Các sàn giao dịch vàng trên Thế giới

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 27)

Các sàn giao dịch vàng trên thế giới hiện nay hầu hết giao dịch nhiều loại hàng hóa khác nhau như dầu (thô, xăng, dầu cặn), nông sản (đường, cà phê, ca cao), các kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim…) và các kim loại màu khác (nhôm, kẽm, thiếc, uranium…) được gọi chung là sàn giao dịch hàng hóa (trừ sàn giao dịch vàng Lon don) với giá trị hàng hóa hàng triệu USD được giao dịch hàng ngày. Tại Việt Nam, sàn giao dịch vàng sau một thời gian hoạt động từ năm 2006, đến năm 2010 đã bị cấm giao dịch.

Năm thị trường vàng chính trên thế giới, bao gồm: London, New York, Thụy Sỹ, Hong Kong và Sydney.

Mỗi thị trường có giờ giao dịch riêng phụ thuộc vào múi giờ và điều này có nghĩa là vàng có thể được giao dịch suốt ngày đêm. Kết quả là có rất nhiều giao dịch được thực hiện dựa trên các thị trường.

23

1.2.3.1 Sàn giao dịch vàng London (London Bullion Market)

Sàn giao dịch vàng London là sàn giao dịch vàng vật chất lớn nhất thế giới, bao gồm 14 thị trường thành viên và một nhóm các Ngân hàng tham gia định giá hai lần mỗi ngày.

Sàn giao dịch vàng được giám sát bởi Ngân hàng Anh từ năm 1986 thông qua Hiệp hội thị trường vàng bạc London (LBMA). Ủy ban kiểm định của LBMA sẽ kiểm tra và đóng dấu đảm bảo của họ lên các thỏi vàng đạt tiêu chuẩn chất lượng của các nhà sản xuất. Các thanh vàng đạt chất lượng phải đảm bảo đạt độ tinh khiết ít nhất là 99,5% và nặng 400 ounces.

Sàn giao dịch vàng London mở cửa giao dịch từ 8h30 sáng đến 4h00 chiều. Giá vàng được ấn định hai lần trong một ngày, vào lúc 10h30 sáng và 3h00 chiều, được gọi là London Fixes (Giá cố định London), là định hướng chính thức để giao dịch vàng trên toàn thế giới. Tại đây, một nhóm ngân hàng cùng nhau thiết lập giá vàng, hay nói cách khác, quyết định giá vàng tại từng thời điểm cụ thể khi họ quyết định giá. Giá thay đổi theo giờ và biến động lên hoặc xuống tùy thuộc vào những ảnh hưởng khác nhau và những sự am hiểu về giá trị của vàng. Lý do cho việc thiết lập là để tạo ra tính ổn định và giá ổn định cho hoạt động của ngân hàng, có thể xem như là một định hướng cho một ngày giao dịch. Đồng tiền được sử dụng để giao dịch ở đây là đồng Bảng Anh và sau đó được chuyển đổi sang tiền tệ của thị trường của quốc gia khác. Thông thường, trên toàn thế giới giá vàng được tính theo USD và Euro.

1.2.3.2 Sàn giao dịch hàng hóa New York

Sàn giao dịch hàng hóa New York chỉ thực sự phát triển sau khi Chính phủ Mỹ gỡ bỏ những hạn chế về việc cất trữ vàng năm 1975. Hiện nay, sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa giao sau lớn nhất thế giới, nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỷ USD về năng lượng và kim loại. Giá cả niêm yết trên sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới.

24

Được điều hành bởi Ủy ban hàng hóa giao sau, một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ.

Giờ hoạt động của sàn giao dịch như sau:

- Các ngày từ Thứ Hai đến Thứ Năm: mở cửa lúc 2h00 chiều đến 8h00 sáng;

- Chủ nhật: mở cửa lúc 7h00 chiều đến 8h00 sáng.

Các giao dịch tương lai sau giờ thị trường được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch điện tử NYMEX ACCESS bắt đầu lúc 2h00 chiều vào thứ Hai đến thứ Năm và kết thúc lúc 8h00 sáng ngày tiếp theo. Vào Chủ nhật, phiên giao dịch điện tử bắt đầu lúc 7h00 chiều. Tất cả giờ trên đều là giờ New York. Giao dịch thực hiện với đồng USD.

