Biến động giá vàng trên Thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 45)

2.1.1 Biến động giá vàng trƣớc năm 2007

2.1.1.1 Trên thị trường Quốc tế

Biến động giá vàng luôn thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư và người dân trên thế giới do vị trí đặc biệt của vàng trong đời sống xã hội cũng như kinh tế.

Thời điểm ngày 21/01/1981 là thời điểm giá vàng đạt mức kỷ lục 875 USD/ounce. Do nền kinh tế Mỹ suy thoái, lạm phát cao, Mỹ phải bán vàng với khối lượng lớn, trị giá 3,5 tỷ USD để trả chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Động thái đó làm dự trữ vàng của Mỹ giảm mạnh và đồng USD buộc phải thả nổi sau quyết định ngày 15/8/1971, Mỹ đơn phương vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods; đến năm 1973, Mỹ lại tuyên bố phá giá đồng USD thêm 10% đánh dấu thời kỳ lạm phát cao và mở đầu giai đoạn giá vàng leo thang ngày một cao, từ 232 USD/ounce năm 1972 đến 875 USD/ounce vào ngày 21/01/1981.

Đến thời điểm 1989 – 1999, khi chuẩn bị thành lập khối đồng tiền chung Châu Âu, tổng lượng dự trữ vàng bán ra khoảng 3,5 ngàn tấn làm giá vàng giảm mạnh và đến ngày 01/7/1999, giá vàng còn 252,8 USD/ounce.

Khi xảy ra sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, giá vàng tại thị trường London và New York trong tháng 9/2001 đạt mức 291 USD/ounce. Kể từ thời điểm đó, giá vàng bắt đầu biến động với biên độ dao động không cao nhưng xu hướng chung là tăng. Giá vàng trong tháng 5/2002 đạt 317 USD/ounce, tăng 14% so với đầu năm 2000 và tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2001. Đến cuối năm 2002, giá vàng thế giới tăng mạnh, đạt 349,3 USD/ounce. Bước

41

sang năm 2003, khi Mỹ đe dọa tấn công Iraq, giá vàng liên tục tăng giá, biên độ dao động mở rộng. Tháng 01/2003, giá vàng còn xoay quanh mức 345 USD/ounce thì sang tháng 02/2003, tăng khoảng 380 USD/ounce do tâm lý sợ xảy ra chiến tranh nên các nhà đầu tư và đầu cơ tăng cường mua vàng để bảo đảm tài sản. Tuy nhiên, khi Mỹ chính thức tấn công Iraq, giá vàng không tăng mà ngược lại còn giảm xuống mức 330 USD/ounce vào cuối tháng 3, điều này có thể được lý giải là do giá vàng tăng quá mức bởi tâm lý đầu cơ, khi sự kiện chính thức xảy ra lại không còn tác dụng mạnh nữa hoặc do tác động ngược chiều ban đầu. Đồng thời, trong hai ngày đầu tiên khi Liên minh Mỹ - Anh tấn công Iraq, chính quyền Bush thông báo về sự kết thúc nhanh của cuộc chiến khiến giới đầu tư trên thị trường chứng khoán lạc quan, kéo theo giá vàng giảm mạnh do vàng liên tiếp bị bán ra với khối lượng lớn. Ngày 05/3/2003, khi Mỹ chiếm được Iraq, vàng trở lại đà tăng giá từ 344,6 USD/ounce ngày 08/5/2003 lên 369 USD/ounce ngày 22/5/2003. Đến cuối năm 2003, giá vàng tăng lên mức 417 USD/ounce, tăng 20,9% so với đầu năm.

Năm 2005, 2006, giá vàng biến động và lập những kỷ lục mới, tăng 17,5% năm 2005 và vượt qua mức 500 USD/ounce vào cuối năm 2005. Từ thời điểm đó, giá vàng bắt đầu tăng cao và nhanh. Ngày 02/12/2005, giá vàng thế giới đạt 506,5 USD/ounce. Sau đó, ngày 8/12 tăng lên 518,45 USD/ounce, ngày 22/12/2005 đạt mức 536,5 USD/ounce. Sang năm 2006, giá vàng có xu hướng tăng đột biến với tốc độ cao từ tháng 3/2006 và đạt mức giá kỷ lục là 730 USD/ounce vào ngày 12/5/2006 – mức giá cao nhất kể từ thời điểm giá vàng đạt kỷ lục 875 USD/ounce tháng 1/1981.

