản lý vàng thiếu chặt chẽ và mang nặng tính hành chính, đã tạo điều kiện cho buôn lậu vàng, đầu cơ làm giá gây hỗn loạn thị trường vàng trong nước.

Nhà nước coi thị trường vàng là một công cụ để quản lý ngoại hối vì cho rằng việc xuất nhập khẩu vàng ảnh hưởng đến tỷ giá. Do đó, NHNN dùng các biện pháp hành chính để quản lý thị trường vàng. Nhưng, vàng là một loại hàng hóa – tiền tệ, ngày nay dù chức năng tiền tệ của nó đã bị tước bỏ, thay vào đó là các loại tiền pháp định nhưng vị thế là một loại của cải đảm bảo và sức mạnh tiền tệ của nó trong đời sống của con người là không thể bị xóa bỏ. Vì vậy, nó là một loại hàng hóa mang hình thái tiền tệ. Tùy vào mục đích sử dụng mà vai trò của nó có thể thay đổi, khi là hàng hóa, khi là tiền tệ. Việc quản lý bằng mệnh lệnh hành chính, không tuân theo quy luật thị trường đối với một loại hàng hóa sẽ không hiệu quả, gây nhiều tiêu cực. Thực tế đã chứng minh ở thị trường vàng Việt Nam với các biểu hiện như: buôn lậu, đầu cơ làm giá…

Thị trường vàng Việt Nam là thị trường nhỏ, Việt Nam nhập siêu vàng nên ở vị trí chấp nhận giá. Tuy nhiên, những bất cập trong cơ chế điều hành xuất nhập khẩu vàng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cơn sốt vàng và sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, gây thiệt hại lớn đối với cả nhà kinh doanh và nhà đầu tư trong thời gian vừa qua. Sự bất ổn của thị trường vàng góp phần làm cho tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô càng trầm trọng.

Mặc dù NHNN đã can thiệp và điều tiết thị trường vàng nhưng hiệu quả chưa cao vì thiếu cơ chế quản lý thích hợp và không có nguồn vàng dồi dào để bình ổn thị trường. Sự can thiệp vào thị trường vàng bằng cách dẹp bỏ

87

sàn giao dịch vàng, cấm kinh doanh vàng tài khoản, cấm kinh doanh vàng miếng... là những quyết sách đi ngược với quy luật thị trường, hậu quả là tình trạng rối loạn trên thị trường vàng thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn, thể hiện cụ thể ở những điểm sau:

Trước hết, phải khẳng định rằng, thói quen tích trữ vàng đã trở thành truyền thống của người dân. Vàng đã gắn bó với đời sống người dân không chỉ ở góc độ trang sức mà nó còn trở thành tài sản, phương tiện giao dịch, đặc biệt vàng còn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả so với các kênh đầu tư khác. Vì vậy, hạn chế hay cấm giao dịch vàng miếng là không phù hợp, chỉ là giải pháp mang tính ngắn hạn mà chưa quan tâm đến lợi ích dài hạn của vàng là kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư và cả nền kinh tế. Việc công nhận quyền sở hữu hợp pháp vàng của các tổ chức và cá nhân thể hiện trong Nghị định 24 đã thể hiện sự tiếp thu, nhìn nhận đúng xu hướng trong quản lý thị trường vàng. Tuy nhiên, cần sắp xếp, tổ chức sao cho để các giao dịch vàng trên thị trường đều có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, tránh được sự làm giá và đẩy giá vàng của một số tổ chức kinh doanh.

