Lập Sở giao dịch vàng Quốc gia

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 107)

Thành lập Sở giao dịch vàng Quốc gia đi đôi với tái lập hoạt động kinh doanh vàng tài khoản đồng thời từng bước phát triển các sản phẩm phái sinh trên thị trường vàng, sẽ làm giá vàng trong nước liên thông hơn với giá vàng thế giới, qua đó ổn định được giá vàng trong nước; đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư đối với vàng – một kênh đầu tư trên thị trường tài chính. NHNN sẽ

103

chịu trách nhiệm tạo dựng khuôn khổ pháp lý, tổ chức và quản lý thị trường vàng nói chung, Sở giao dịch vàng Quốc gia nói riêng.

Sở giao dịch vàng hoạt động tương tự như Sở giao dịch chứng khoán nghĩa là trên cơ sở khớp lệnh liên tục, giá vàng sẽ do cung cầu quyết định, tất cả các nhà đầu tư không phân biệt tổ chức hay cá nhân đều được mở tài khoản kinh doanh vàng tại Sở giao dịch vàng; các thành viên tham gia thị trường gồm cả tự doanh và môi giới, sự tham gia của các quỹ đầu tư vàng, và hàng hóa giao dịch bao gồm cả vàng vật chất, vàng tài khoản và các giấy tờ có giá liên quan đến vàng như chứng chỉ vàng, trái phiếu chính phủ bằng vàng, sản phẩm phái sinh liên quan đến vàng như đã nêu trên. Điểm khác biệt cơ bản giữa Sở giao dịch vàng và Sở giao dịch chứng khoán là NHNN không chỉ đóng vai trò tổ chức, thành lập, giám sát và quản lý vận hành Sở giao dịch vàng tương tự như Ủy ban Chứng khoán nhà nước đối với thị trường chứng khoán mà NHNN còn trực tiếp tham gia như một “người chơi” trên Sở giao dịch vàng thông qua cung cấp các sản phẩm hàng hóa cho thị trường, can thiệp điều hòa cung cầu và giá cả trên thị trường dựa trên quyền xuất nhập khẩu vàng cũng như thay đổi trong dự trữ ngoại hối của NHNN. Các sàn giao dịch vàng có thể được thành lập tại các NHTM dưới dạng công ty tương tự như công ty chứng khoán của các NHTM hiện nay. Tuy nhiên, do bản chất vàng là hàng hóa – tiền tệ nên không cho phép công ty kinh doanh vàng độc lập nằm ngoài hệ thống NHTM như đối với trường hợp của công ty chứng khoán.

Tóm lại, vấn đề quản lý thị trường vàng cần tập trung thống nhất vào một đầu mối là NHNN Việt Nam để phù hợp với bản chất và vai trò của vàng trong nền kinh tế thị trường. NHNN cần thống nhất quản lý cả thị trường mua bán vàng, xuất nhập khẩu vàng, thị trường vay nợ vàng và các thị trường sản phẩm tài chính có liên quan đến vàng, quản lý giá vàng theo cơ chế thị trường

104

nhằm đảm bảo tính liên thông giữa các bộ phận thị trường vàng cũng như giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế.

105

KẾT LUẬN

Vàng là loại hàng hóa đặc biệt: “hàng hóa - tiền tệ”. Tuy nhiên, tùy trình độ phát triển kinh tế và phương thức quản lý tiền tệ, ở mỗi nước vai trò của vàng là hàng hóa hay tiền tệ sẽ nổi bật. Các nước hậu công nghiệp ở Tây Âu và Bắc Mỹ, sau khi từ bỏ chế độ bản vị vàng (Thụy Sĩ là nước cuối cùng từ bỏ chế độ bản vị vàng vào năm 2000) đã chấm dứt về mặt pháp lý vai trò tiền tệ của vàng. Tại những nước này, vàng là hàng hóa, dù là vàng nữ trang hay vàng thỏi vàng miếng. Việc mua bán, đầu cơ, tích trữ vàng được xem là hợp pháp như bất cứ các loại hàng hóa thông dụng khác trên thị trường. Thậm chí tại một số nước, kinh doanh vàng miếng còn được miễn thuế giá trị gia tăng.