2.1.1.2 Tại thị trường Việt Nam

Tháng 02/1989, giá vàng tại Việt Nam là 3.450.000 đồng/lượng, nhưng vào tháng 10/1989 lại giảm xuống còn 1.650.000 đồng/lượng. Sau đó, giá

42

vàng tăng lại, đạt mức 2.450.000 đồng/lượng vào ngày 31/12/1989. Năm 1990, giá vàng trong những tháng đầu năm giảm nhẹ và tăng dần vào các tháng cuối năm, đạt mức kỷ lục cũ 3.500.000 đồng/lượng. Việc tăng giảm trong giai đoạn này của giá vàng xuất phát từ biến động của giá vàng thế giới, quan hệ cung – cầu trong nước và cơ chế quản lý của Chính phủ. Năm 1991, giá vàng tăng với biên độ dao động lớn hơn so với giá thế giới. Năm 1992, giá vàng giảm mạnh trong khi lạm phát của nền kinh tế là 17,5%. Giá vàng giảm từ 5.500.000 đồng/lượng xuống còn 4.340.000 đồng/lượng vào cuối năm. Điều này xuất phát từ việc giảm giá của thị trường vàng thế giới cùng cơ chế quản lý cấp phép cho nhập khẩu vàng trong năm 1991 đã không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Từ năm 2001 đến năm 2006, giá vàng trong nước liên tục biến động theo chiều hướng tăng dần cùng với xu hướng gia tăng của giá vàng thế giới. Nếu mức tăng của giá vàng trong nước giai đoạn 12/1995 đến tháng 12/2000 là 6,67% thì giai đoạn tháng 12/2000 đến tháng 12/2005 tăng đến 102,52%. Trong giai đoạn này, giá vàng trong nước luôn cao hơn mức quy đổi theo giá thế giới vài nghìn đồng/chỉ. Tuy nhiên, có thời điểm giá vàng trong nước thấp hơn thế giới đến 13.000 đồng/chỉ chưa kể phí gia công, vận chuyển, thuế nhập khẩu… như ngày 31/12/2005 (giá vàng trong nước bán ra là 891.000 đồng/chỉ so với giá thế giới là 472 USD/ounce). Trong tháng 12/2005, giá vàng tăng liên tục theo đà tăng của giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước tăng liên tục và đạt trên 15.000.000 đồng/lượng vào ngày 12/5/2006, tương đương mức tăng 55,6% so với đầu năm. Sau mức tăng kỷ lục này, giá vàng biến động giảm. Đến ngày 30/9/2006, giá vàng trong nước ở mức 11.700.000 đồng/lượng, sau đó tiếp tục giảm trong tháng 10 và tăng lại vào những tháng cuối năm 2006, đạt 12.250.000 đồng/lượng.

43

Như vậy, từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20 cho đến năm 2007, diễn biến của thị trường vàng Việt Nam khá ổn định và ít tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước.

2.1.2 Biến động giá vàng từ năm 2007 đến nay

2.1.2.1 Trên thị trường Quốc tế

Từ năm 2007 đến nay, thế giới bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mở đầu với sự phá sản của hai định chế tài chính lớn của Mỹ.

Đầu năm 2007, giá vàng thế giới biến động nhẹ quanh mức 650 USD/ounce. Cuối tháng 3/2007, giá vàng tăng lên mức 660 USD/ounce, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2006 do lo ngại thị trường bất động sản Mỹ rơi vào suy thoái khiến các nhà đầu tư tăng khối lượng vàng trong danh mục đầu tư của mình.

Đến tháng 9/2007, giá vàng tăng lên 728 USD/ounce (gần chạm mức kỷ lục 730 USD/ounce năm 2006) do những thông tin bất ổn về hoạt động của Công ty cho vay cầm cố Northern Rock (Anh) và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của FED. Cùng với lo ngại nền kinh tế Mỹ đang trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng và lạm phát gia tăng thì đầu tư vào vàng vẫn là công cụ bảo đảm tài sản hiệu quả nhất, do đó, giá vàng đã liên tục tăng, vượt kỷ lục năm 2006, đạt 838,8 USD/ounce vào ngày 28/12/2007, tăng thêm 30% trong năm 2007 và chỉ còn cách mức kỷ lục lịch sử gần 16 USD/ounce.