Thứ hai, chính sách can thiệp của nhà nước không tuân theo nguyên tắc thị trường, nhiều khi phải dùng đến cả mệnh lệnh hành chính để khống chế, cưỡng bức thị trường. Việc xóa bỏ kinh doanh vàng tài khoản và cấm sàn giao dịch vàng trong khi nhu cầu đối với các loại hình này của các nhà đầu tư và người dân là có thực đã dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, làm xuất hiện các hình thức kinh doanh, giao dịch vàng không chính thống, lợi dụng khe hở quản lý, gây thất thu thuế cho nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư. Mặt khác, khi không có một nơi để cho nhà đầu tư giao dịch thống nhất thì các giao dịch vàng sẽ diễn ra trên thị trường vàng vật chất và việc định giá vàng vẫn sẽ do các thương hiệu vàng định đoạt không thống nhất, gây khó khăn cho việc quản lý và thiệt hại cho người tiêu dùng vì mục đích của doanh nghiệp là lợi

88

nhuận. Do đó, hiện tượng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới sẽ không được cải thiện.

2.3.2 Vai trò của các nhân tố tác động đến thị trƣờng

Như phân tích ở trên, có nhiều nhân tố tác động đến giá vàng trong nước như: sự biến động giá vàng thế giới, tỷ giá USD/VND, tăng trưởng kinh tế Việt Nam, biến động cung – cầu vàng trong nước và các chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước. Tuy nhiên, tác nhân chính ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam là biến động cung – cầu vàng trong nước và vai trò quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước. Vì:

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm qua tăng chậm lại đi kèm với mức lạm phát cao do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những bất ổn vĩ mô đã làm mất đi tính hấp dẫn của các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán, VND, ngoại tệ... Trong khi, giá vàng thế giới biến động tăng mạnh qua các năm, đã khiến vàng trở thành kênh đầu tư an toàn và tạo ra lợi nhuận lớn trong tình hình kinh tế bất ổn.

Theo công thức quy đổi giá vàng, giá vàng trong nước biến thiên cùng chiều với giá vàng thế giới và tỷ giá USD/VND. Giá vàng trong nước tăng khi giá vàng thế giới tăng và/hoặc tỷ giá USD/VND tăng và ngược lại.

Tuy nhiên, giá vàng giao dịch trên thị trường Việt Nam không phải là giá vàng quy đổi theo công thức, mà có sự chênh lệch giá (hình 2.1 – trang 48). Trong những năm gần đây, sự chênh lệch giá này càng lớn. Nguyên nhân là do tác động từ các vấn đề nội tại trong thị trường vàng Việt Nam.

Trước hết là vấn đề biến động cung – cầu vàng. Nguồn cung vàng của Việt Nam hàng năm là nguồn vàng nhập khẩu. Việc quản lý nhập khẩu vàng bằng hạn ngạch đã khiến nguồn cung không đáp ứng được cầu về vàng trong nước. Các dòng vốn tập trung vào kênh đầu tư vàng và tâm lý đầu cơ của nhà đầu tư đã làm cho mất cân đối cung cầu vàng trên thị trường. Cầu vàng tăng

89

cao, trong khi cung vàng không đáp ứng kịp do phụ thuộc vào hạn ngạch nhập khẩu vàng của Ngân hàng nhà nước. Cầu lớn hơn cung đã làm cho giá vàng trong nước tăng cao hơn rất nhiều so với giá vàng thế giới. Khi nhu cầu vàng tăng cao, hạn ngạch nhập khẩu vàng bị hạn chế, sẽ xảy ra tình trạng nhập lậu để phục vụ nhu cầu trong nước. Vì vậy tình trạng buôn lậu vàng diễn ra mạnh và khó quản lý. Muốn buôn lậu vàng, nhà đầu tư phải có một lượng ngoại tệ lớn và do vậy, cầu ngoại tệ trên thị trường tự do tăng. Cầu ngoại tệ dùng để nhập vàng tăng đã làm tăng tỷ giá ngoại tệ trên thị trường. Nếu khả năng cung cấp của các doanh nghiệp không đủ thì nhà đầu tư tìm kiếm trên thị trường tự do và lúc này việc quản lý sẽ khó hơn. Điều đó một mặt gây áp lực phá giá đồng nội tệ, mặt khác buộc NHNN cho phép nhập vàng để bình ổn thị trường. Cứ như vậy, vòng xoáy vàng, ngoại tệ lặp đi lặp lại góp phần gây nên tình trạng bất ổn trên thị trường. Mặt khác, trước những biến động mạnh của thị trường vàng trong nước đã xảy ra tình trạng xuất khẩu vàng khi giá thấp và phải nhập khẩu vàng khi giá cao để bình ổn thị trường. Điều này chỉ có lợi cho đầu cơ làm giá trên thị trường. Việc nhập khẩu vàng diễn ra khi giá vàng thế giới tăng mạnh, giá vàng trong nước không theo kịp, tạo ra những biến động bất thường trên thị trường vàng. Người dân lại tăng cường mua vàng, kết quả là giá vàng càng bị đẩy lên cao.