Trong khi đó, tại phần lớn các nước đang phát triển, nhất là tại các nước còn duy trì chế độ kiểm soát ngoại hối, vàng vừa được xem là hàng hóa, vừa được xem là tiền tệ. Việc quản lý vàng của nhà nước có thể đi từ mức độ rất chặt chẽ như cấm hẳn tư nhân kinh doanh vàng dù là nữ trang hay vàng thỏi, cho đến mức độ lỏng lẻo hơn như cho phép tư nhân kinh doanh tự do vàng nữ trang và hạn chế việc mua bán vàng miếng, xem vàng miếng như là một hình thức ngoại hối chịu sự quản lý của Nhà nước.

Sự khác biệt trong việc thừa nhận vàng là hàng hóa hay tiền tệ thật ra chỉ thuần túy là hình thức. Vàng nữ trang, hoặc vàng dùng trong công nghiệp và nha khoa được xem là hàng hóa, dù tuổi vàng vẫn là nguyên chất với hàm lượng vàng 99,99%, trong khi vàng thỏi, vàng miếng... lại được xem là vàng tiền tệ. Sự khác biệt về hình thức này dẫn đến một hệ quả pháp lý quan trọng là trong các quy định về quản lý vàng như một hình thức ngoại hối tại các nước này, việc đúc vàng thành thỏi, nén, miếng... của tư nhân thường bị nghiêm cấm. Lịch sử tiền tệ của nhiều quốc gia cũng cho thấy rằng, trong thời kỳ áp dụng chế độ bản vị vàng, việc đúc tiền vàng là độc quyền của nhà nước.

106

Tuy nhiên, dù hiện nay không còn quốc gia nào trên thế giới áp dụng chế độ bản vị vàng, bản chất tiền tệ của vàng vẫn còn tồn tại như một tập quán của người dân. Các nhà phân tích kinh tế đều nhận định rằng trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế, biến động về tiền tệ, vàng luôn trở thành nơi trú ẩn giá trị tốt nhất và thường hành động như tiền tệ nhiều hơn là hàng hóa.

Quy định về quản lý ngoại hối ở nước ta định nghĩa vàng thỏi, vàng miếng là vàng tiền tệ thuộc quyền quản lý của Nhà nước.Nhưng, trong những năm gần đây, việc kinh doanh vàng miếng trong nước ngày càng trở nên phổ biến, người dân muốn mua vàng miếng, thông thường dưới hình thức 1 lạng (37,5 gam) hay 1 chỉ (có trọng lượng bằng 1/10 lạng) đều có thể đến mua tại các tiệm vàng tư nhân, đại lý cho các công ty chế tác vàng quốc doanh hay cổ phần như SJC, PNJ, Sacombank, ACB... Thậm chí có thời gian các ngân hàng còn tổ chức sàn giao dịch vàng tương tự như sàn giao dịch vàng tại các nước công nghiệp phát triển, nơi mà giá trị giao dịch mua bán vàng hằng ngày lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng.

Mặt khác, từ khi vàng tách khỏi thế giới tiền tệ (năm 1971), lượng vàng trên Thế giới không mất đi, nó chỉ thay đổi trật tự phân bổ về phương tiện dự trữ với chức năng là một loại tài sản quan trọng nhất biểu hiện phần nào trật tự kinh tế mới giữa các nước.

Kinh tế thế giới đang đứng trước những khó khăn rất lớn do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt; giá dầu thô và các loại hàng hóa vẫn tăng cao trong khi các nước vẫn đang nỗ lực kiềm chế lạm phát. Đứng trước tình hình đó, Việt Nam cũng phải chuẩn bị những tình huống đối phó kịp thời với những biến động.