1.2.3.3 Sàn giao dịch hàng hóa Zurich

Thụy Sỹ không phải là một quốc gia có nguồn cung cấp vàng nhưng nó lại giữ một vị trí thống trị trong kinh doanh vàng vật chất. Để có điều này, Thụy Sỹ có các nghiệp vụ điều hành ngân hàng riêng biệt và các dịch vụ phụ trợ của vàng. Các thành viên của thị trường vàng Zurich chiếm lĩnh thị trường bằng cách cung cấp phần lớn các nguồn vàng mới và điều hành các nhà máy tinh luyện vàng lớn. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng nhỏ và các tổ chức tài chính cũng tham gia vào việc tinh luyện, nâng cao chất lượng vàng, vận chuyển và môi giới vàng từ nhà sản xuất đến các nhà đầu tư hoặc người tiêu dùng. Vàng tinh chế có thể được trả lại nhà sản xuất hoặc chuyển tiếp đến một thị trường quy định mà không cần chuyển giao sở hữu đối với các tổ chức tài chính này hoặc nó có thể được bán lại cho người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư. Hầu hết các hợp đồng bằng văn bản tại Zurich đều là các hợp đồng giao hàng vật chất, các tổ chức tài chính cũng cung cấp phương tiện lưu trữ vàng nếu nhà đầu tư không muốn nhận vàng vật chất.

25

Thị trường vàng Zurich được cấu thành và hoạt động bởi ba ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ, góp vốn bằng vàng như là khoản góp vốn có mục đích cho thị trường và các đại lý hoạt động độc lập với nhau. Đồng tiền được sử dụng để giao dịch tại sàn giao dịch này là đồng Euro.

1.2.3.4 Sàn giao dịch hàng hóa Hong Kong

Sàn giao dịch hàng hóa Hong Kong bắt đầu hoạt động chính thức vào năm 1910 và đã mở rộng nhanh chóng kể từ tháng 1 năm 1974, khi những hạn chế của chính phủ về nhập khẩu vàng được gỡ bỏ. Hiện nay sàn giao dịch vàng Hong Kong là trung tâm giao dịch vàng của vùng Viễn Đông và Đông Nam châu Á.

Giờ mở cửa của sàn giao dịch: - Buổi sáng: từ 8h30 đến 12h30 - Buổi chiều: từ 2h30 đến 5h30

Trong khoảng thời gian từ khi thị trường New York đã đóng cửa và các thị trường London, Zurich mở cửa, Hong Kong là thị trường giao dịch vàng vật chất duy nhất cho các nhà đầu tư ở Trung Đông và Châu Á. Theo đó, giá giao dịch khi mở cửa thị trường tại Châu Âu được dựa trên giá của Hong Kong.

Đồng Đô la Hồng Kông được sử dụng ở khu vực này. 1.2.3.5 Sàn giao dịch hàng hóa Sydney

Sàn giao dịch hàng hóa Sydney hoạt động từ 9h00 sáng đến 3h00 chiều. Vị trí địa lý của Australia là một múi giờ lý tưởng để duy trì tính lính liên tục của thị trường vàng giao ngay sau khi các nhà giao dịch tại thị trường New York trở về nhà và trước khi các nhà giao dịch thị trường châu Á thức giấc. Thị trường Sydney mở cửa ngay sau khi thị trường New York đóng cửa và vẫn tiếp tục mở cửa khi thị trường Hồng Kông mở cửa. Đồng đô la Úc được sử dụng ở thị trường này.

26

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng vàng

Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới bao gồm: Biến động cung – cầu về vàng, chính sách tài chính – tiền tệ của các quốc gia trước những biến động của nền kinh tế thế giới và một số các nhân tố khác.

1.3.1 Biến động cung – cầu về vàng

Nhân tố đầu tiên tác động đến giá cả của một loại hàng hóa bất kỳ đó là nhân tố cung – cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với thị trường vàng, nguồn cung vàng càng ngày càng giảm (trữ lượng vàng của thế giới có thể sẽ cạn kiệt trong vòng 4 thập niên tới đây), trong khi cầu về vàng vẫn đang có xu hướng tăng. Sự mất cân đối cung – cầu trên thị trường vàng như trên sẽ tác động làm tăng giá vàng trong tương lai.