Thứ hai, vai trò quản lý thị trường vàng của NHNN.

Những năm gần đây, thị trường vàng Việt Nam biến động mạnh, thậm chí bị méo mó, ngoài những nguyên nhân đã nêu, còn do NHNN không đủ dự trữ vàng để can thiệp vào thị trường và bị các doanh nghiệp lớn thao túng, làm giá. Các đơn vị kinh doanh vàng không thống nhất trong việc định giá, mỗi thương hiệu vàng có mức giá khác nhau. Mặt khác, chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra của cùng một thương hiệu vàng cũng có biên độ giao động rộng, từ 10.000 đồng/lượng đến 1.000.000 đồng/lượng. Khi giá vàng biến

90

động càng mạnh thì chênh lệch giá mua vào và bán ra càng lớn. Điều này chỉ có lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng, không có lợi cho nhà đầu tư và người dân. Từ 2007 đến nay, tỷ lệ % chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra so với giá bán ra trung bình là 0.47%; khi giá vàng biến động mạnh, tỷ lệ này dao động từ 0.6% đến 2.46% (Phụ lục 06 – trang 137). Khi chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra càng lớn thì lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh vàng càng nhiều. Do đó, khi chênh lệch giá nhỏ, chỉ doanh nghiệp lớn gom hàng chờ giá cao để xuất khẩu mới có lợi, doanh nghiệp nhỏ buôn bán trong nước gặp khó khăn, người dân vẫn chịu thiệt khi chênh lệch giá còn tồn tại. Tuy nhiên, việc Bộ Tài chính nâng mức thuế từ 0% lên 10% cho vàng nữ trang có hàm lượng vàng trên 80% tại thông tư 111/2011/TT-BTC, hiệu lực từ 6/8/2011 cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp có thể bị tồn hàng do đã gom cho xuất khẩu trước đó. Vì vậy, các doanh nghiệp này phải tác động đến giá vàng, tạo khan hiếm để bán vàng ra với giá cao hơn để chống lỗ, tạo nên cơn sốt về nguồn cung trong nước nhằm bán lượng vàng tồn kho, gây nên sự hỗn loạn trên thị trường. Ngoài ra, việc vàng miếng SJC chiếm thị phần lớn (trên 90%) cũng tạo ra lợi thế độc quyền tự nhiên, nên khi giá vàng biến động, tình trạng khan hiếm vàng SJC làm cho thị trường biến động mạnh hơn.

Mặt khác, việc điều hành giá vàng có tính hành chính nhưng thiếu chặt chẽ trong thời gian qua đã khiến cho giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ít có mối liên thông chặt chẽ với nhau. Giá vàng trong nước thường cao hơn giá vàng thế giới. Mặt khác, phần lớn các nhà đầu tư đều có kỳ vọng không tốt về tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới trong thời gian tới nên vàng vẫn là kênh đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Do đó, việc cấm hoạt động của sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản vì chưa có cơ chế quản lý hiệu quả và hành lang pháp lý rõ ràng đối với các loại hình này, đã khiến một số ngân hàng và tổ chức đã lợi dụng khe hở quản lý, lập các sàn