Năm 2008, nền kinh tế Mỹ đi vào suy thoái, báo hiệu thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đến. Giá vàng tăng mạnh chưa từng thấy, đạt kỷ lục mới 1002,5 USD/ounce ngày 14/3/2008. Sức tăng giá của vàng một phần bị cản lại bởi sự hồi phục của đồng USD do thông tin Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ không tăng lãi suất đồng Euro trong năm 2008 vì lo ngại tăng trưởng kinh tế Châu Âu bị chậm lại. Ngày 28/3/2008, giá vàng giảm

44

xuống mức 930,9 USD/ounce. Sau đó dao động quanh mức trung bình 900 USD/ounce đến cuối năm 2008.

Năm 2009, khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, kéo theo sự sụt giảm trên các thị trường bất động sản, chứng khoán... khiến các nhà đầu tư vẫn tìm đến vàng như một kênh đầu tư an toàn nhất. Giá vàng tăng liên tục với biên độ ổn định và lập kỷ lục 1168,4 USD/ounce vào ngày 27/11/2009, tăng 69,8% so với cùng kỳ năm 2008.

Năm 2010, thế giới vẫn chịu tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế. Tình hình lạm phát cao, các thị trường chứng khoán, bất động sản... vẫn đang tụt dốc, tác động làm tăng giá vàng với biên độ lớn, đạt mức kỷ lục 1421,6 USD/ounce vào ngày 31/12, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Tiếp theo đà suy thoái, năm 2011, thị trường tài chính quốc tế có những diễn biến phức tạp do những diễn biến bất lợi của kinh tế toàn cầu như nguy cơ lạm phát gia tăng và tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là những lo ngại về tình trạng nợ công của Mỹ và Châu Âu. Euro là đồng tiền chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ diễn biến của bối cảnh kinh tế khu vực Châu Âu. Trong những tháng cuối năm, đồng Euro liên tục mất giá do các nhà đầu tư lo ngại rủi ro vỡ nợ từ khu vực Châu Âu có thể khiến đồng tiền này giảm giá sâu hơn nữa. Mặc dù Ngân hàng Trung ương Châu Âu và các tổ chức tài chính quốc tế đã tích cực tìm các biện pháp hỗ trợ cho những nền kinh tế có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, tuy nhiên đến nay các biện pháp đã thực hiện vẫn chưa phát huy hiệu quả.

Đối với USD, mặc dù có xu hướng tăng giá so với Euro và GBP nhưng nội tại nền kinh tế Mỹ cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như xếp hạng tín nhiệm bị hạ, thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp vẫn lớn, các gói chính sách hỗ trợ nền kinh tế chưa phát huy tác dụng… Do đó, ngoại trừ đồng Euro và GBP, nhiều đồng tiền của các quốc gia

45

khác như JPY, AUD, Franc Thụy Sỹ… lại có xu hướng tăng giá mạnh so với USD.

Cùng với sự biến động của thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế, giá vàng thế giới đã có những diễn biến phức tạp. Trong những tháng cuối quý II, đầu quý III năm 2011, giá vàng thế giới liên tục biến động theo chiều hướng tăng cao. Ngày 23/8/2011 và 06/9/2011, giá vàng đã đạt đỉnh ở mức 1.917 – 1.918 USD/ounce, tăng 36% so với giá vàng đầu năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là những diễn biến bất lợi của kinh tế toàn cầu như nguy cơ lạm phát gia tăng và tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là những lo ngại về tình hình nợ công Mỹ và Châu Âu khiến các nhà đầu tư tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn của tài sản.

Từ giữa tháng 10/2011, giá vàng thế giới bắt đầu xu hướng giảm và sau đó dao động ở khoảng 1.600 – 1.700 USD/ounce. Nguyên nhân của hiện tượng này là sau một thời gian giá vàng tăng cao, các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới bắt đầu suy giảm nên các quỹ đầu tư lớn trên thế giới nắm giữ cả vàng, ngoại tệ và chứng khoán trong danh mục đầu tư đã phải bán bớt vàng để bù đắp các khoản ký quỹ do giá chứng khoán giảm mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011 được coi là năm biến động mạnh mẽ nhất của giá vàng thế giới. Tiếp theo đà suy giảm của kinh tế toàn cầu, vấn đề nợ công Mỹ và Châu Âu cùng với các bất ổn chính trị vùng Trung Đông đã càng làm giá vàng tăng cao, bất chấp mọi cảnh báo về bong bóng giá vàng. Đến tháng 9/2011, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới, giá đã đạt kỷ lục 1920 USD/ounce, tăng 68,2% so với cùng kỳ năm 2010.

