Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 87)

Giá vàng thế giới tăng do các tác động xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng

83

thế giới. Ngoài ra, tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm qua cũng có những biến động nổi bật, tác động đến giá vàng:

- Thị trường bất động sản giảm mạnh cả về số lượng giao dịch và giá cả. Lượng vốn ở thị trường này đang bị rút ra để đầu tư sang các loại hình khác;

- Thị trường chứng khoán sụt giảm. VN-Index đã xuống dưới mốc 419 điểm, giảm tới 14% so với đầu năm 2011; HNX xuống dưới 72% so với điểm xuất phát; UpCOM còn xuống dưới 1/3 điểm xuất phát;

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao;

- Lãi suất tiết kiệm bắt đầu có xu hướng giảm xuống; lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất trên thị trường mở giảm tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay.

Trước tình hình đó, việc dịch chuyển vốn từ các kênh đầu tư như: chứng khoán, bất động sản, USD, VND... sang vàng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì:

Trong những tháng đầu năm 2011, tiền gửi ngoại tệ, đặc biệt là đôla Mỹ vào các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng trưởng đều, với tốc độ rất mạnh so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên sang tháng 5-6/2011, tốc độ này lại giảm khá mạnh vì Chính phủ thông qua Ngân hàng Nhà nước chống đôla hóa nền kinh tế bằng các thông tư 09/2011/TT-NHNN ngày 09/4/2011 của NHNN quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng và thông tư hiện hành số 14/2011/TT-NHNN ngày 01/6/2011 của NHNN quy định lãi suất tiền gửi USD tại các NHTM chỉ tối đa 2%/năm. Trong khi đó huy động tiền gửi VND ở mức 14%. Mức chênh lệch lãi suất tiền gửi VND cao gấp 6-7 lần so với USD đã tạo nên xu hướng chuyển dịch vốn từ gửi USD trước kia sang gửi VND. Cuối tháng 5/2011, tốc

84

độ tăng trưởng huy động vốn VND tăng trưởng 1,32% trên toàn ngành, thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi đôla Mỹ giảm gần 2%.

Mặt khác, theo thông tư13/2011/TT-NHNN ngày 31/5/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mua, bán ngoại tệ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, có hiệu lực từ 01/7/2011, các tập đoàn Nhà nước được yêu cầu bán USD cho ngân hàng và việc siết chặt lại thị trường kinh doanh ngoại tệ tự do, dẫn đến nguồn cung và tỷ giá USD/VND trên thị trường nửa cuối năm 2011 tương đối ổn định. Do đó kỳ vọng kiếm lời lớn từ việc mua đi bán lại ngoại tệ của nhà đầu tư trong ngắn hạn là không thực tế.

Mức lạm phát năm 2011 là 18,58%, gửi tiết kiệm bằng VND với mức lãi suất thực tế năm 2011, mặc dù có thể lên đến 18-19%/năm - cao hơn cả mức trung bình 18% tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của 600 doanh nghiêp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, thì mức lãi suất như vậy là thực âm và việc gửi tiết kiệm VND là không có lợi. Việc dự đoán lạm phát năm 2012 là rất khó, gần đây NHNN lại liên tục hạ trần lãi suất huy động xuống còn 14%, 13%, 12%... 9% nên đầu tư vào VND trong điều kiện hiện nay không còn đem lại nhiều lợi ích như năm 2011.

Tuy nhiên, với kênh đầu tư vàng, giá vàng từ đầu năm 2012 đến nay thấp hơn giá vàng cuối năm 2011, dao động quanh mức 1.600 USD/ounce, chưa có sự biến động đột biến như các năm trước. Cùng với các chính sách mới để quản lý thị trường vàng, đầu tư vào vàng cũng là một ẩn số và có tính rủi ro cao.

Trước thực trạng các kênh đầu tư đều có khó khăn, việc lựa chọn được kênh đầu tư để vừa có thể sinh lợi, vừa bảo đảm an toàn nguồn vốn là lựa chọn cần nhiều cân nhắc. Theo kết quả điều tra 300 cán bộ nhân viên làm việc tại Hà Nội – nơi có mức thu nhập trung bình cao so với mặt bằng chung của cả nước, khi được hỏi đang tham gia đầu tư vào lĩnh vực nào trong các lĩnh

85

vực: chứng khoán, bất động sản, vàng, VND, ngoại tệ và khác (kinh doanh, buôn bán) thì có 41,3% người được hỏi đang đầu tư vào vàng, 29,3% đầu tư bất động sản; 28,67% đầu tư vào VNĐ; tiếp sau đó là chứng khoán, kinh doanh buôn bán và ngoại tệ.

Cũng trong khuôn khổ của phiếu điều tra, dựa trên bối cảnh kinh tế hiện nay, có đến 53,3% người được hỏi quyết định đầu tư vào vàng; 16% đầu tư vào bất động sản; 15,3% đầu tư vào VNĐ. Cơ sở để đưa ra các quyết định như trên chủ yếu là do tình hình lạm phát, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm tới và mức lãi suất tiền VND. Kỳ vọng về giá vàng trong năm 2012 là tăng (53,3%) và biến động mạnh (24%), chỉ 10% người được hỏi dự đoán giá vàng sẽ giảm trong năm 2012. Cơ sở đưa ra dự đoán giá vàng năm 2012 là triển vọng kinh tế Việt Nam và thế giới; chính sách của Nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng và tình hình lạm phát trong nước.

Như vậy, có thể thấy đa số người được hỏi tin tưởng vào kênh đầu tư vàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Trên phương diện đó, có thể thấy được quan điểm của người dân về vàng và thái độ của họ đối với vàng. Điều này sẽ tác động đến nhu cầu đầu tư, từ đó có tác động đến giá vàng trong nước.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 87)