91

giao dịch vàng không chính thức, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia nhưng không có cơ chế bảo vệ quyền lợi của họ. Hoạt động của các sàn giao dịch vàng không chính thống càng khiến việc quản lý thị trường vàng trở nên khó khăn do thông tin đầu tư bị hạn chế, tạo điều kiện cho đầu cơ, làm giá, góp phần làm cho giá vàng trong nước có sự chênh lệch so với giá thế giới. Ngoài ra, khi không có sàn giao dịch vàng hoặc kinh doanh vàng qua tài khoản thì các hình thức giao dịch vàng chủ yếu sẽ là giao dịch vàng vật chất, mà hiện tại, việc định giá vàng của các thương hiệu vàng cũng còn nhiều bất cập do chưa có cơ chế quản lý; trong khi động cơ của các doanh nghiệp là lợi nhuận nên giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn có sự chênh lệch lớn.

Hiện nay, lạm phát tăng, nguy cơ bất ổn vĩ mô vẫn tồn tại, cảnh báo cho khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong tương lai. Nhiều tổ chức tín dụng đang tiềm ẩn nguy cơ phá sản với những khoản nợ xấu tạo ra những bất ổn trên thị trường tiền tệ và thị trường vàng. Do đó, vai trò can thiệp của nhà nước dựa trên các quy luật tất yếu của thị trường sẽ vừa mang tính định hướng, vừa là giải pháp để ổn định thị trường vàng.

92

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

3.1 Bối cảnh mới

Giá vàng quốc tế năm 2011 chịu tác động lớn từ các tin tức liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu và thỏa thuận nâng trần nợ công Mỹ, được các nhà đầu tư xem là tài sản trú ẩn an toàn nhất trong khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, trong 4 tháng cuối năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, đồng USD đã lên giá so với đồng Euro, khiến các nhà đầu tư mở rộng danh mục đầu tư của mình sang USD, giảm lượng đầu tư vào vàng. Các nhà đầu tư tài chính cũng cần tiền mặt do sự sụp đổ của các thị trường chứng khoán quốc tế vào tháng 10/2011 đã bán mạnh vàng ra thị trường khiến giá vàng giảm, dao động quanh mức 1.600 USD/ounce.

Vàng đã tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2012 do những yếu tố nền tảng cho sức mạnh của vàng vẫn tồn tại. FED quyết định giữ lãi suất ở mức gần 0% cho tới cuối năm 2014 do muốn kích cầu cho nền kinh tế, và quan trọng nhất là bỏ ngỏ quyết định sẽ áp dụng nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) bằng cách mua thêm trái phiếu kho bạc nếu cần thiết; đây là yếu tố mạnh nhất khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tiếp tục đầu tư vào vàng.

Cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đang tiếp tục trầm trọng thêm và lây lan trong toàn hệ thống khu vực đồng tiền chung Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và các NHTW có thể cũng áp dụng nới lỏng định lượng như FED, tức là sẽ in thêm tiền và gây áp lực lạm phát lâu dài, khiến các nhà đầu tư lo ngại về việc nắm giữ tiền giấy.

93

Lãi suất cơ bản của hầu hết các nền kinh tế đang có xu hướng tiếp tục giảm hoặc cận kề 0%, giúp chi phí nắm giữ vàng của giới đầu tư tại các nền kinh tế này trở nên không đáng kể.

Chứng khoán thế giới và nhát là của Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ trong các tháng đầu năm 2012 nên tiền có thể sẽ được đầu tư trở lại vào vàng để đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Yếu tố căn bản nhất trong dài hạn khiến giá vàng có thể tiếp tục tăng là việc Trung Quốc tiếp tục mua vàng để bổ sung vào quỹ dự trữ ngoại hối của họ để thay thế lượng khổng lồ trái phiếu Mỹ mà họ nắm giữ từ nhiều năm do thặng dư thương mại còn lớn hơn, nhất là với Mỹ. Vì giá trị tiền USD được

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 90)