1.3.1.1 Nguồn cung vàng

Nguồn cung vàng là tất cả khối lượng vàng đã được khai thác trên thế giới vì lượng vàng đã được khai thác và sử dụng không mất đi mà luôn được quay vòng và tái sử dụng. Nguồn cung bổ sung vàng trên thế giới bao gồm nguồn cung từ các mỏ sản xuất vàng và vàng được tái chế hàng năm. Tuy nhiên, nguồn cung bổ sung này qua các năm rất hạn chế, chiếm khoảng 1,7% lượng vàng hiện có trên thế giới. Mặt khác, nguồn cung vàng trong ngắn hạn về cơ bản là không đổi vì sản lượng khai thác mới không thể thay đổi và đưa vào thị trường nhanh được. Do đó, trong yếu tố cung – cầu, biến động về lượng cầu là nhân tố tác động đến giá vàng.

1.3.1.2 Nguồn cầu vàng

Nhu cầu về vàng gồm ba nhân tố chính: Trang sức, đầu tư và công nghiệp. Trong đó, nhu cầu về đầu tư và đầu cơ có tác động mạnh đến giá vàng thế giới ; nhu cầu vàng trang sức và công nghiệp không gây ảnh hưởng đến giá vàng. Vì :

27

Khoảng 45% lượng vàng trên thế giới được dùng để chế tác trang sức và các tác phẩm nghệ thuật. Cầu về trang sức đơn thuần nhằm thể hiện địa vị xã hội, đặc tính văn hóa và truyền thống tôn giáo không liên quan trực tiếp tới xu hướng chung của nền kinh tế thế giới; được định hướng bởi khả năng chi trả cũng như mức độ mong muốn của người tiêu dùng. Do đó, cầu về trang sức không làm ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.

Ngoài ra, công nghiệp và nha khoa sử dụng một khối lượng ước tính khoảng 15% trong tổng nhu cầu vàng của thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu này chiếm tỷ trọng nhỏ và ổn định qua các năm nên cũng không làm ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.

Nhu cầu đầu tƣ và đầu cơ

40% lượng cầu về vàng trên thị trường không cần đến công nghiệp chế tác. Nó được giữ ở dạng nguyên chất và được đúc thành thỏi, nén để đáp ứng các nhu cầu tích trữ của từng đối tượng, bao gồm : những người tích trữ, những nhà đầu tư và người đầu cơ

- Những người tích trữ: Giữ vàng chủ yếu nhằm đề phòng những mối nguy cơ về chính trị hay đứng trước bối cảnh đen tối của nền kinh tế. Phần tài sản bằng vàng này là một hợp đồng bảo vệ chắc chắn cho họ trước lạm phát, hoặc dễ dàng có điều kiện sinh sống khi thay đổi nơi cư trú. Họ có 3 đặc điểm: giữ vàng như một tài sản, giữ trong thời gian dài không quan tâm đến yếu tố lợi nhuận khi mua hay bán vàng và họ không quan tâm đến tác động lên xuống của giá cả. Do đó, hành vi mua bán vàng của họ không làm ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.

- Những nhà đầu tư: Họ cũng tích trữ vàng nhưng mục đích là lợi nhuận. Họ có thể mở tài khoản vàng tại Ngân hàng, thực hiện nhiều hành vi mua bán vàng (vay hoặc cho vay) và chỉ giữ nguồn vốn dưới dạng vàng khi cần thiết. Họ quan tâm đến sự biến động giá vàng trong ngắn, dài hạn và đối

28

chiếu với lãi suất để đưa ra quyết định đầu tư thu lợi nhuận cao nhất có thể; Nói cách khác, họ hành động theo sự lên xuống của giá vàng chứ không tác động lên sự thay đổi của giá vàng. Tuy nhiên, khi khối lượng giao dịch của những nhà đầu tư này lớn, sẽ làm ảnh hưởng đến giá vàng vì quyết định của họ là tức thời, ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân đối cung – cầu vàng.

- Những người đầu cơ: Họ hoạt động tương tự như những nhà đầu tư với số vốn lớn hơn gấp nhiều lần. Họ cố dự đoán và khai thác sự biến động của giá vàng trong thời gian ngắn. Những người đầu cơ chấp nhận rủi ro cao hơn để có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn bằng sự cảm nhận nhanh chóng và phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá vàng. Với khối lượng giao dịch lớn, họ có khả năng tạo ra những cú shock giá vàng trong ngắn hạn nhằm thu lợi nhuận.