2.1.2.2 Tại thị trường Việt Nam

Tháng 11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra một thời kỳ hội nhập chưa từng có, khiến mức độ giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng vọt, làm dòng vốn vào (cả đầu tư

46

trực tiếp lẫn gián tiếp) tăng mạnh. Nhu cầu ổn định đồng tiền Việt đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải trung hòa một lượng ngoại tệ lớn, làm lạm phát năm 2008 tăng cao.

Năm 2007, giá vàng Việt Nam biến động tăng, giảm cùng chiều theo giá thế giới, nhưng luôn thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi trung bình là 295.000 đồng/lượng.

Từ 2008 đến nay, thị trường vàng của Việt Nam biến động mạnh. Nếu lấy giá vàng thế giới làm chuẩn thì có thể thấy sự biến động của giá vàng Việt Nam diễn biến rất bất thường, khi tăng rất cao rồi lại giảm mạnh. Đôi khi mức chênh lệch giữa mua vào và bán ra đến vài triệu đồng/lượng. Một nghịch lý là trong khi giá vàng thế giới liên tục thiết lập các mức cao kỷ lục, thì giá trong nước còn cao hơn giá thế giới (quy đổi) từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một lượng. Có thời điểm lại tăng, giảm ngược với xu hướng giá vàng thế giới. Nguyên nhân là do giá vàng trong nước hiện tại chưa được quản lý tốt, các doanh nghiệp vàng tự định giá sản phẩm của mình, chênh lệch giá mua và bán cũng không có quy định chung mà dựa trên sự thỏa thuận ngầm của giới kinh doanh vàng với nhau. Mặt khác, thị phần kinh doanh vàng tại Việt Nam hiện nay chủ yếu thuộc về Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) với thị phần lên tới 90% nên định hướng giá vàng giao dịch trên thị trường vàng Việt Nam được xác định bởi giá vàng của SJC.

Mặc dù các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô được Chính phủ tập trung triển khai khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 9 tháng đầu năm 2011 giảm khá mạnh song theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở mức cao 18,58%. Trong đó, nguyên nhân chính là do giá thực phẩm, giáo dục, lương thực tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 29,34%, 23,18% và 22,82%.

47

Trong bối cảnh kinh tế Mỹ và châu Âu phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nợ công, năm 2011, Việt Nam cũng bị hãng Standard & Poors (S&P là một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đây là một công ty con của McGraw-Hill. S&P là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới, hai công ty còn lại là Moody's và Fitch Ratings) hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn đối với đồng nội tệ từ mức BB xuống mức BB- và đánh giá triển vọng không tốt đối với các mức tín nhiệm nợ của Việt Nam. Cùng với việc hạ bậc tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam, S&P cũng đã đánh tụt hạng tín nhiệm của 3 ngân hàng lớn trong nước là BIDV, Techcombank và Vietcombank xuống BB-. Hãng này cũng đã hạ bậc tín nhiệm của doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai xuống mức xuống B- và đặt triển vọng tín dụng của doanh nghiệp này vào mức kém.

Theo chu kỳ, thị trường ngoại hối trong nước thường có dấu hiệu căng thẳng vào thời điểm cuối năm, và đặc biệt vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, nguyên nhân chính là do lạm phát bắt đầu có dấu hiệu tăng nhanh, nhập siêu ở mức cao, tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp khá trầm trọng dẫn đến các nguồn ngoại tệ không tập trung vào hệ thống ngân hàng, tình trạng Đô la hóa trở nên phổ biến. Trước tình hình đó, ngày 10/2/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% và giảm biên độ giao dịch xuống +/-1%.

Năm 2011, lần đầu tiên ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá giữa USD và VNĐ với tỷ lệ lớn (tăng 9,3%), những lần điều chỉnh trước chỉ tăng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 45)