107

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu, trong đó hội nhập về tài chính là không thể thiếu. Khi đất nước ngày càng mở cửa thì những ảnh hưởng từ thị trường tài chính quốc tế đến nền kinh tế trong nước càng lớn. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng – hàng hóa đặc biệt – như một kênh đầu tư hữu hiệu, bảo vệ tài sản trước biến động khó lường của nền kinh tế là vấn đề quan trọng vì từ trước đến nay, dù qua bao thăng trầm của lịch sử tiền tệ thế giới, chức năng tiền tệ của vàng vẫn luôn tỏa sáng.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng trong nước và thế giới không những đáp ứng yêu cầu tìm hiểu kiến thức về kinh doanh, đầu tư vàng mà còn để thấy bao quát được tầm ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến thị trường vàng nói chung và giá vàng nói riêng. Từ đó có thể:

- Dự đoán được xu hướng biến động giá vàng trong tương lai để đầu tư vào thị trường vàng hoặc chuyển thành vốn để kinh doanh…;

- Có được những nhìn nhận khách quan về những tồn tại trong môi trường kinh doanh vàng tại Việt Nam, từ đó giúp nhà đầu từ nhận thức được các rủi ro để giảm thiểu và các cơ quan chức năng cải thiện những quy chế quản lý của mình cho hiệu quả và phù hợp với xu thế của kinh tế thị trường đối với thị trường vàng.

Luận văn được thực hiện với sự nỗ lực tìm hiểu từ thực tế trên thị trường vàng Việt Nam. Việc sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, logic để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tỷ giá đến giá vàng trong thời gian ngắn có thể không bao quát trong dài hạn do vàng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Ngoài ra, thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và độc giả.

108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Vân Anh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành (2009), Các

giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức năng của Ngân hàng Trung ương, Hà Nội;

2. Bộ Chính trị (16/3/2011), Kết luận 02/KT-TW về tình hình kinh tế - xã hội 2011;

3. Bộ Tài chính (12/11/2010), Thông tư 182/2010/TT-BTC sửa đổi mức

thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng vàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;

4. Bộ Tài chính (02/8/2011), Thông tư 111/2011/TT-BTC sửa đổi quy định về thuế xuất khẩu một số mặt hàng vàng tại biểu thuế xuất khẩu, có hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lực từ 06/8/2011;

5. Chính phủ (24/02/2011), Nghị quyết 11/NQ-CP về các giải pháp chủ

yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội;

6. Chính phủ (17/8/1998), Nghị định 63/1998/NĐ-CP quản lý ngoại hối;

7. Chính phủ (03/4/2012), Nghị định số 24/2012/NĐ-CP quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực từ 25/5/2012;

8. Nguyễn Hữu Định, luận văn tiến sĩ (1995), Chiến lược kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí

Minh;

9. Karl Marx (1908), Bộ Tư bản, Nxb Tiến bộ và Sự thật, Hà Nội;

10. Ngân hàng Nhà nước (29/10/2011), Thông tư 22/2010/T-NHNN quy

định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng;

11. Ngân hàng Nhà nước (29/4/2011), Thông tư 11/2011/TT-NHNN quy

109

12. Ngân hàng Nhà nước (09/4/2011), Thông tư số 09/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ 13/4/2011;

13. Ngân hàng Nhà nước (31/5/2011), Thông tư số 13/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, có hiệu lực từ 01/7/2011;

14. Ngân hàng Nhà nước (01/6/2011), Thông tư số 14/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, có hiệu lực kể từ 02/6/2011;

15. Ngân hàng Nhà nước (6/10/2011), Thông tư 32/2011/TT-NHNN sửa

đổi, bổ sung một số điều của thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng;

16. Ngân hàng Nhà nước (6/10/2011), công văn 7816/NHNN-CSTT về

việc cho vay cầm cố, thế chấp bằng vàng;

17. Ngân hàng Nhà nước (27/4/2012), Thông tư 12/2012/TT-NHNN sửa

đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 30/4/2012;

18. Ngân hàng Nhà nước (25/5/2012), Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

19. Trịnh Thị Hoa Mai (2003), Những biến động của thị trường chứng

khoán Việt Nam qua chỉ số VN Index, Tạp chí Khoa học số 3 năm 2003 – Đại

học Quốc Gia Hà Nội;

20. Michael Maloney (2011), Hướng dẫn đầu tư vàng và bạc (Guide To

110

21. Thường trực Hội đồng Khoa học ngành Ngân hàng - Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng phối hợp với Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long và Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam, hội thảo (2006),“Vai trò của vàng và ngoại tệ trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, Hà Nội;

22. Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, hội thảo (2011), “Tác động của

thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam”, Hà Nội; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Đặng Thị Tường Vân, luận văn thạc sĩ (2008), Các giải pháp phát

triển kinh doanh vàng tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh;

24. Văn phòng Chính phủ (30/12/2009), công văn 369/TB-VPCP thông

báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp thường trực Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng;

Website:

25. www.chinhphu.vn; www.sbv.gov.vn; www.gso.gov.vn

26. www.vinanet.com.vn; www.vietnamnet.vn 27. www.sggp.org.vn; www.hvnh.edu.vn; 28. www.kitco.com; www.gold.org 29. http://www.vnu.vn/en/contents/index.php?ID=861 30 http://thitruongngoaihoi.vn/index.php/20120404301/luong-vang- spdr-nam-giu.forex 31.http://cafef.vn/20110801095716405CA32/cac-moc-dang-nho-trong- cuoc-dam-phan-nang-tran-no-cong-my.chn 32. http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/11/110324.html 33. http://vinaforexclub.com/?page_id=511 34. http://www.iqtaichinh.com.vn/news/3325-thong-tin-luong-nam-giu- vang-cua-spdr; http://www.cophieu68.com/historyprice.php?id=^DJI 35. http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Statistic/VnindexStatistic.aspx

Danh mục phụ lục

STT Tên phụ lục

Phụ lục 01 Vàng với hệ thống tiền tệ quốc tế

Phụ lục 02 Lượng vàng SPDR nắm giữ và biến động giá vàng TG từ 2011 đến nay

Phụ lục 03 Mốc thời gian nâng trần nợ công của Mỹ và giá vàng thế giới Phụ lục 04 Biến động giá vàng trong nước, thế giới và các chỉ số trên thị

trường chứng khoán từ 2007 đến nay

Phụ lục 05 Chênh lệch giá giữa các thương hiệu vàng miếng từ 30/9/2011 đến nay

Phụ lục 01: Vàng với hệ thống tiền tệ quốc tế Năm Ngày, tháng Nội dung

1717 1717

Ở Anh, Isaac Newton ấn định giá trị đồng tiền ghi nê tương đương 21 shilling (đồng tiền vàng của Anh ngày xưa). Giá ấn định của vàng là 77 shilling 10,5 xu mỗi oz vàng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn vàng của Anh bắt đầu.

1797 1797 Cuộc chiến tranh của Napoleon. Ngân hàng Anh ngừng thanh toán bằng vàng. 1816 1797

Đạo luật tiền xu Anh (sau chiến tranh Napoleon). Đơn vị chuẩn cao nhất một oz vàng chuẩn @ ( nguyên chất 11/12) = 77 shilling và 10,5 xu.

1844 1844 Ngân hàng Anh quy định mua vàng @ với giá 77 shilling

9 xu.

1870-

1900 1870-1900

Tất cả các nước, trừ Trung quốc, chuyển sang một tiêu chuẩn vàng, liên kết tiền tệ của họ với vàng. Cấm sử dụng chế độ 2 bản vị tiền tệ.

1913 1913

Đạo luật dự trữ liên bang Mỹ thiết lập hệ thống ngân hàng dự trữ. Tối thiểu 40% tiền giấy phát hành được thu hồi bằng vàng

1917 01/09 Mỹ cấm xuất khẩu vàng

1919 01/04 Anh cấm xuất khẩu vàng nếu không có sự cho phép chính thức. Anh bỏ tiêu chuẩn vàng.

Tháng 7 Mỹ cho phép xuất khẩu vàng trở lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12/09 Việc ấn định giá vàng London được thiết lập

1925 28/04 Anh quay trở lại với tiêu chuẩn vàng với tỷ suất tiền tệ trước chiến tranh là 4,86 đô= 1 bảng anh

Tháng 5

Đạo luật tiêu chuẩn vàng Luân Đôn của Anh ra đời. Tiền có thể chuyển thành vàng chuẩn @ với giá 77 shilling 10,5 xu/ 1oz. Xuất khẩu vàng được cho phép lại.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 107)