Nhu cầu đầu tư và đầu cơ vàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những biến động trên thị trường tài chính vì vàng là một kênh đầu tư trên thị trường đó. Khi các thị trường chứng khoán, bất động sản hay lãi suất huy động vốn của các ngân hàng… không còn đem lại lợi nhuận như các nhà đầu tư kỳ vọng hoặc các nhà đầu tư lo ngại tài sản của họ sẽ bị giảm do tác động xấu của khủng hoảng tài chính thì nguồn vốn sẽ được chuyển sang vàng như một nơi trú ẩn an toàn cho tài sản. Do đó, nhu cầu về vàng từ phía các nhà đầu tư và đầu cơ gia tăng, tác động làm tăng giá vàng trên thị trường. Ngược lại, khi nhu cầu đầu cơ và đầu tư vàng giảm, nguồn vốn của các nhà đầu tư chuyển từ vàng sang các thị trường khác thì giá vàng sẽ giảm.

Những năm gần đây, nhu cầu đầu tư vàng tăng cao do tâm lý của nhà đầu tư trước những diễn biến xấu của kinh tế thế giới; trên thị trường tài chính, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, bất động sản và các khoản lợi nhuận kỳ vọng kém hấp dẫn trên thị trường vốn đã khiến các nhà đầu tư chuyển vốn sang đầu tư vào vàng. Theo dõi mối liên hệ giữa giá vàng thế giới

29

và chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ - nền kinh tế hàng đầu thế giới là một ví dụ để thấy sự dịch chuyển vốn giữa các kênh đầu tư trên thị trường tài chính, mà cụ thể là sự dịch chuyển vốn giữa thị trường chứng khoán và vàng. Dow Jones là chỉ số giá chung của 65 chứng khoán đại diện, thuộc nhóm hàng đầu (blue-chip) trong các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Dow Jones bao hàm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành: Công nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average), vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average) và dịch vụ DJUA (Dow Jones Utilities Average); và thường được coi là một thước đo cho toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ cũng như thế giới.

(Phụ lục 04: Biến động giá vàng trong nước, thế giới và các chỉ số trên thị trường chứng khoán từ 2007 đến nay).

30

Hình 1.1: Giá vàng Thế giới từ năm 2007 đến nay

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ phụ lục 04)

Hình 1.2: Chỉ số Dow Jones từ năm 2007 đến nay

31

Nhìn vào hình 1.1 và 1.2 ta thấy, về cơ bản chỉ số Dow Jones biến động ngược chiều với giá vàng Thế giới. Tại những thời điểm giá vàng hay chỉ số Dow Jones biến động mạnh thì sự chuyển động ngược chiều của hai yếu tố này càng thể hiện rõ nét. Năm 2007, giá vàng và chỉ số Dow Jones không có nhiều biến động. Năm 2008, sự biến động ngược chiều của hai nhân tố trên bắt đầu được thể hiện rõ nét, đây cũng là thời điểm mà cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu bùng nổ. Từ ngày 25/01/2008 đến ngày 14/3/2008, giá vàng tăng mạnh từ 910,5 USD/ounce lên 1002,5 USD/ounce, đồng thời chỉ số Dow Jones giảm mạnh từ 12207 điểm xuống còn 11951 điểm. Tiếp theo đó, đến ngày 30/5/2008, giá vàng giảm mạnh còn 886,1 USD/ounce, trong khi chỉ số Dow Jones tăng lên đến 12 638 điểm… (Phụ lục 04). Mặt khác, từ năm 2007 đến nay, giá vàng tăng mạnh trong khi chỉ số Dow Jones ổn định hơn vì vàng và chứng khoán đều nằm trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư. Khi đầu tư vào chứng khoán, nguồn vốn có cơ hội được chuyển hóa thành hàng hóa và dịch vụ trên thị trường phục vụ sản xuất và tiêu dùng; trong khi đầu tư vào vàng thì nguồn vốn không được chuyển hóa thành hàng hóa và dịch vụ, khi đó giá vàng phải tăng để phù hợp với lượng tiền đầu tư vào vàng ngày càng tăng. Như vậy, với tư cách là một kênh đầu tư trên thị trường tài chính, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu, các kênh đầu tư khác mà tiêu biểu là việc đầu tư trên thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn, thì nhu cầu đầu tư vào vàng trên thị trường thế giới tăng lên làm giá vàng thế giới tăng.

1.3.1.3 Biến động giá vàng

Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu về vàng để đầu tư và đầu cơ ngày càng tăng mạnh, tác động sâu sắc đến giá vàng thế giới,

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 27)